Đặc điểm liên quan đến đối tượng tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 68 - 70)

4.1.1. Gii tính ca đối tượng tham gia nghiên cu.

Giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 cho thấy: nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới.

Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Quyên (2018), tỷ lệ nam giới là 51,3% và nữ giới là 48,7% [14]. Và nghiên cứu của Mai Anh Dũng (2019), nam giới chiếm tỷ lệ 57, 26 %, nữ giới chiếm 42,74% [8].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với một số nghiên cứu khác nghiên cứu của Hoàng Vĩnh Phúc và cộng sự (2016), tỷ lệ nam giới chiếm 81,3%, nữ giới chiếm 18,7% có sự khác biệt vì cỡ mẫu là 43 người bệnh và chỉ

nghiên cứu trên người bệnh bị gãy xương đùi [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang tỷ lệ nam giới là 78,8% và nữ giới là 21,2% có sự khác biệt vì cỡ mẫu là 80 người bệnh bị gãy xương đùi và xương cẳng chân [40].

4.1.2. Tui ca đối tượng tham gia nghiên cu.

Tuổi của người bệnh tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy: Nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao với 43,6% và nhóm tuổi từ 18 - 20 chiếm tỷ lệ

thấp nhất là 5,4%; nhóm tuổi 21-40 tuổi chiếm 24,2%; nhóm tuổi 41-60 chiếm 26,8%.

Kết quả nghiên cứu tương đồng với một số nghiên cứu trong nước:

Nghiên cứu của Mai Anh Dũng (2019) trên 117 người bệnh gãy xương chi dưới tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, độ tuổi trung bình của người bệnh là 53,68 ± 16,05[8]. Bùi Văn Khanh (2017) [4], nghiên cứu trên 112 người bệnh tại bệnh viện A Thái Nguyên độ tuổi trung bình của người bệnh là 51,79 ± 11,64. Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang độ tuổi trung bình của người bệnh là 38,25 ± 11,92 [40]. Phạm Thị Quyên (2018), tuổi trung bình là 43,7 ± 16,3 [14]. Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi khác

biệt với các nghiên cứu trên nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm người bệnh gãy cổ xương đùi và tổn thương gãy xương này chủ yếu xảy ra ởđối tượng có độ tuổi trên 60 tuổi.

4.1.3. Ngh nghip ca đối tượng tham gia nghiên cu.

Trong nghiên cứu tại bảng 3.3, nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nông dân (42,3%) và công nhân (29,5%). Nhóm người là cán bộ viên chức chiếm 11,4%, tỷ lệ học sinh - sinh viên và lao động tự do chiếm tỷ lệ 16,8%.

Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với một số nghiên cứu: Mai Anh Dũng (2019), tỷ lệ người bệnh là nông dân chiếm 43,59% và công nhân chiếm 35,04% [8]. Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) tỷ lệ người bệnh là nông dân chiếm tỷ lệ 35%, công nhân chiếm 26,3%. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ học sinh- sinh viên và lao động tự do cao hơn và chiếm 16,8% [40].

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ba yếu tố tuổi, giới tính và nghề

nghiệp có mối liên quan với nhau: Người bệnh tham gia nghiên cứu chủ yếu có độ

tuổi trong khoảng 20- 60 và nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ giới, chủ yếu là nghề nông nghiệp và công nhân được giải thích rằng đây là những đối tượng tham gia vào lực lượng lao động chính của xã hội nên họ có nguy cơđối mặt với tai nạn giao thông và tai nạn lao động nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác. Đối với nhóm trên 60 tuổi hay gặp gãy cổ xương đùi xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới nguyên nhân chủ yếu là tai nạn sinh hoạt và nhóm tuổi từ 18 – 20 tuổi chủ yếu là học sinh – sinh viên bị gãy xương chi dưới do tai nạn giao thông.

4.1.4. Trình độ hc vn ca đối tượng tham gia nghiên cu

Trình độ học vấn của người bệnh tham gia nghiên cứu được trình bày ở biểu

đồ 3.1 cho thấy người bệnh có trình độ Trung học cơ sở và Trung học phổ thông là

chủ yếu chiếm 65,8%; tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn bậc Tiểu học chiếm 16,8%.

Kết quả nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu khác:

Nghiên cứu của Mai Anh Dũng (2019) có 65,8 % người bệnh có trình độ

Thị Thùy Trang (2015) người bệnh có trình độ phổ thông chiếm 70,7%, trình độ

học vấn dưới bậc tiểu học chiếm 2,4% [40].

4.1.5. Tình trng hôn nhân ca đối tượng tham gia nghiên cu

Theo kết quả nghiên cứu, tại bảng 3.3, tình trạng hôn nhân của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu đã kết hôn chiếm 83,9%; kết quả này có sự

tương đồng với 1 số nghiên cứu: Mai Anh Dũng (2019), người bệnh đã kết hôn chiếm 76,07% [8]. Nguyễn Thị Thùy Trang (2015), người bệnh đã kết hôn chiếm 70,0% [40]. Phạm Thị Quyên (2018) người bệnh đã kết hôn chiếm tỷ lệ 66,7% [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)