THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ
Theo kết quả tổng điều tra dân số, tính đến ngày 01/4/2019, tổng số nhân khẩu của Thị xã là 175.709 người. Mật độ dân số trung bình toàn thị xã năm 2019 là 719 người/km2
. Trong những năm qua, kinh tế thị xã có sự tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 9,55%; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dần theo hướng tăng dần tỷtrọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; Thu nhập bình quân đầu người đã có sự tăng trưởng từ 15 triệu đồng (năm 2016) na đã đạt 26 triệu đồng/người/năm.
Kể từ thời điểm được công nhận thị xã năm 2011, kinh tế thị xã có sự tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là thị xã thuần nông, nhưng đến nay nông nghiệp đã có sự phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa và tập trung vào nâng cao chất lượng, giá trị. Trong quá trình chỉ đạo, UBND thị xã đã tập trung lãnh đạo phát huy tiềm năng thế mạnh từng vùng nâng thu nhập cho người dân, áp dụng mô hình canh tác cải tiến mới. Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến nông sản, thủy sản. Phát triển các khu vực trồng mai cảnh, các làng nghề truyền thống... Thị xã đang chỉ đạo tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao, công tác ASXH được chú trọng và đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ
trong các xã, phường vì cộng đồng dân cư. Đã phát hu tính chủ động, sáng tạo ở cơ sở, vai trò làm chủ của nhân dân. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được nhân rộng, các công trình thiết yếu, hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng được đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là hộ nghèo được triển khai đồng bộ, nhiều hình thức phong phú góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chính sách ASXH, về chương trình giảm nghèo. Các chính sách hỗ trợ kịp thời, cho người nghèo về y tế, giáo dục, pháp lý, vay vốn, hỗ trợ nhà tạm, đào tạo nghề miễn phí, hệ thống ASXH được quan tâm, đã góp phần ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên.
Chính sách ASXH là một bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính đảng hay chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội, chính sách ASXH bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người. Điều đó cũng có nghĩa xâ dựng chính sách ASXH chính là xây dựng cả nền tảng vật chất lẫn tinh thần cho xã hội ở thị xã An Nhơn. Chính vì vậy quán triệt quan điểm toàn diện trong việc hoạch định chính sách ASXH vừa mang ý nghĩa phương pháp luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn, vận dụng quan điểm toàn diện trong việc xây dựng chính sách ASXH có ý nghĩa qu ết định đến tính đúng đắn, hợp lý mà mục tiêu của chính sách ASXH đặt ra, đặc biệt là mục tiêu của chính sách ASXH trong chế độ XHCN luôn hướng đến sự hạnh phúc, bình đẳng cho tất cả mọi người... Chính sách ASXH là một bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị, tồn tại trong việc liên hệ chặt chẽ với các chính sách khác, đặc biệt là chính sách kinh tế, xây dựng chính sách ASXH phải nằm trong sự tác động, liên hệ với các chính sách khác, ở những thời điểm khác nhau phải đặt trong những mối liên hệ khác nhau, có như vậy mới có thể xây dựng nên chính sách ASXH đúng đắn phù hợp ở thị xã An Nhơn.
Trong những năm gần đâ , thị xã đang chỉ đạo sát sao các Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao và đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các xã vì cộng
đồng dân cư. Đã phát hu tính chủ động, sáng tạo ở cơ sở, vai trò làm chủ của nhân dân. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được nhân rộng, các công trình thiết yếu, hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng được đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, diện mạo nông thôn đã khởi sắc.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là hộ nghèo được triển khai đồng bộ, nhiều hình thức phong phú góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chính sách ASXH, về chương trình giảm nghèo. Các chính sách hỗ trợ kịp thời cho người nghèo về y tế, giáo dục, pháp lý, vay vốn, hỗ trợ nhà tạm, đào tạo nghề miễn phí... đã góp phần ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện chính sách ASXH ở địa phương gặp một số khó khăn; trong một thời gian dài kinh tế dựa vào đồng ruộng; trình độ dân sinh, dân trí còn hạn chế; số hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhiều, việc chuyển đổi tư du của người dân từ “độc canh câ lúa” sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu là thách thức. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nước vẫn còn tồn tại trong một bộ phân nhân dân, nhiều hộ gia đình chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Tình hình dịch Covid-19, lạm phát, giá cả tăng cao làm cho đại bộ phận người dân đặc biệt là hộ nghèo càng khó khăn hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó nguồn lực hu động cho chương trình chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH ở thị xã, tu đã được tập huấn, đào tạo về công tác quản lý, tổ chức thực hiện chương trình cũng như kỹ năng tiếp cận nắm bắt những thông tin, về các chính sách ASXH nhưng khi tham mưu triển khai còn gặp nhiều lúng túng, thực hiện còn có nhiều sai sót. Người dân và cán bộ từ thị xã đến cơ sở còn nặng tâm lý nể nang, ngại va chạm, chưa minh bạch trong thực hiện các chính sách nên chưa đánh giá đúng thực trạng, chưa tìm ra đúng bản chất, nguyên nhân của những hạn chế; do vậ làm khó hơn trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách, nâng cao đời sống của người dân. Nguồn lực hu động cho chương trình ASXH gặp nhiều khó khăn, trong khi số đối tượng cần quan tâm hỗ trợ nhiều, chất lượng cần phải nâng cao theo xu thế chung của xã hội.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thị xã An Nhơn giai đoạn 2016 - 2020 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (%) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ tăng BQ (%) 1. Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản 4,69 4,27 4,09 1,4 2,04 3,29 2. Ngành công nghiệp - xây dựng 42,36 27,88 20,25 18,75 17,2 21,6 3. Các ngành dịch vụ 19,4 19,8 20,2 19,52 19,71 19,63
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp trên cơ sở Niên giám thống kê của thị xã An Nhơn qua từ năm 2016 đến năm 2020.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã An Nhơn đạt mức khá cao, bình quân hàng năm 17,28% cơ cấu kinh tế giữa các ngành và nội ngành chuyển dịch tích cực, nâng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng lên 65,52%, thương mại - dịch vụ 21,4%, nông - lâm - thủy sản chỉ còn 13,08%. Hu động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở thị xã 9.022 tỷ đồng. Nhìn chung trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành và nội ngành đúng hướng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, nhiều sản phẩm nói riêng được cải thiện.
Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch đúng hướng với việc giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, tăng ngành công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ. Cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 11.477 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với 2015, tăng bình quân hàng năm 20,19%; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 9.223 tỷ đồng, gấp 2,66 lần so với năm 2015; giá trị sản xuất xây dựng 2.255 tỷ đồng, gấp 2,04 lần so với năm 2015. Công tác qu hoạch và phát triển các cụm công nghiệp gắn với xúc
tiến đầu tư được tăng cường. Tổng vốn đâu tư hạ tầng - kỹ thuật các cụm công nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 trên đia bàn là 162,1 tỷ đồng. Toàn thị xã có 11/12 cum công nghiệp đạt 91% được lập quy hoạch chi tiết, với tổng diện tích 298,5ha/323,5 h... hiện có 88 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động tại 07cụm công nghiệp, giải quyết cho trên 4.000 lao động [20; tr.58]. Hoạt động các làng nghề truyền thống được duy trì, các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng như: rượu Bầu Đá, bún Song Thằn, Làng mai vàng... không ngừng phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu giải quyết được hơn 5.200 lao động. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ còn chậm.
Bảng 2.2. Tỷ trọng các ngành kinh tế thị xã An Nhơn giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị tính: % Các ngành kinh tế Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1. Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản 18.20 16,40 15,42 14,20 13,08 2. Ngành công nghiệp - xây dựng 61,35 62,55 63,50 64,55 65,52 3. Các ngành dịch vụ 20,45 21,05 21,08 21,25 21,4
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp trên cơ sở Niên giám thống kê của thị xã An Nhơn qua từ năm 2016 đến năm 2020
Giai đoạn 2015 - 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn của thị xã liên tục tăng, tốc độ gia tăng bình quân hàng năm đạt 15%, số tuyệt đối tăng 780.883 triệu đồng so với năm 2015. Trong đó, thu ngân sách từ kinh tế phát sinh trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 27,56%, số tuyệt đối tăng 701.866 triệu đồng so với năm 2015. Tổng chi ngân sách trên địa bàn tăng hàng năm 15% đảm bảo chi theo dự toán; tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng lên mức 42% và tăng bình quân hàng năm 36,91% cụ thể: đạt 59,85triệu đồng/người/năm. Do đó đã tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chi nhằm ổn định, phát triển kinh tế xã hội của Thị xã trong đó có chi cho công tác đảm bảo chính sách ASXH trên địa bàn thị xã.
Về cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn
Chương trình xâ dựng nông thôn mới được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả vượt bậc. Tổng nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 hơn 900 tỷ đồng. Bộ mặt nông thôn có nhiều khơi sắc; đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn ngà được cải thiện. Đến cuối năm 2018 đã có 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận thị xã An Nhơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018 (vượt kế hoạch trước 02 năm), cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn được tích cực đầu tư xâ dựng chương trình nông mới gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Về thủy lợi: đã đầu tư hệ thống kênh mương nội đồng, đê bao và các công trình thủy lợi nội đồng. Tổng kênh mương cấp 3 trục chính do xã, phường quản lý đã đầu tư kiên cố hóa tính đến năm 2019 là 295,48 km. Tổng kinh phí thực hiện kênh mương hóa là 252 tỷ; trong đó ngân sách thi xã hỗ trợ là 8,356 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 2,4 tỷ đồng, tự nguyện hiến đất ruộng 16,045... Củng cố, xây dựng các hệ thống đê kè chống sạt lở ở các tuyến sông lớn trên địa bàn thị xã...
Về xây dựng hệ thống điện, đường nông thôn: nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo chương trình dự án của thị xã An Nhơn. Hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng hoàn chỉnh.
Về giao thông: các tuyến đường xóm, đường đồng, đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa, nhựa hóa trên. Tiến hành đầu tư nhiều công trình giáo thông quan trọng (đường Lê Hồng Phong nối dài về phía Đông phường Bình Định, đường đê bao, đường từ cầu Trường Thị đi Quốc lộ 19...) mạng lưới hạ tầng giáo thông thị xã được mở rộng và cải thiện đáng kể. Thực hiện ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật đô thị với tổng chiều dài đường đô thị là 144,097km. Đến năm 2020, toàn thị xã có 100% xã có đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa về trung tâm UBND các xã, phường, trên 99% số thôn, xóm có đường bê tông ô tô đi đến được... Các tuyến đường liên xã, liên thôn,
đường xóm, đường đồng cũng được xây dựng theo Chương trình xâ dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu.
Về đầu tư hệ thống nước sạch: đầu tư xâ dựng, sửa chữa hệ thống cung cấp nước sạch cho các xã phường; đầu tư nâng cấp mở rộng mạng lưới nước sạch ở 3 phường Bình Định, Đập Đá, Nhơn Thành; kêu gọi đầu tư xâ dựng công trình nhà máy cấp nước phường Nhơn Hòa; đến cuối năm 2019, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch khu vực đô thị đạt 51,5%, tăng 19,37% so với năm 2015; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,7% tăng 5,4% so với năm 2015 [20; tr.28].
Về giáo dục - đào tạo tiếp tục được đầu tư và phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện ngà càng được nâng lên, đến na co 45/60 trường thuộc thị xã An Nhơn đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 75%, riêng bậc THPT có 03/06 trường đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng nghề tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác xã hội hóa giáo dục và hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm; trong đó đầu tư sửa chữa trường lớp 16,3 tỷ đồng, kinh phí đầu tư xây dựng mới 89,2 tỷ đồng và đầu tư trang thiết bị 49,7 tỷ đồng; 100% giáo viên đạt chuẩn.
Về nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, tập trung thực hiện Đề án chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn thị xã An Nhơn giai đoạn 2016 - 2020 đạt kết quả. Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân được nâng lên. Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố; 100% trạm y tế xã phường được tu sửa chữa hàng năm 6/15 xã được xây dựng mới (Nhơn An, Nhơn Thọ, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Hạnh. Nhơn Tân.) mua sắp nhiều trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại như: má đo tật khúc xạ, máy Scaner... Hiện toàn ngành y tế có 365 cán bộ y tế, trong đó có 68 Bác sĩ, tỷ lệ đạt 3,68 bác sĩ/vạn dân; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ làm việc ; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 99% tăng 9% so với chỉ tiêu; tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi su dinh dưỡng giảm còn 8,7%, giảm 3% so với năm 2016 du trì tốt theo mục tiêu của quốc gia.
Về các chính sách ASXH được quan tâm thực hiện ngày càng tốt hơn; lồng ghép triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, giảm nghèo với các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Đã tổ chức dạy nghề cho 1.774 lao động theo Đề án 1956 của Chính phủ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65,7%, tăng 15,7% so với năm 2015. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 65,3%, nông - lâm - thủy sản chiếm