Tăng trưởngcân nặng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thuộc huyện hoài đức hà nội (Trang 55 - 59)

Cân nặng lúc đẻ của trẻ sơ sinh trong nghiên cứu của chúng tôi và của một số tác giả khác được trình bày dưới bảng sau.

Bảng 4.14. Cân nặng lúc đẻ(gr) của trẻ em theo một số tác giả

Tác giả Trẻ trai(gr) Trẻ gái (gr)

Đinh Bích Thu[60](1995) 3114±352 3062±340 Lê Thị Hợp[58](1997) 3200±400 3100±400 Nguyễn Thị Yến[19] (1998) 3110±310 3100±370 Vũ Thanh Hương[61] (2009) 3100±400 3000±400 Vũ Thị Nhung(2015) 3210 ± 330 3150 ± 3300 Chuẩn WHO 2006 3300±400 3200±400

Kết quả trong bảng 4.14 cho thấy cân nặng lúc đẻ của trẻ sơ sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn cân nặng lúc đẻ của trẻ sơ sinh trong nghiên cứu của tác giảĐinh Bích Thuvà cs [60]thực hiện tại quận Đống Đa - Hà Nội, cao hơn tác giả Nguyễn Thị Yến thực hiện những năm giữa và cuối thập kỷ 90 tại huyện Hoài Đức.Và kết quả này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Thanh Hương[61] cũng thực hiện tại một huyện ngoại thành Hà Nội năm 2010.Kết quả cho thấy cân nặng sơ sinh trẻ em Hoài Đức trong nghiên cứu tương đương cân nặng sơ sinh của trẻ em nội thành Hà Nội 1995 của Lê Thị Hợp. Cân nặng lúc đẻ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng đã đuổi kịp chuẩn tăng trưởng cuả quần thể tham chiếu WHO 2006. Điều này chứng tỏ có xu hướng thế tục trong tăng trưởng cân nặng sơ sinh ở trẻ em Hoài Đức. Và cân nặng lúc đẻ của trẻ sơ sinh Việt Nam đã tương đương trẻ sơ sinhthế giới theo số liệu của quần thể tham chiếuWHO 2006.

Trong năm đầu, đặc biệt là những tháng đầu sau đẻ là giai đoạn tăng trưởng mạnh. Từ kết quả nghiên cứu trên một số lượng lớn trẻ em Việt Nam cho thấy, một trong các đặc điểm quan trọng của tăng trưởng là tăng liên tục trẻ càng nhỏ mức tăng càng nhiều. Trong ba tháng đầu cân nặng tăng rất nhanh. Trung bình mỗi tháng trẻ tăng 800-900g,ba tháng tiếp theo vẫn tiếp tục tăng nhanh khoảng từ 400-500g [51]. Cân nặng ở trẻ có thể tăng gấp đôi cân nặng lúc đẻ ở tháng thứ tư hay năm.

Theo kết quả bảng 3.4, trong những tháng đầu trẻ em Hoài Đức tăng trưởng tương đối tốt (tháng 1và 2), trung bình mỗi tháng trẻ tăng 1,08kg/tháng, ở các tháng sau đó tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại trung bình 0,5kg/tháng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến [19]. Khi so sánh cân nặng của trẻ Hoài Đức và quần thể tham chiếu WHO 2006 theo kết quả của biểu đồ 3.3 cho thấy ở hai tháng đầu sau sinh gần như cân nặng là tương đương

nghĩa thống kê. Ở trẻ gái Hoài Đức thì có tốc độ tăng trưởng như trẻ gái chuẩn WHO 2006 còn ở trẻ trai Hoài Đức có tốc độ tăng chậm hơn cân nặng của trẻ trai chuẩn WHO 2006.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cả trẻ trai và gái đều tăng cân nhanh trong ba tháng đầu, trung bình mỗi tháng tăng 0,82 – 0,96kg.Ba tháng cuối cân nặng của trẻ tiếp tục tăng, trung bình mỗi tháng trẻ tăng khoảng 400- 500g.Trẻ đạt gấp đôi cân nặng sau sinh ở tháng thứ tư.

Trong quá trình tăng trưởng, nhìn chung trẻ trai có tốc độ tăng nhanh hơn trẻ gái từ 50 – 100g ở hầu hết các lứa tuổi ở mức có ý nghĩa thống kê, điều này được thấy trong các nghiên cứu về tăng trưởng tiến hành trước đó [19, 51, 61]. Ở nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cân nặng trẻ trai cũng cao hơn trẻ gái ở tất cả các tháng khoảng 20g, nhưng sự khác biệt này lại không có ý nghĩa thống kê trừ tháng thứ 1. Điều này cho thấy trẻ gái cũng có tốc độ tăng trưởng tương tự trẻ trai. Cùng thực hiện theo dõi tăng trưởng tại các xã của huyện ngoại thành Hà Nội nhưng lại có sự khác biệt về cân nặng giữa trẻ trai và gái:ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến năm 2005 cho kết quả trẻ trai cao hơn trẻ gái ở mọi lứa tuổi, còn Vũ Thanh Hương nghiên cứu năm 2010 sau đó 5 năm thì cho kết quả 3 tháng đầu sự khác biệtvề cân nặng giữa trai và gáilà không có ý nghĩa thống kê và các tháng sau thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, còn nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả hầu hết sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về cân nặng trẻ trai và gái.Như vậy sau hai thập kỷ, đã có sự thay đổi về xu hướng tăng cân ở trẻ, trẻ gái đã có xu hướng tăng trưởng cân nặng đuổi kịp trẻ trai. Có thể lý giải tình trạng trên là do việc chăm sóc trẻ đồng đều, không có xự phân biệt giới tính, không còn tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ.

Bảng 4.15. So sánh cân nặng trung bình (kg)với kết quả của Vũ Thanh Hương[19] và Lê Thị Hợp[58]

Tháng Trai Gái Vũ Thanh Hương (n=95) Lê Thị Hợp (n=100) Vũ Thị Nhung (n=71) Vũ Thanh Hương (n=87) Lê Thị Hợp (n=100) Vũ Thị Nhung (n=82) 1 3,6±0,4 4,4±0,4 4,4 ± 0,4 3,3±0,5 4,1±0,4 4,2 ± 0,4 2 4,6±0,8 5,4±0,5 5,4 ± 0,5 4,5±0,6 5,0±0,5 5,2 ± 0,6 3 5,6±0,7 6,2±0,6 6,1 ± 0,7 5,4±0,7 5,8±0,6 5,9 ± 0,7 4 6,3±0,8 6,8±0,7 6,6 ± 0,7 6,0±0,7 6,3±0,7 6,5 ± 0,8 5 6,8±0,8 7,2±0,7 7,1 ± 0,8 6,5±0,8 6,7±0,7 6,9 ± 0,9 6 7,3±0,9 7,6±0,8 7,4 ± 0,8 6,9±0,9 7,1±0,8 7,3 ± 0,9 Kết quả bảng 4.14 cho thấy cân nặng của cả trẻtrai và gái trong nghiên cứu của chúng tôi caohơn so với kết quả nghiên cứu của Vũ Thanh Hương thực hiện tại một huyện ngoại thành Hà Nội trước đó 5 năm trung bình 0,5kg. Khi so sánh với nghiên cứu của Lê Thị Hợp, theo dõi cân nặng của trẻ em nội thành Hà Nội năm 1995 thì trẻ trai trong nghiên cứu của chúng tôi có trung bình cân nặngtương đương, còn trung bình cân nặng ở trẻ gáiđã vượt trung bình cân nặng trẻ nữ nội thành Hà Nội năm 1995 khoảng 0,2 kg. Điều này cho thấy đã có sự cải thiện về cân nặng của trẻ em Hà Nội, phù hợp xu hướng thế tục trong tăng trưởng.

Xu hướng phát triển cân nặng của trẻ trong nghiên cứu này đã có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đây đó là trong thời gian đầu sau sinh trẻ phát triển tương đối tốt nhưng sau đó cân nặng của trẻ bắt đầu thấp hơn số liệu quần thể tham khảo NCHS và cân nặng trẻ trai cao hơn trẻ gái ở hầu hết các tháng tuổi ở mức có ý nghĩa thống kê. Nhưng trong kết quả của chúng tôi

cho thấy cân nặng trẻ gái đã vượt chuẩn WHO, vượt trẻ em nội thành Hà Nội, chỉ có ở trẻ trai thì cân nặng vẫn thấp hơn chuẩn WHO. Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy cân nặng lúc đẻ trẻ traiHoài Đức gần bằng chuẩn WHO vậy tại sao lại có thể có sự cách biệt cân nặng ở các tháng sau đó. Có thể lý giải là bên cạnh các yếu tố khác thì sự thiếu kiến thức về chăm sóc trẻ như thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ trong nghiên cứu cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thuộc huyện hoài đức hà nội (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)