THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2.3. Tình hình thực thi chính sách ưu đãi xã hộ
2.2.3.1. Về công tác chỉ đạo tuyên truyền thực hiện chính sách ưu đãi
Xác định việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vừa là nghĩa vụ, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, trong những năm qua, thị ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị, xã hội trên địa bàn thi xã An Nhơn đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi như: Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủ ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ; Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
Việc tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú tới tận các tầng lớp nhân dân; giáo dục truyền thống cách mạng, lòng êu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan trong công tác giải quyết, thực hiện các chính sách ưu đãi; giáo dục cho thế hệ trẻ lòng biết ơn và tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa, tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng; kịp thời biểu dương điển hình tiên tiến, cách làm hay của các cá nhân, đơn vị; phát động nhiều phong trào sâu rộng thực hiện chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Các ngành, các cấp, đoàn thể có nhiều hoạt động tích cực, phối hợp chặt chẽ, toàn diện, phong phú mang tính xã hội ngày càng rộng rãi.
Bảng 2.6. Tổng hợp các đối tƣợng chính sách hƣởng chế độ ƣu đãi trên địa bàn thị xã An Nhơn
TT Đơn vị Đối tƣợng Tổng GĐ Bà mẹ VNAH B LT CM B TKN MV NAH, AH Gia đình liệt sỹ Thƣơn g binh Bệnh binh Ngƣời HĐKC bị nhiễm CĐHH Con ngƣời nhiễm CĐHH Tù đày 1 Phường Bình Định 15 2 212 119 58 39 43 488 2 Phương Đập Đá 13 2 138 126 55 13 34 383 2 3 Xã Nhơn Mỹ 6 0 124 56 24 11 16 237 4 Phường Nhơn Thành 15 1 1 1 143 53 38 12 14 280 2 5 Nhơn Hạnh 11 3 201 1 84 69 7 17 394 1 6 Xã Nhơn Hậu 14 1 1 132 58 33 23 17 280 1 7 Xã Nhơn Phong 0 99 174 30 20 44 369 2 8 Xã Nhơn An 4 1 78 89 28 25 21 2 46 9 Xã Nhơn Phúc 1 1 1 34 39 11 8 15 114 4 10 Phường Nhơn Hưng 2 35 41 12 12 18 107 11 Xã Nhơn Khánh 2 1 107 56 35 6 36 245 2 12 Xã Nhơn Lộc 22 10 6 1 3 42
13 Phường Nhơn Hòa 18 1 2 8 2 177 66 32 14 40 370 1 14 Xã Nhơn Tân 4 1 0 1 89 54 26 15 23 213 15 Xã Nhơn Thọ 14 1 2 1 135 66 46 12 23 300
Nguồn: Tác giẩ tự tổng hợp trên cơ sở báo cáo của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thị xã An Nhơn từ năm 2015 đến năm 2020.
2.2.3.2. Việc tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Trong những năm gần đâ , thị ủy, UBND thị xã, các ngành, đoàn thể trên địa bàn thị xã đã thường xu ên thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình thương binh liệt sỹ, người có công với cách mạng. Hàng năm, nhân dịp các ngày lễ tết, thị xã đã tổ chức các đoàn trao tặng 5.578 suất quà của Chủ tịch nước, quà của Lãnh đạo tỉnh, của Lãnh đạo huyện với tổng số tiền hơn 1,7 tỷ đồng; hằng tháng việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng luôn được đảm bảo nhanh, gọn, kịp thời; thực hiện chế độ điều dưỡng, toàn thị xã có 563 người có công và thân nhân người có công được điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà.
Về công tác vận động các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp xâ dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa thị xã luôn được tăng dần từ năm 2016 (214,3 triệu đồng) đến 2019 là (389,6 triệu đổng) để tổ chức đi thăm hỏi, động viên, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm, khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn.
Bảng 2.7. Kết quả công tác chính sách ƣu đãi ở thị xã An Nhơn giai đoạn 2016 - 2020
STT Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020
1 Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa Triệu
đồng 214,3 281,7 301,4 325,3 389,6 2 Kinh phí sửa nhà ở cho người
có công
Triệu
đồng 607 891 1.254 3.542 5.364 3 Điều dưỡng đối với người có công Lượt
người 89 204 357 449 563 4 Trợ cấp khó khăn trong cuộc sống Triệu
đồng 51 67 82 95 106 5 Trợ cấp mai táng phí Triệu
đồng 101 157 205 252 259 6 Thăm và tặng quà nhân dịp các
ngày Lễ tết
Triệu
đồng 107 123 259 301 412 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp trên cơ sơ báo cáo của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thị xã An Nhơn từ năm 2016 đến năm 2020
Cứ vào dịp tháng 7 hàng năm và các dịp Lễ tết, UBND thị xã An Nhơn đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngà thương binh liệt sỹ với nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Dâng hương tưởng niệm tri ân 2.128 mộ các anh hùng liệt sỹ; thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, người có công, phối hợp với 6 trường THPT luân phiên đến chăm sóc câ cảnh và vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ được khang trang, sạch sẽ… Đâ cũng là dịp để nhân dân trong toàn thị xã bằng những hoạt động thiết thực thể hiện đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-Ttg về việc hỗ trợ nhà ở cho đối tượng người có công với cách mạng, thị xã An Nhơn đã chỉ đạo tổ chức rà soát các hộ chính sách trên địa bàn thị xã An Nhơn và có 1.837 hộ gia có công với cách mạng bị hư hỏng nhà ở; bằng nguồn vốn ngân sách cấp và nguồn
Quỹ đền ơn đáp nghĩa thị xã, xã phường xây mới 572 nhà, sửa chữa 932 nhà, còn 56 nhà đang tiếp tục thực hiện nhằm đảm bảo 3 cứng (móng cứng, tường cứng, tần cứng) đảm bảo vững chắc trong mùa mưa lũ.
Nhờ sự quan tâm thiết thực đó, nhiều gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng, đã sống hết sức gương mẫu, tận tâm, tận lực cống hiến phần sức lực còn lại cho công cuộc đổi mới của thị xã An Nhơn, đồng thời góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới ở thị xã, làm rạng rỡ thêm lời dạy của Bác Hồ “tàn nhưng không phế”, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của “Anh Bộ đội Cụ Hồ”.
Những hoạt động ý nghĩa, thiết thực hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa ở thị xã không chỉ là đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà còn khơi dậy truyền thống anh hùng cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với đất nước, đặc biệt là đối với những người đã hiến dâng một phần xương máu, cả cuộc đời mình để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Tuy vậy, trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi ở địa phương còn có nhiều bất cập cụ thể: công tác giám sát trong quá trình thực hiện còn chưa chặt chẽ, có nhiều đối tượng lợi dụng sự lõng lẽo trong quản lý ở cơ sở để khai man hồ sơ để hưởng các chế độ thương binh, chế độ thanh niên xung phong, chế độ dân công hỏa tuyến; không chỉ những đối tượng xấu, một số cơ quan đã buông lỏng công tác quản lý, xác nhận khống đối tượng bị bệnh nhiễm bệnh thần kinh ngoại biên (Bệnh viện quân y 13) để hợp lý hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam. Ngược lại, có những đối tượng có những cống hiến, hy sinh thật sự nhưng bị thất lạc hồ sơ, có những người có hồ sơ đầ đủ nhưng không có thân nhân, hoặc có người thân nhưng không hiểu các văn bản chính sách nên qua thời gian dài vẫn chưa được các chính sách ưu đãi theo qu định. Những “hình ảnh trên” đã làm gây bất bình trong nhân dân, bất bình trong xã hội và đặc biệt là làm mất lòng tin về chính sách Ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng người có công trên địa bàn còn khó khăn, chủ yếu dựa vào trợ cấp hàng tháng của Nhà
nước; điều kiện về nhà ở, về chăm sóc cải thiện sức khỏe, phục hồi chức năng các còn nhiều hạn chế cần phải có sự quan tâm và đầu tư đồng bộ trong thời gian tới.
2.2.3.3. Tình hình thực thi chính sách trợ giúp xã hội
Trải qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lại bị ảnh hưởng của thiên tai, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, hiện nay số người thụ hưởng trợ giúp xã hội trên đại bàn thị xã có số lượng khá lớn (hơn 8 ngàn đối tượng).
Giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế thị xã còn gặp không ít khó khăn, thách thức, song Đảng bộ và chính quyền đã có nhiều giải pháp để bảo đảm ASXH trong đó có lĩnh vực trợ giúp xã hội tiếp tục là điểm sáng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XXIV xác định: Về các chính sách ASXH được quan tâm thực hiện ngày càng tốt hơn; lồng ghép triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, giảm nghèo với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đã tổ chức dạy nghề cho 1.774 lao động theo Đề án 1956 của Chính phủ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65,7%, tăng 15,7% so với năm 2019. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 65,3%, nông - lâm - thủy sản chiếm 34,7%. Công tác chính sách người có công luôn được quan tâm; trong thời gian 2016 - 2020 đã triển khai, thẩm định, xác nhận đề nghị giải quyết chế độ chính sách cho 2.557 trường hợp. Công tác ASXH được đảm bảo, chính sách cho người ngheo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... được chăn lo thường xu ên, tương đối kịp thời; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,5% , hoàn thành việc xóa hộ nghèo là gia đình chính sách, người có công.
Bên cạnh việc phát huy nội lực, thị xã An Nhơn đã tích cực hu động các nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của thị xã với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9.022 tỷ đồng. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng toàn thị xã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là hệ thống hạ tầng tại các xã phường đang xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mấu được quan tâm đầu tư, góp
phần tha đổi bộ mặt nông thôn của thị xã và tập trung thực hiện công tác quy hoạch và quản ký quy hoạch. Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đô thị An Nhơn đến năm 2035 và qu hoạch phát triển thương mại - dịch vụ theo tuyến Quốc lộ1; điều chỉnh quy hoạch các xã, phường phù hợp yêu cầu phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới; tích cực triển khai thực hiện quy hoạch về phát triển không gian đô thị đồng bộ theo hướng đô thị loại III.
Trong thời gian qua, thị xã đã thực hiện có hiệu quả trong việc chăm lo, thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật đặc biệt là trong dịp Tết ngu ên Đán, dịp Tết Trung Thu... làm cho các em có thêm niềm vui hơn so với những khó khăn, thiệt thòi trong cuộc sống với kinh phí hàng năm hơn 2 tỷ đồng. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thị xã đã tích cực tham mưu cho UBND thị xã thực hiện các Kế hoạch, Chương trình hành động nhân ngà Người khuyết tật Việt Nam; Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam với chủ đề “Tháng hành động vì Người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”...
Đối tượng Bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng ở thị xã quản lý, gồm: Trẻ em mồ côi cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng còn lại mẹ hoặc cha mất tích không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo qu định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc gia đình hộ nghèo theo chuẩn quy định; Người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội; người khuyết tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phụ vụ, thuộc gia đình hộ nghèo. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn thần kinh đã được cơ quan tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thu ên giảm và có kết luận mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoăc gia đình thuộc diện hộ nghèo.; Người nhiễm HIV/AIDS
không có khả năng lao động, thuộc diện hộ nghèo; Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; gia đình có 2 người trở lên bị tàn tật, không có khả năng tự phục vụ. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhõ dưới 6 tuổi; Đối tượng được trợ giúp đột xuất là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc do các lý do bất khả kháng gây ra gồm: Hộ gia đình có người chết, mất tích; Hộ gia đình có người bị thương nặng; Người có công với cách mạng đang điều trị tại bệnh viện nhưng gặp khó khăn. Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, chá , hư hỏng nặng. Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói; Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do ngu cơ sạt lở đất, lũ quét. Đối với những trường hợp trên, Ủy ban nhân dân cấp xã phường lập danh sách đề xuất với UBND thị xã và phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thị xã An Nhơn trong quá trình cấp kinh phí, thăm hỏi từ nguồn ngân sách thị xã bố trí kịp thời.
Bảng 2.8. Các đối tƣợng hƣởng chính sách bảo trợ xã hội ở thị xã An Nhơn năm 2020
STT Loại đối tƣợng Số lƣợng Ghi chú
1 Trẻ em mồ côi từ 04 tuổi đên dưới 16 tuổi 25 2 Người từ đủ 16 đến 22 tuổi, mồ côi 11 3 Hộ gia đình nuôi dưỡng trẻ mồ côi (Hệ số 1,5) 1 4 Người cao tuổi cô đơn từ 60 đến 80 tuổi 112 5 Người cao tuổi cô đơn từ đủ 80 tuổi trở lên 14 6 Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi, không có lương hưu 3.237 7 Người khuyết tật nặng (Hệ số 1,5) 2.001 8 Người khuyết tật nặng là người cao tuổi (Hệ số 2,0) 964 9 Người khuyết tật nặng là trẻ em (Hệ số 2,0) 229 10 Người khuyết tật đặc biệt nặng (Hệ số 2,0) 279 11 Người KT đặc biệt nặng là người cao tuổi (Hệ số 2,5) 320 12 Người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em (Hệ số2,5) 66 13 Hỗ trợ NKT nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi (Hệ số 1,5) 27 14 Hỗ trợ NKT nuôi 02 con dưới 36 tháng tuổi (Hệ số 2,0) 2 15 Hộ gia đình nuôi dưỡng NKT (Hệ số 1,0) 582 16 Người nhận nuôi dưỡng NKT (Hệ số 1,5) 10
17 Người nhiễm HIV 2
18 Đơn thân nghèo nuôi 01 con 240 19 Đơn thân nghèo nuôi 02 con 231