Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thuộc huyện hoài đức hà nội (Trang 27)

Tháng 12/2014 – tháng 8/2015 2.3. Đối tượng nghiên cứu

Trẻ sơ sinh và bà mẹ trẻ.

Tiêu chuẩn chọn trẻ:

-Trẻ sơ sinh đủ tháng (37-42) tuần tuổi, đẻ thường hoặc mổ đẻ, có cân nặng ≥ 2500g; chiều dài ≥ 45cm.

-Không bị dị tật bẩm sinh, không mắc bệnh xã hội. -Không mắc các bệnh về hệ thần kinh.

Tiêu chuẩn chọn bà mẹ:

- Mang thai ở tuần 37 – 42.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu theo dõi dọc,theo dõi trẻ từ khi sinh ra đến tròn 6 tháng tuổi.

2.4.2. Mẫu và chọn mẫu

Chọn chủ đích 8 xã của huyện Hoài Đức (Đức Giang, Đức Thượng, Sơn Đồng, Song Phương, Yên Sở, Kim Chung, Dương Liễu, Tiền Yên). Điều kiện kinh tế các xã là mức trung bình, có văn hóa và tập quán giống nhau, các điều kiện chăm sóc và y tế tương đương nhau.

Lấy toàn bộ trẻ em sinh ra từ 1/12/2014 đến 28/2/2015 phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu của 8 xã thuộc huyện Hoài Đức. Tổng số 153 trẻ đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.

2.4.3. Công cụ thu thập

Bộ câu hỏi định lượng được thiết kế sẵn kết hợp với phiếu điều tra nhân trắc trẻ em.

Thước gỗ 2 mảnh, cân Tanitan.

2.4.4. Các biến số, chỉ sốnghiên cứu

 Nhóm các biến số, chỉ số

- Nhóm thông tin chung và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ +Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của gia đình trẻ,

+ Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn bổ sung - Tình trạng sức khỏe trẻ

+ Tiêu chảy

- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh: + Cân nặng sơ sinh

+ Chiều dài nằmsơ sinh

- Nhóm chỉ số nhân trắc trẻ các tháng từ 1-6 tháng: + Cân nặng

+ Chiều dài nằm

Tính tuổi của trẻ

Sử dụng cách tính tuổi theo TCYTTG hiện nay. Tuổi của trẻ được tính dựa vào ngày sinh của trẻ [59].

- Trẻ từ 1-29 ngày được coi là 0 tháng tuổi - Trẻ từ 30 - 59 ngày được coi là 1 tháng tuổi

- Trẻ từ tròn 2 tháng đến 2 tháng 29 ngày được coi là 2 tháng tuổi - Trẻtừ tròn 3 tháng đến 3 tháng 29 ngày được coi là 3 tháng tuổi - Trẻtừ tròn 4 tháng đến 4 tháng 29 ngày được coi là 4 tháng tuổi - Trẻtừ tròn 5 tháng đến 5 tháng 29 ngày được coi là 5 tháng tuổi - Trẻtừ tròn 6 tháng đến 6 tháng 29 ngày được coi là 6 tháng tuổi 2.5. Phương pháp thu thập số liệu

Nhómthông tin chung

- Kinh tế, văn hóa, xã hội, được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi đã được thiết kếsẵn. Phỏng vấn các bà mẹ sau sinh hoặc người nhà tại cơ sở y tế có thể trả lời phỏng vấn.

- Thực hành nuôi dưỡng trẻ:Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, do điều tra viên cùng cán bộ Viện Dinh dưỡng phỏng vấn.

+ Bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu: Hỏi trong vòng 24 giờ sau sinh.

+ Bú mẹ hoàn toàn trong tháng: Hàng tháng khi trẻ tròn 1,2,3,4,5,6 tháng ± 4 ngày thì học viên và 2 Điều tra viên đến nhà đối tượng để phỏng vấn trực tiếp về tình hình bú mẹ 24 giờ qua.

+ Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng: Theo dõi dọc toàn bộ trẻ trong 6 tháng. Những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong tháng 1 mới được phỏng vấn tháng 2 và tương tự cho đến tháng thứ 6.

+ Ăn bổ sung: Hàng tháng phỏng vấn trực tiếp khi trẻ tròn 1,2,3,4,5,6 tháng ± 4 ngày với những trẻ ngoài bú mẹ còn cho ăn thêm các thức ăn dạng rắn, đặc lỏng khác.

- Tình trạng sức khỏe trẻ

+ Nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy: Phỏng vấn bà mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ hàng tháng khi trẻtròn 1,2,3,4,5,6 tháng ± 4 ngày.

Theo dõi chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh

Cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh do 2 Điều tra viên (ĐTV) của nhóm nghiên cứu đến bệnh viên huyện Hoài Đức, bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội và trạm y tế các xã để cân đo trong vòng 24h. Trẻ được cân và đo 02 lần trong vòng 24h sau khi sinh. Điều tra viên phụ trách cân đo trẻ sẽ được tập huấn về các kỹ thuật cân đo trẻsơ sinh. Có 20% số mẫu được Giám sát viên của Viện Dinh dưỡng cân đo lại trong vòng 24h để kiểm tra sai số. Phương pháp cân đo cụ thể như sau:

- Cân trẻ lần 1

+Đặt trẻ nằm cân đối vào giữa lòng cân. Cân nặng của trẻ hiện trên màn hình điện tử, ghi lại kết quả cân trẻ lần 1 này vào phiếu.

- Cân trẻ lần 2: Giống lần 1,sau đó cởi bộ quần áo hoặc tã mặc cho trẻ

khi cân để cân lại ghi kết quả này vào phiếu.

- Đo chiều dài nằm cho trẻ lần 1: Sử dụng thước gỗ 2 mảnh của UNICEF

+ Đặt thước tại vị trí bằng phẳng, chắc chắn

+ Đặt trẻ nằm chính giữa thước, điều tra viên thứ nhất úp 2 tay vào 2 tai của trẻ, cố định đầu trẻ sao chođỉnh đầu trẻ chạm tấm chặn đầu của thước.

+ Điều tra viên thứ 2 đứng bên cạnh thước (phía có số đo của thước), điều chỉnh tư thế nằm của trẻ sao cho trẻ nằm thẳng, 2 vai chạm bề mặt thước, một tay ấn nhẹ 2 đầu gối trẻ để chân trẻ duỗi thẳng và áp sát thước một cách tối đa, tay kia đẩy tấm trượt vào sát gót chân trẻ, các ngón chân trẻ hướng lên trên.

+ Điểm tiếp xúc giữa tấm trượt và gót chân trẻ biểu diễn chiều dài

nằm của trẻ. Ghi lại số đo chiều dài lần 1 này vào phiếu.

- Đo lần 2:Giống đo trẻ lần 1

Theo dõi chiều dài, cân nặng của trẻ từ 1-6 tháng

Tiến hành hàng tháng khi trẻ được tròn 1,2,3,4,5,6 tháng ± 4 ngày.

Dụng cụ và phương pháp cân đo giống với cân đo trẻ sơ sinh, do 02 ĐTV của Viện Dinh dưỡng và học viên được tập huấn về kỹ thuật đo nhân trắc trẻ đến nhà đối tượng để cân và đo chiều dài của trẻ. Để giảm thiểu sai số kỹ thuật, 2 ĐTV cân đo hàng tháng là 2 ĐTV cân đo trẻ sơ sinh.

Nhận định kết quả

Đánh giá tăng trưởng ở trẻ:

Cân nặng và chiều dài ở trẻ được so sánh với cân nặng chuẩn tăng trưởng của quần thể tham chiếu WHO 2006 để đánh giá tăng trưởng ở trẻ.

- Cân nặng theo tuổi: Cân nặng của trẻ được so sánh với cân nặng của

trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham chiếu WHO 2006. Trẻ được xác định là bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân nếu điểm Z-score cân nặng theo tuổi (WAZ) nhỏ hơn -2SD. Cụ thể thang phân loại TTDD dựa theo WAZ như sau:

Từ -2SD trở lên:Bình thường

Từ dưới -2SD đến -3SD:Suy dinh dưỡng vừa thể nhẹ cân Dưới -3SD:Suy dinh dưỡng nặng thể nhẹ cân

-Chiều dài nằm theo tuổi: Chiều dài của trẻ được so sánh với trẻ cùng

tuổi, cùng giới theo quần thể tham chiếu của WHO. Trẻ được xác định là bị suy dinh dưỡng thể thấp còi nếu điểm Z-score của chiều dài nằm theo tuổi (HAZ) nhỏ hơn -2SD. Cụ thể thang phân loại TTDD dựa theoHAZ như sau:

Từ -2SD trở lên:Bình thường

Từ dưới -2SD đến -3SD:Suy dinh dưỡng vừa thể thấp còi Dưới -3SD:Suy dinh dưỡng nặng thể thấp còi

- Cân nặng theo chiều dài: Trẻ được xác định là bị suy dinh dưỡng thể

gày còm nếu điểm Z-score của cân nặng theo chiều dài (WHZ) nhỏ hơn -2SD. Trẻ được xác định là thừa cân nếu điểm Z-score của cân nặng theo chiều dài lớn hơn 2SD. Cụ thể thang phân loại TTDD dựa theo WHZ như sau:

Từ -2SD trở lên:Bình thường

Từ dưới -2SD đến -3SD:Suy dinh dưỡng vừa thể thấp còi Dưới -3SD:Suy dinh dưỡng nặng thể thấp còi

Từ +2SD đến +3SD:Thừa cân Từ +3SD trở lên:Béo phì

Đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ (tình trạng viêm đường hô hấp, tiêu chảy): Sử dụng phiếu theo dõi

- Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng có nước hoặc máu trên 3 lần/24h.

- Nhiễmkhuẩn đường hô hấp là khi trẻ có các biểu hiện như sốt, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng,ho, khó thở, khò khè, nhịp thở nhanh.

Đánh giá thực hành nuôi con bằng sữa mẹ

Kiểm tra mẫu phiếu theo dõi

- Bú sớm: Là trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.

Tỷ lệ trẻ bú sớm =

Số trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Tổng số trẻ

- Bú mẹ hoàn toàn: Là trẻ chỉ được nhận sữa từ vú mẹ hoặc vú nuôi và cho phép trẻ nhận được Oresol, dạng nhỏ giọt, siro (có chứa các vitamin, chất khoáng bổ sung hoặc thuốc) ngoài ra không nhận thêm bất kỳ một loại thức ăn dạng lỏng hay rắn nào khác.

Tỷ lệ trẻ BMHT trong tháng qua =

Số trẻ BMHT ngày hôm trước Tổng số trẻ

- Ăn bổ sung: Là tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoặc bú vú nuôi và ăn những thức ăn khác dạng rắn, đặc, lỏng

Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung ngày hôm trước=

Số trẻ ăn bổ sung ngày hôm trước Tổng số trẻ

2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

-Số liệu sau khi thu thập, được làm sạch và nhập bằng phần mềm EPI DATA và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0

- Số liệu về nhân trắc trẻ được xử lý bằng phần mềm Anthro của WHO 2006

-Các test thông kế phù hợp sẽ được lựa chọn để phân tích số liệu:Test-t được sử dụng so sánh 2 giá trị trung bình;test khi bình phương dùng so sánh tỷ lệ. Số liệu sẽ được so sánh giữa các lần điều tra.

2.7.Sai số và các phương pháp khống chế sai số

 Sai số có thể gặp:

- Sai số hệ thống: Do thước và cân không chuẩn.

- Sai số ngẫu nhiên: Do đối tượng không nhớ thông tin, do Điều tra viên không thực hiện đúng quy trình chuẩn trong cân đo và phỏng vấn.

 Các biện pháp khắc phục: - Cân và thước đo chuẩn.

-Các ĐTV và học viên được tập huấn về các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu.

- Có Giám sát viên tham gia giám sát trong quá trình điều tra. -Số liệu điều tra được làm sạch và nhập 2 lần trước khi phân tích. 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Trước khi triển khai, đề tài được thông qua Hội đồng đạo đức của Viện Dinh dưỡng.

Cha mẹ trẻ em được thông báo và giải thích đầy đủ về mục đích và ý nghĩa của cuộc điều tra và nội dung triển khai nghiên cứu.

Các cuộc điều tra được tiến hành với sự tự nguyện hoàn toàn của cha mẹ trẻ. Nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu thì sẽ ký vào giấy cam kết.

Tình trạng dinh dưỡng được thông báo với đối tượng sau điều tra. Các đối tượng có tình trạng dinh dưỡng kém sẽ được tư vấn về chế độ ăn và dinh dưỡng hợp lý.

Mọi thông tin về hộ gia đình và cá nhân đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ kín, các số liệu thu thập được chỉ dùng cho mục tiêu nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung

Trong đề tài này chúng tôi tiến hành điều tra 156 trẻ sơ sinh, trong số đó có 3 trẻ không đủ tiêu chuẩn chọn mẫu. Đến khi kết thúc điều tra, số trẻ của nghiên cứu là 153 trẻ.

Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ trong nghiên cứu theo giới tính 46.4%

53.6%

trai gái

Nhận xét: Phân bố giới tính của trẻ trong nghiên cứu này khá đồng đều, tỷ lệ trẻ trai là 54,6%; trẻ gái là 46,4%.

Bảng 3.1. Đặc điểm của bà mẹ tham gia nghiên cứu

Thông tin cá nhân n=153 Tỷ lệ %

Dân tộc Kinh 153 100 Khác 0 0 Nghề nghiệp của mẹ Làm ruộng 16 10 Cán bộ/viên chức 58 36,2 Kinh doanh 32 20 Công nhân 12 7,5 Nội trợ 42 2,3 Trình độ học vấn Hết cấp 2 34 21,2 Hết cấp 3 41 25,6 Cao đẳng/Đại học 85 53,2

Nhận xét:Trình độ học vấn của các bà mẹ trong nghiên cứu phần lớn là cao đẳng/đại học (53,2%) và nghề nghiệp chính là cán bộ viên chức (36,2%). 100% các bà mẹ người dân tộc kinh.

3.2. Theo dõi cân nặng, chiều dài, đánh giá tăng trưởng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Hoài Đức. dưỡng của trẻ em Hoài Đức.

3.2.1. Theo dõi cân nặng, chiều dài và đánh giá tăng trưởng ở trẻ em Hoài Đức

Bảng 3.2. Cân nặng trung bình (kg) của trẻ em theo tháng tuổi và giới Tháng tuổi Trai (n=82) Gái (n=71)

Chung (n=153) P ̅±SD ̅±SD ̅ 0 3,21 ± 0,33 3,15 ± 0,33 3,18 >0,05 1 4,36 ± 0,42 4,17 ± 0,43 4,27 <0,05 2 5,35 ± 0,53 5,19 ± 0,55 5,28 >0,05 3 6,09 ± 0,65 5,92 ± 0,72 6,0 >0,05 4 6,63 ± 0,71 6,48 ± 0,82 6,6 >0,05 5 7,07 ± 0,76 6,96 ± 0,90 7,02 >0,05 6 7,44 ± 0,79 7,31 ± 0,97 7,38 >0,05

Nhận xét:Cân nặng trung bình lúc đẻ ở trẻ traicao hơntrẻ gái nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kêvới p>0,05. Cân nặng trung bình của trẻ trai trong các tháng sau vẫn tiếp tục cao hơn trẻ gái nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê trừ nhóm trẻ ở tháng thứ nhất.

Biểu đồ 3.2. Tăng trưởng cân nặng (kg) của trẻ Hoài Đức so sánh với chuẩn WHO 2006 qua các tháng.

Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy xu hướng phát triển cân nặng của trẻ em Hoài Đức so sánh với cân nặngcủa quần thể tham chiếu chuẩn WHO 2006 trong 6 tháng sau sinh. Từ 0 tháng cân nặng của cả trẻ trai và gái là tương đồng so với cân nặng chuẩn theo WHO 2006. Trong các tháng sau đó, cân nặng trẻ gái Hoài Đức vẫn tương đương theo chuẩn WHO, tuy nhiên ở trẻ nam có xu hướng tăng chậm hơn so với chuẩn WHO và trẻ càng lớn thì khoảng cách chênh lệch càng nhiều. 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 0 1 2 3 4 5 6

Trẻ trai Hoài Đức Trẻ gái Hoài Đức

Trẻ trai chuẩn WHO Trẻ gái chuẩn WHO

Tháng

Bảng 3.3. Chiềudài trung bình (cm) của trẻ theo tháng tuổi và theo giới Tháng tuổi Trai (n=82) Gái (n=71) Chung (n=153) p ( t-test) ̅±SD ̅±SD ̅ 0 49,78±1,10 49,58±1,21 49,69 >0,05 1 54,45 ± 1,35 53,93 ± 1,66 54,2 <0,05 2 58,09 ± 1,68 57,54 ± 1,75 57,83 <0,05 3 61,03 ± 1,68 60,39 ± 2,07 60,73 <0,05 4 63,2 ± 1,78 62,75 ± 1,93 63 >0,05 5 65,08 ± 1,67 64,56 ± 2,2 64,84 >0,05 6 66,73 ± 2,0 66,22 ± 2,22 66,49 >0,05

Nhận xét: Chiều dài lúc mới đẻ của trẻ trai cao hơn trẻ gái, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Trong giai đoạn từ 1-3 tháng, chiều dài trẻ trai vẫn cao hơn trẻ gái, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Từ tháng thứ tư trở đi chiều dài trẻ trai cao hơn trẻ gái nhưng không đáng kể,sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê.

Biểu đồ 3.3. Tăng trưởng chiều dài (cm) của trẻ Hoài Đức so sánh với chuẩn WHO 2006 qua các tháng

Nhận xét: Biểu đồ3.3 cho thấy xu hướng phát triển chiều dài của trẻ em Hoài Đức so sánh với chuẩn WHO 2006. Cũng giống tăng trưởngcân nặng, chiều dài sơ sinh của trẻ Hoài Đức là tương đương chuẩn WHO 2006. Ở các tháng sau đó, chiều dài trẻ gái Hoài Đức đã vượt chuẩn WHO 2006 trung bình 0,5cm vàtrẻ trai Hoài Đức vẫn tương đương chuẩn WHO 2006 trừ tháng thứ tư và thứ sáu. 45 50 55 60 65 70 0 1 2 3 4 5 6

Trẻ trai Hoài Đức Trẻ gái Hoài Đức Trẻ trai chuẩn WHO Trẻ gái chuẩn WHO

Tháng cm

Bảng 3.4. Mức độ tăng cân nặng (kg) trung bình theo tháng. Tháng tuổi Trai (n=82) Gái (n=71) P ̅±SD ̅±SD 1 1,15±0,32 1,02±0,34 <0,05 2 1±0,26 1,02±0,2 >0,05 3 0,74±0,27 0,73±0,3 >0,05 4 0,56±0,2 0,54±0,24 >0,05 5 0,48±0,26 0,48±0,19 >0,05 6 0,37±0,23 0,35±0,2 >0,05 Sau 3 tháng 2,88±0,58 2,78±0,62 >0,05 Sau 6 tháng 4,23±0,73 4,16±0,87 >0,05

Nhận xét:Trong hai tháng đầu trẻ Hoài Đức có mức tăng cân nhanh, bình quân 1,08 kg/tháng. Các tháng sau bình quân trẻ tăng 0,52 kg/tháng. Sau 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thuộc huyện hoài đức hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)