Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 89 - 91)

II Số giƣờng bệnh 205 205 205 225

Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế

Đẩ mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, du trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Đâ là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nguồn thu ngân sách của thị xã để đầu tư hỗ trợ cho ASXH ở thị xã đồng thời tạo ra nguồn việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo động lực phát triển của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩ mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu ến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh như: khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xâ dựng, chế biến nông lâm thủ sản, cơ khí phục vụ nông nghiệp, ma mặc, lưu niệm phục vụ du lịch... Tăng cường kêu gọi, xúc tiến, đầu tư vào Khu công nghiệp Nhơn Hòa, Khu công nghiệp Gò Đá trắng, phường Đập Đá và các làng nghề trên địa bàn thị xã làng mai Nhơn An và Nhơn Phong để có thể sản xuất kinh doanh, tăng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp góp phần giải qu ết việc làm, nâng thu nhập cho người lao động.

Từ những hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ công ở thị xã cần quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đi đôi với nâng cao năng

lực quản lý đô thị, bảo vệ môi trường. Trên cơ sở qu hoạch của tỉnh Bình Định, thị xã An Nhơn cần chỉ đạo các xã, phường rà soát lại nguồn tài nguyên, trước hết là tài ngu ên đất. Sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ đất, khu ến khích thực hiện chính sách “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” phục vụ cho phát triển kinh tế (nâng cao chất lượng qu hoạch chợ, siêu thị), phát triển văn hóa (khu vui chơi, khu thể thao công cộng), phát triển cơ sở hạ tầng (đường, cơ sở tế khám chữa bệnh) góp phần nâng cao hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Tập trung phát triển các làng nghề thu hút được nhân công lao động, nhân công là đối tượng hộ nghèo, đối tượng khu ết tật. Tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển lâu dài ở địa phương. Từng bước xây dựng các thương hiệu sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của thị xã như: nón lá Gò Găng phương Nhơn Thành, Bún Xong Thằng Nhơn Phúc, Đồ gỗ Nhơn Hậu, Đồ đồng Phương Đập Đá; đặc biệt chú trọng làng (mai Vàng) ở khu đông thị xã, Nhơn An, Nhơn Phong... góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, chủ ếu là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ. Tăng đầu tư cho thực hiện các chương trình mục tiêu về ASXH như việc làm, dạ nghề, phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo, chương trình trợ giúp xã hội, bảo trợ xã hội.

Đẩ mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch để từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tranh thủ tốt các nguồn vốn để xúc tiến đầu tư nâng cấp tôn tạo Chi Bộ Hông Lĩnh (xã Nhơn Mỹ), tháp Chăm Cẩm Tiên (xã Nhơn Hậu)... Tổ chức quảng bá và khai thác có hiệu quả các điểm du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch tâm linh trên địa bàn như Khu Lăng mộ Thành Hoàng Đế Nhơn Hậu, chùa Thiên Hưng (phường Nhơn Hưng)... nhằm nâng nguồn thu cho địa phương, đồng thời góp phần “tạo ra” nhu cầu lao động phục vụ cho du lịch, góp phần hạn chế số lao động đã được đào tạo các ngành nghề như du lịch, tiếng Anh,... nhưng đến na chưa có việc làm.

Tóm lại, việc phát triển kinh tế trên địa phương tạo động lực và nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện các chính sách ASXH, góp phần giải qu ết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)