II Số giƣờng bệnh 205 205 205 225
2.3.2. Những hạn chế, tồn tạ
Ngoài những hạn chế mà trong việc thực hiện từng chính sách, nhìn trên bình diện tổng quát công tác thực hiện ASXH ở địa phương còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, đó là:
Một là, về những hạn chế trong thực hiện chế độ bảo hiểm ở thị xã có thể nhận thấy qua 5 vấn đề sau: Thứ nhất, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN ở thị xã vẫn còn cao. Thứ hai, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp tư nhân không đóng, trốn đóng hoặc đóng không đầ đủ các loại bảo hiểm cho người lao động. Đồng thời, là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT; trẻ em dưới 6 tuổi được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% phí tham gia BHYT nhưng trên địa bàn mới chỉ cấp được khoảng 95% thẻ BHYT; làm mất quyền lợi thiết yếu cho trẻ em. Thứ ba, việc quản lý phôi thẻ BHYT của cơ quan BHXH thị xã chưa đúng qu định; danh sách cấp thẻ BHYT chưa được rà soát chặt chẽ, tình trạng cấp trùng nhiều thẻ cho một đối tượng, thẻ in sai thông tin vẫn còn phổ biến. Thứ tư, việc giải quyết chế độ BHXH còn một số hạn chế như: chậm có văn bản hướng dẫn điều chỉnh mức trượt giá theo Nghị định số 83/2008/NĐ-CP để giải quyết chế độ hưởng trợ cấp một lần đối với người lao động đóng BHXH; hồ sơ hưu trí do các đơn vị sử dụng lao động còn nhiều sai sót…Thứ năm, hệ thống biểu mẫu
trong công tác quản lý, theo dõi, đề nghị hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN còn chưa tinh gọn, chưa khoa học, do vậ làm cho đối tượng thụ hưởng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Hai là, trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, bên cạnh kết quả đạt được, công tác chăm lo đời sống người có công vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như: Việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công chưa thực sự hiệu quả; việc hướng dẫn và xác lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ưu đãi ở một số địa phương còn chậm; ở thị xã vẫn còn nhiều gia đình chính sách, người có công có cuộc sống khó khăn khi ốm đau, bệnh tật, nhà ở xuống cấp; cá biệt còn một số trường hợp chưa được hưởng đầ đủ các chính sách ưu đãi theo quy định.
Ba là, công tác giải quyết việc làm ở thị xã An Nhơn trong thời gian qua còn nhiều bất cập, cụ thể: số lượng người được học nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn số lượng nhiều song cơ hội tìm kiếm việc làm còn rất khó khăn; việc hỗ trợ cho vay vốn từ Ngân hàng chính sách còn chưa kịp thời, nguồn vốn va chưa đủ để đầu tư cho các nghề thiết thực như: ma dân dụng, mộc dân dụng, nuôi trồng thủy sản, hàn sắt, điện lạnh, làm nón lá... Một số lao động không chịu khó, không có ý thức trong lao động, muốn làm việc nhẹ, lương cao nhưng bản thân không đảm bảo về điều kiện bằng cấp và tay nghề, đồng thời ý thức về kỷ luận lao động còn thấp.
Bốn là, chất lượng giáo dục toàn diện chưa đồng đều. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa được đáp ứng với yêu cầu phát triển giáo dục.
Năm là, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Hệ thống trang thiết bị y tế chưa được đầu tư đồng bộ. Đội ngũ cán bộ bác sỹ có trình độ đại học chính quy, trình độ chuyên môn cao còn ít, phẩm chất, năng lực của một số y, bác sỹ có tình thần phục vụ chưa cao; 15/15 trạm y tế xã, phường chưa phát hu hiệu quả, chủ yếu là thực hiện các chương trình tiêm chủng quốc gia, về khám chữa bệnh gần như tập trung tại Bệnh viện Đa khoa thị xã An Nhơn nên tuyến trên luôn quá tải trong
khi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, má móc điều trị, giường bệnh… chưa đáp ứng đủ yêu cầu khám chữa bệnh.
Sau là, quá trình triển khai phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ở một số địa phương chưa thường xu ên, còn chung chung, do đó phần lớn người nghèo, người lao động chưa nhận thức rõ để tham gia ý kiến vào các chương trình, dự án tại thôn, xã, phường. Công tác lồng ghép các chương trình, dự án với Chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm của các ngành, các cấp còn lúng túng, thiếu đồng bộ.
Bảy là, về đội ngũ cán bộ chưa được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, nhất là cán bộ chính sách các xã, phường; đồng thời vẫn còn nhiều công chức chưa đào tạo đúng chu ên ngành do vậy việc tiếp cận công việc còn nhiều hạn chế trong khi các văn bản thực hiện chính sách có nhiều tha đổi trong các năm làm cho kết quả thực hiện chưa cao.
Tám là, việc cung cấp dịch vụ công còn nhiều hạn chế ở nhiều ngành, nhiều đơn vị, cụ thể: công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân chưa được tốt, hệ thống y tế vẫn còn bất cập, trong đó nhiều cơ sở y tế quá tải trong điều trị. Tình trạng bệnh nhân phải nằm 2 đến 3 người trên một giường bệnh, đặc biệt là khâu phục vụ chưa tốt, nhất là cho đối tượng người nghèo sử dụng BHYT.
Chín là, trong những năm gần đây, kinh tế của thị xã An Nhơn cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình dịch Covid-19 các nguồn thu của thị xã không bền vững nên tác động rất lớn đến đến việc hỗ trợ các nhóm dễ tổn thương, đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo... Một số chương trình, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo phát huy hiệu quả chưa cao.