Thực trạng tập vận độngc ủa người bệnh sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 70 - 74)

Sau phẫu thuật kết hợp xương: người bệnh sẽ ít nhiều mất cảm giác vận

động, người bệnh cần phải được tập vận động ngay sau phẫu thuật. Vận động sau phẫu thuật là quá trình thay đổi cấu trúc cơ, tăng cường sức mạnh cơ, ngăn ngừa sự

co cơ, ngăn chặn hậu quả chức năng lâu dài [16] và thiết lập lại khả năng di chuyển giữa các tư thế, duy trì một tư thế thẳng đứng, tăng mức độ phức tạp của các động tác [18]. Phục hồi chức năng vận động được áp dụng riêng theo tình trạng tổn thương và tình trạng hiện tại của người bệnh [40] và nên được bắt đầu trong một vài ngày sau phẫu thuật, khi đủ điều kiện cho phép. Phạm vi của bài tập vận động có thể là thụ động hoặc chủ động. Vận động thụ động được thực hiện bởi: nhân viên vật lý trị liệu hoặc thiết bị hỗ trợ. Vận động thụ động để: thiết lập lại khả năng vận

động khớp bình thường [28].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu thực trạng vận động của người bệnh thông qua: thời gian họ được hướng dẫn tập vận động, thời gian người bệnh bắt đầu tập, số lần tập vận động trong ngày, thời gian mỗi lần tập của người bệnh, quá trình tập vận động của người bệnh chúng tôi sẽ đánh giá dựa trên thang điểm

được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn tập vận động của khoa. Do đó đối với mỗi bài tập vận động được đánh giá là đạt yêu cầu khi người bệnh thực hiện đúng,

đủ tất cả các bước có đánh dấu * trong mỗi bài tập. Vì vậy: vận động sau phẫu thuật của người bệnh đạt yêu cầu khi người bệnh đạt yêu cầu tất cả các bài tập vận động.

Chúng tôi tiến hành lượng giá hiệu quả vận động sau phẫu thuật của người bệnh thông qua lượng giá mức độđộc lập chức năng trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh dựa theo thang điểm đánh giá mức độđộc lập chức năng (FIM).

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được tại bảng 3.8: người bệnh

được hướng dẫn tập vận động ngay từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật chiếm 84,6%; ngày thứ 2 sau phẫu thuật chiếm 15,4%; như vậy 100% người bệnh được hướng dẫn tập vận động trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Topçu và đồng nghiệp (2009), 85 ca phẫu thuật tổng quát người bệnh đã được điều tra và thấy rằng 95,3% người bệnh đã được vận động trong 48 giờđầu tiên sau phẫu thuật [54].

Và kết quả nghiên cứu tại bảng 3.9: có 67,8% người bệnh bắt đầu tập vận

động từ ngày thứ hai sau phẫu thuật; 24,2% người bệnh bắt đầu tập vận động từ

ngày thứ nhất sau phẫu thuật và người bệnh bắt đầu tập vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật chiếm 8,1%. Như vậy có 100% người bệnh được tập vận động trong 3 ngày

đầu sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu: nghiên cứu của Topçu và đồng nghiệp (2009), 85 ca phẫu thuật tổng quát người bệnh có 30,6% người bệnh đã được vận động vào ngày phẫu thuật và 64,7% trong số họ đã được vận động vào lần đầu tiên ngày thứ 2 sau phẫu thuật [54]. Nghiên cứu của Eda Dolgun và cộng sự (2017) nghiên cứu trên 131 người bệnh sau phẫu thuật thấy rằng có 97,7% người bệnh (n = 128) đã được vận động trong 3 ngày đầu phẫu thuật [24]. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi đa số người bệnh

được tập vận động vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật chiếm 67,8% có 24,2% người bệnh bắt đầu tập vận động từ ngày thứ nhất sau phẫu thuật và người bệnh bắt đầu tập vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật chiếm 8,1% có sự khác biệt với nghiên cứu của Eda Dolgun và cộng sự (2017) 84,7% (n = 111) người bệnh được vận động ngay từ ngày đầu sau phẫu thuật; 12,2% (n = 16) người bệnh được vận động trong khoảng ngày thứ 2 sau phẫu thuật và một người bệnh đã được vận động trong ngày thứ 3 sau phẫu thuật [24]. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy người bệnh được hướng dẫn tập vận động ngay từ ngày đầu sau phẫu thuật (84,6%), xong

số người tập vận động trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật chỉ chiếm (24,2%). Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả như trên và có sự khác biệt như vậy là do thời

điểm nghiên cứu số lượng người bệnh vào viên khá đông, do sự thiếu hụt về nguồn nhân lực y tế trong hệ thống y tế nói chung, ngoài ra mỗi người bệnh bị gãy xương

ở những vị trí khác nhau và có phương pháp phẫu thuật khác nhau, sự vững chắc của xương sau phẫu thuật là khác nhau do đó cũng ảnh hưởng đến thời gian được hướng dẫn tập vận động của người bệnh. Bên cạnh đó về phía người bệnh, người bệnh đau nhiều nhất trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật [8], người bệnh chưa tỉnh hoàn toàn, người bệnh mệt mỏi kiệt sức sau phẫu thuật, người nhà người bệnh còn nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc người bệnh ngày đầu sau phẫu thuật, ngoài ra chúng tôi còn thấy được rằng vận động của người bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực bản thân người bệnh, nhiều người bệnh sợ đau, mệt mỏi nên không cho người nhà tập vận động. Do những yếu tố trên mà có sự khác nhau giữa thời điểm

được hướng dẫn tập vận động và thời gian bắt đầu tập của người bệnh.

Theo kết quả nghiên cứu tại bảng 3.10, trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật người bệnh tập vận động trung bình 1,24 ± 0,58 lần/ngày và thời gian mỗi lần tập vận động trung bình 12,37 ± 4,09 phút/lần. Từ ngày thứ 4 sau phẫu thuật người bệnh tập vận động trung bình 2,06 ± 0,38 lần/ngày và thời gian mỗi lần tập vận

động trung bình 16,24 ± 1,85 phút/lần. Tổng điểm vận động trung bình ngày thứ 3 sau phẫu thuật và ra viện lần lượt là: 25,07 ± 4,76 và 42,87 ± 6,02.

Và từ kết quả nghiên cứu tại bảng 3.14, vận động ngày thứ 3 sau phẫu thuật còn 20,8% số người bệnh chưa đạt yêu cầu và khi ra viện vẫn còn 7,4% số người bệnh chưa đạt yêu cầu.

Điều này có thể được lý giải rằng, giai đoạn 3 ngày đầu sau phẫu thuật do thời gian cuộc phẫu thuật kéo dài, các mô bị tổn thương bởi phẫu thuật, tổn thương về mặt giải phẫu của xương do tai nạn, ngoài ra do đa số trường hợp người bệnh phẫu thuật cấp cứu nên người bệnh mệt mỏi, người bệnh đau nhiều hơn quá trình này sẽ giảm dần vào các ngày sau đó khi người bệnh được điều trị và chăm sóc y tế

vận động nhiều hơn cả về số lần tập và thời gian tập. Chúng ta có thể lý giải điều này là do từ ngày thứ 4 sau phẫu thuật người bệnh đã được rút các ống dẫn lưu, đỡ đau hơn (tổng điểm đau trung bình là ngày thứ 3 là 19,04 ± 2,214, khi ra viện là 11,70 ± 1,749), mức độ sưng nề chi giảm dần, người bệnh đã ăn uống tốt hơn, người nhà cũng quen dần với việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật do đó dễ dàng cho việc hỗ trợ người bệnh trong quá trình tập vận động hơn so với 3 ngày đầu tiên sau phẫu thuật.Kết quả nghiên cứu tại thời điểm ra viện còn có ở một sốđộng tác (gấp duỗi khớp ngón chân, cổ bàn chân, xoay khớp cổ chân) có số người tập vận động thụ động ở mức đúng đủ thấp hơn so với tập chủ động là do tập chủ động có hỗ trợ

thì nỗ lực cá nhân của người bệnh đóng vai trò quan trọng, trong khi đó tập thụ động người bệnh được hỗ trợ bởi người nhà. Đồng thời trong thời gian nằm viện người bệnh không chỉ có 1 người chăm sóc (bảng 3.7), trong khi đó không phải người chăm sóc nào cũng có những nhận thức đúng về tầm quan trọng của vận động sau phẫu thuật (số người chăm sóc trung bình: 2,03 ± 0,647), bên cạnh đó vẫn có một số không nhỏ người bệnh do chưa hiểu rõ về vai trò của vận động sau phẫu thuật nên sự nỗ lực tập vận động chưa cao chỉ cần người bệnh cảm thấy hơi đau tăng là dừng không tập tiếp hoặc không cho người nhà tập tiếp do đó kết quả tập vận động có thể khác nhau ở các thời điểm nghiên cứu.

Kết quả cũng cho thấy: tại thời điểm ngày thứ 3 và khi ra viện số người bệnh tập vận động chưa đạt yêu cầu trong mỗi bài tập vận động đặc biệt là tập vận động chủ động khá cao. Điều này cũng nói lên thực trạng của quá trình tập vận động của người bệnh và từđó sẽ giúp cho các nhân viên y tế trong quá trình điều trị, chăm sóc người bệnh cần phải lưu ý đến tình trạng của người bệnh, giải thích động viên người bệnh, giúp người bệnh hiểu rõ vai trò của vận động sau phẫu thuật, giám sát quá trình tập vận động của người bệnh để hỗ trợ giúp đỡ người nhà, người bệnh tập vận động và di chuyển, giải thích những thắc mắc khó khăn của người nhà và người bệnh trong quá trình tập vận động để tăng hiệu quả của các bài tập vận động do đó làm hạn chế các biến chứng xảy ra do tập vận động, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động cho người bệnh.

Từ kết quả nghiên cứu tại bảng 3.24 mức độ độc lập chức năng (Đánh giá theo thang điểm FIM) tương quan thuận với quá trình tập vận động của người bệnh

ở cả 2 thời điểm nghiên cứu ngày thứ 3 sau phẫu thuật và trước khi ra viện: tổng

điểm FIM trung bình là 83,89 ± 7,89 và 93,53 ± 9,15, mức độđộc lập trung bình lần lượt là 4,66 ± 0,43 và 5,19 ± 0,50. Tuy vậy theo thang điểm FIM, chúng ta cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 70 - 74)