Suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng/chiều dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thuộc huyện hoài đức hà nội (Trang 65 - 67)

Cân nặng theo chiều dài thấp thường phản ánh một tình trạng thiếu ăn gần đây hay thiếu dinh dưỡng cấp tính nhưng cũng có thể lâu hơn [64].

Theo bảng 4.18 tỷ lệ suy dinh dưỡng gày còm trong nghiên cứu là 3,1% đều thấp hơn nhiều so với các kết quả của các tác giả khác. Điều này phản ánh mức sống của gia đình các trẻ tương đối ổn định, không có sự phân hóa giàu nghèo như ở thành phố nên tỷ lệ suy dinh dưỡng gày còm ít và ổn định trong 6 tháng theo dõi điều này thể hiện ở biểu đồ 3.9, lúc 0 tháng tỷ lệ gày còm là 2,0%, ở tháng thứ sáu chỉ tăng lên 3,9%.

Mặc dù chưa có nguy cơ của SDD gày còm theo bảng 3.6 (Z-score gần 0) tuy nhiên chỉ số Z-core của cả hai giới đều có xu hướng giảm dần. Cũng giống như hai thể nhẹ cân và thấp còi thì có sự tăng dần tỷ lệ suy dinh dưỡng gày còm theo tháng. Điều này cũng là kết quả của một số nghiên cứu như của Đoàn Thị Ánh Tuyết, nếu như tỷ lệ gày còm ở nhóm dưới 6 tháng sau sinh là 3% thì tỷ lệ này đã tăng 13,8% ở nhóm 6-11 tháng và tiếp tục tăng ở các tháng sau đó. Nghiên cứu của Phan Lê Thu Hằng [69] thực hiện tại các xã ngoại thành Hà Nội (Hà Tây cũ)cho kết quảlà 1,5% và 6,9% ở 2 nhóm dưới 6 tháng sau sinh và nhóm 6-11 tháng.

Nhìn chung tỷ lệ SDD trên địa bàn nghiên cứu không cao tuy nhiên nghiên cứu thực hiện trên đối tượng ở nhóm tuổi dưới 6 tháng sau sinh nên dù chưa cao vẫn rất đáng quan tâm vì theo biểu đồ 3.7; 3.8; 3.9 thì tỷ lệ SDD các thể ở 0 tháng rất thấp và đều tăng dần qua cáctháng. Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu khác[70], [18]. Điều này có thể do thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng còn thấp trên địa bàn nghiên cứu và ở cả các vùng khác do đó làm cho trẻ càng lớn càng gần với nguy cơ của suy dinh dưỡng. Nếu như không có các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý thì tỷ lệ

SDD sẽ tăng nhanh ở các tháng sau đó,điều này gây ra nhiều hậu quả trong tương lai.

Theo bảng 4.18 tỷ lệ thừa cân trong nghiên cứu của chúng tôi chưa cao (1,1%) tuy nhiên cũng có sự tăng dần theo các tháng. Kết quả này cao hơn kết quả của Bùi Thị Thanh Hoa(0%) và Nguyễn Chí Kiên(0%) nhưng lại thấp hơn nghiên cứu của Lê Thị Hương là 8,3%. Điều này cho thấy cũng giống như suy dinh dưỡng, thừa cân cũng có sự khác biệt giữa các vùng có điều kiện kinh tế khác nhau,thành phố cao hơn ngoại thành và ngoại thành cao hơn vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thuộc huyện hoài đức hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)