Thang đo, tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá các biến trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 47 - 51)

2.8.1. Nhóm biến s v nhân khu hc và thông tin lâm sàng ca người bnh.

Đểđánh giá được nhóm biến số này nhóm nghiên cứu đã xây dựng bộ công cụ bao bao gồm 2 phần: Dữ liệu về nhân khẩu học và dữ liệu lâm sàng.

- Dữ liệu nhân khẩu học bao gồm: Tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề

nghiệp, tình trạng hôn nhân (Phụ lục 2).

- Dữ liệu lâm sàng bao gồm: Chẩn đoán, bệnh đi kèm, tiền sử phẫu thuật, nguyên nhân gây thương tích, phương pháp phẫu thuật, chiều dài vết phẫu thuật, thể

trạng (Phụ lục 3).

Các dữ liệu trên được thu thập từ HSBA, tình trạng hôn nhân, số người chăm sóc trong suốt thời gian nằm viện, thời điểm bắt đầu được hướng dẫn tập vận động và thời điểm người bệnh bắt đầu tập vận động do người bệnh tự điền vào bộ câu hỏi.

2.8.2. Biến s v vn động

Tại địa điểm nghiên cứu, phục hồi chức năng vận động của người bệnh được thực hiện bởi nhân viên y tế của khoa. Căn cứ vào vị trí phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật, độ vững của phương pháp kết hợp xương, dựa trên tài liệu hướng dẫn tập vận động có sẵn của khoa nhân viên y tế hướng dẫn tập vận động cho người bệnh và người nhà của người bệnh vào mỗi buổi sáng những ngày sau phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, sau đó người nhà sẽ tự tập vận động cho người bệnh. Nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá vận động sau phẫu thuật của người bệnh thông qua: thang điểm được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn người bệnh tập vận động của khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

Chương trình tập vận động của người bệnh bao gồm: tập vận động thụ động (được thực hiện bởi người chăm sóc chính) và tập vận động chủ động có trợ giúp (trợ giúp của người chăm sóc chính). Đối tượng nghiên cứu được đánh giá việc thực hiện tập vận động theo thang điểm (phụ lục 4). Việc thực hiện được đánh giá theo tiêu chí: (2) Người bệnh/người nhà thực hiện đúng và đủ với tất cả các động tác

trong mỗi bước; (1) người bệnh/người nhà thực hiện đủ tất cả các động tác trong mỗi bước nhưng chưa đúng về mức độ hay thời gian thực hiện theo yêu cầu; (0) người bệnh/người nhà không làm hay thực hiện sai 50% động tác trong mỗi bước thì bước đó đánh giá bằng 0. Khi người bệnh/người nhà thực hiện sai một bước * trong bài tập thì bài tập đó được đánh giá bằng: 0 (các bước trong bài tập đều bằng 0).

Do đó đối với mỗi bài tập vận động được đánh giá là đạt yêu cầu khi người bệnh thực hiện đúng, đủ tất cả các bước có đánh dấu * trong mỗi bài tập. Vì vậy, vận động sau phẫu thuật của người bệnh đạt yêu cầu khi: người bệnh đạt yêu cầu tất cả các bài tập vận động.

Tổng điểm vận động trung bình của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại hai thời điểm ngày thứ 3 sau phẫu thuật và ra viện được tính: bằng trung bình cộng tổng điểm của vận động thụđộng và vận động chủ độngcó rợ

giúp. Cronbach alpha của nghiên cứu chúng tôi với biến số vận động là 0,71.

Chúng tôi tiến hành lượng giá hiệu quả vận động thông qua đánh giá mức độ độc lập chức năng bằng thang điểm lượng giá chức năng sinh hoạt độc lập (FIM) (Phụ lục 7).

Lượng giá chức năng sinh hoạt độc lập bằng chỉ số FIM

* Chỉ số FIM: Công cụ dùng để lượng giá chức năng không chỉ cho người khuyết tật mà được dùng để đánh giá chức năng độc lập được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. FIM: được xây dựng từ năm 1984 tại Mỹ và được hoàn thiện vào năm 1996. Qua nhiều công trình nghiên cứu, FIM được đánh giá là một bộ công cụ có tính giá trị và độ tin cậy cao, từ đó được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện và các trung tâm phục hồi chức năng trên toàn thế giới. Bộ câu hỏi đã được dịch ra tiếng Việt và có trong “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng”, ban hành kèm theo Quyết định số: 3109 /QĐ-BYT, ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế [3].

- FIM bao gồm 18 yếu tố được dùng để lượng giá chức năng sinh hoạt độc lập của người bệnh, trong đó có 13 yếu tố liên quan đến chức năng vận động, tự

Mỗi yếu tố này sẽ được lượng giá chức năng sinh hoạt độc lập theo thang

điểm từ 1 đến 7 như sau:

7 điểm: Độc lập hoàn toàn (Complete Independence): Thực hiện nhiệm vụ

một cách độc lập, an toàn, đúng thời gian, không cần người khác trợ giúp, không cần dụng cụ trợ giúp.

6 điểm: Độc lập có trợ giúp (Modified Independence): Hoàn thành nhiệm vụ

mà không cần người khác hỗ trợ, tuy nhiên phải cần đến dụng cụ trợ giúp hoặc thời gian thực hiện lâu hơn so với người bình thường hoặc có tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn khi thực hiện.

5 điểm: Giám sát (Supervision): Cần có người bên cạnh để giám sát, động viên hoặc hướng dẫn bằng lời mà không cần động chạm vào người bệnh.

4 điểm: Trợ giúp tối thiểu (Minimal Assistance): Cần trợ giúp 25%. Người bệnh tự thực hiện từ: 75% nhiệm vụ trở lên.

3 điểm: Trợ giúp trung bình (Moderate Assistance): Cần trợ giúp 50%. Người bệnh có thể tự thực hiện từ: 50% đến 74% nhiệm vụ.

2 điểm: Trợ giúp tối đa (Maximal Assistance): Cần trợ giúp 75%. Người bệnh có thể tự thực hiện từ: 25% đến 49% nhiệm vụ.

1 điểm: Trợ giúp hoàn toàn (Total Assistance): Người trợ giúp gần như phải hỗ trợ hoàn toàn trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Người bệnh chỉ có thể

thực hiện dưới: 25% nhiệm vụ.

2.8.3. Biến sđau sau phu thut

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phần một của thang điểm lượng giá bằng số (Numeric Rating Scale - NRS) gồm 4 câu yêu cầu người bệnh tựđánh giá

đau của mình tại 4 thời điểm khi người bệnh thấy “đau nhiều nhất”, “đau ít nhất”, “đau trung bình” và “đau hiện tại”. Mỗi câu hỏi sử dụng thang điểm từ 0 đến 10 để đánh giá, 0 là không đau và 10 là đau nhiều.

Ưu điểm của thang đánh giá mức độđau trong bảng kiểm đau rút gọn (PBI) là: Hỏi người bệnh một lần đánh giá được bốn thời điểm. Không chỉđánh giá đau hiện tại mà còn đánh giá đau ở những thời điểm khác nhau, điều này sẽ làm giảm đi sai

số do dùng thuốc giảm đau. Vì nếu như chỉđánh giá một thời điểm, thời điểm đánh giá đó đúng vào thời điểm ngay sau khi dùng thuốc giảm đau thì: đánh giá mức độ đau ít ý nghĩa.

Nhược điểm của thang đánh giá mức độ đau trong bảng kiểm đau rút gọn (PBI) là: người bệnh cần nhớ lại lúc đau nhất, lúc đau ít nhất và lúc đau trung bình là ở mức điểm bao nhiêu theo thang điểm từ 0-10.

“Đau nhiều nhất” là người bệnh tựđánh giá về cảm nhận đau của mình tại thời

điểm đau nhiều nhất theo thang điểm từ 0 đến 10.

“Đau ít nhất” là người bệnh tự đánh giá về cảm nhận đau của mình tại thời

điểm đau ít nhất theo thang điểm từ 0 đến 10.

“Đau trung bình” là người bệnh tựđánh giá về cảm nhận đau của mình tại thời

điểm cảm thấy đau trung bình theo thang điểm từ 0 đến 10.

“Đau hiện tại” là người bệnh tựđánh giá về cảm nhận đau của mình tại thời

điểm hiện tại theo thang điểm từ 0 đến 10.

Có nhiều tác giả trong và ngoài nước đã sử dụng bộ câu hỏi này đểđánh giá về tình trạng đau sau phẫu thuật ngoại khoa trong đó có phẫu thuật kết hợp xương chi dưới như:

Cleeland đã có nhiều nghiên cứu sử dụng thang đánh giá này đểđánh giá mức

độ đau sau phẫu thuật của người bệnh và có kết quả độ tin cậy ở mức cao với Cronbach alpha từ 0,77 - 0,91 [19]. Trong nghiên cứu của chúng tôi:thang đánh giá mức độđau của người bệnh cóCronbach alpha là 0,773.

Ở Việt Nam: Nguyễn Thị Dân và cộng sự (2015), đã sử dụng bộ câu hỏi này nghiên cứu trên người bệnh phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại bệnh viện Việt Đức [12]; Đào Tiến Thịnh (2017) cũng đã sử dụng bộ câu hỏi này để nghiên cứu trên người bệnh sau phẫu thuật mổổ bụng tại khoa Ngoại tiêu hóa gan - mật bệnh viện Trung ương Thái Nguyên [6]. Bùi Văn Khanh (2017) cũng sử dụng bộ câu hỏi này

để đánh giá tình trạng đau sau mở bướu giáp đơn thuần tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện A Thái Nguyên [4].

2.8.4. Biến s v s h tr xã hi

Thang đo hỗ trợđa chiều (MDSS) được phát triển bởi Winefield và cộng sự. (1992) đã được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường hỗ trợ xã hội. Công cụ

này lần đầu tiên được xây dựng cho người trưởng thành, công cụ này đánh giá sự

sẵn có và sự hỗ trợ cảm xúc, thực tế và thông tin từ gia đình / bạn bè (sáu mục),

đồng nghiệp (năm mục) và các chuyên gia như nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc giám sát viên (năm mục). Theo Winefield và cộng sự (1992), Cronbach‘s alpha của bảng câu hỏi này là 0,75 hoặc cao hơn [57]. MDSS đã được sửa đổi để: sử

dụng cho phù hợp trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long (2010). Vì phiên bản gốc của bộ câu hỏi này hỏi về sự hỗ trợ từ người khác nói chung (Winefield et al., 1992), bộ câu hỏi đã được Nguyễn Hoàng Long (2010) sửa đổi để được phù hợp hơn với người bệnh sau phẫu thuật. Người bệnh được yêu cầu đánh giá sự hỗ trợ từ

gia đình / bạn bè (sáu mục) và từ chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế (năm mục). Sự hỗ trợđược tính bằng tổng tần số của hành vi hỗ trợ dao động từ 0 (không bao giờ) đến 3 (luôn luôn). Do đó, điểm hỗ trợ gia đình dao động từ 0 đến 18 và điểm số

của chăm sóc sức khỏe phần hỗ trợ từ nhân viên y tế thay đổi từ 0 đến 15. Điểm cao hơn thể hiện xã hội tốt hơn hỗ trợ theo cảm nhận của bệnh nhân. Trong nghiên cứu này, Cronbach‘s alpha của MDSS cho tổng thể (11 mục) là 0,74. Hệ số thống nhất nội bộ của thang đo hỗ trợ gia đình là 0,80 và của thang đo hỗ trợ nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe là 0,79 [42].

Nghiên cứu chúng tôi cũng về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật, được sự đồng ý của TS Nguyễn Hoàng Long, chúng tôi sử dụng thang đo hỗ trợ đa chiều (MDSS) đã được sửa đổi bởi Nguyễn Hoàng Long (2010) là phù hợp.Nghiên cứu của chúng tôi có Cronbach‘s alpha cho tổng thể (11 mục) là 0,708.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 47 - 51)