Tăng trưởng chiều dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thuộc huyện hoài đức hà nội (Trang 59 - 62)

Chiều dài lúc đẻ trong nghiên cứu của chúng tôi và của một số tác giả được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 4.16. Chiều dài lúc đẻ của trẻ em theo một số tác giả

Tác giả Trai(cm) Gái(cm)

Vương Thị Hòa[62](1993) 49,81±1,53 49,34±1,41

Lê Thị Hợp (1997) 48,7±1,6 47,9±1,4

Nguyễn Thị Yến (1998) 49,84±1,4 49,27±1,16

Vũ Thị Nhung (2015) 49,78 ± 1,10 49,58 ± 1,21

Chuẩn WHO 2005 49.9 49,1

Kết quả tại bảng 4.16 trên cho thấy chiều dài lúc mới đẻ của trẻ gáisơ sinh trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Vương Thị Hòa nghiên cứu tại vùng nông thôn Thái Bình, cao hơn kết quả củaNguyễn Thị Yến thực hiện vào năm 1998 tại Hoài Đức,cao hơn kết quả của Lê Thị Hợpthực hiện trên trẻ em nội thành Hà Nội năm 1997.Ở trẻ trai Hoài Đức cũng cho kết quả cao hơn của tác giả Vương Thị Hòa, Lê Thị Hợp. Cả hai giới đều có cân nặng tương đương chuẩn WHO 2006. Như vậy, chiều dài sơ sinhtrẻ em Hoài Đức hiện tại cao hơn trẻ em Thái Bình 1993, và trẻ em nội thành Hà Nội

1995.Điều này nói lên chiều dài lúc đẻ của trẻ sơ sinh Hoài Đức đã có sự cải thiện qua thời gian, phù hợp với xu hướng thế tục trong tăng trưởng.

Giống như tăng trưởng cân nặng, tăng trưởng chiều dài cũng có đặc điểm là tăng liên tục, trẻ càng nhỏ thì mức độ tăng càng nhiều. Ba tháng đầu tiên chiều dài của trẻ tăng rất nhanh trung bình 8-10 cm, ba tháng tiếp giảm xuống còn 5-6 cm[51]. Và có xu hướng chiều dài ở trẻ trai thường cao hơn trẻ gái trung bình 1-2cm [19, 51].

Theo kết quả bảng 3.5 thì ở nghiên cứu của chúng tôi chiều dài của trẻ cũng tăng nhanh trong 3 tháng đầu, trung bình mỗi tháng trẻ tăng3,75cm, các tháng tiếp theo trẻ tăng trung bình1,9cm/tháng. Khi so sánh chiều dài của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi với quần thể tham chiếu WHO 2006 theo kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy ở những tháng đầu chiều dài ở cả hai giới là tương đương. Ở những tháng sau đó lại có sự thay đổi, trẻ gái Hoài Đức lại có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn trẻ gái chuẩn WHO 2006, còn ở trẻ trai có tốc độ tăng trưởng tương đương trẻ trai chuẩn WHO trừ tháng thứ 4 và 6.

Trong quá trình tăng trưởng, chiều dài của trẻ trai thường cao hơn trẻ gái ở tất cả các lứa tuổi ở mức có ý nghĩa thống kê được thấy trong các nghiên cứu trước đây [19, 51], còn trong nghiên cứu của chúng tôi thì chiều dài ở trẻ trai vẫn cao hơn ở trẻ gái tuy nhiên hầu hết sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê trừ tháng hai.Sự tăng trưởng chiều dài cũng giống cân nặnglà tăng liên tục, trẻ trai tăng nhanh hơn trẻ gái ở hầu hết các lứa tuổi, phù hợp với quy luật phát triển.

Để thấy được xu hướng thế tục trong tăng trưởng chiều dài ở trẻ em, chúng tôi so sánh với nghiên cứu của Vũ Thanh Hương 2010 và Lê Thị Hợp 1995 theo kết quả bảng 4.17.

Bảng 4.17. So sánh chiều dài trung bình của trẻ em Hoài Đức với nghiên cứu của Vũ Thanh Hương và Lê Thị Hợp

Tháng Trai (n=82) Gái (n=71) Vũ Thanh Hương (n=95) Lê Thị Hợp (n=100) Vũ Thị Nhung (n=71) Vũ Thanh Hương (n=87) Lê Thị Hợp (n=100) Vũ Thị Nhung (n=82) 1 50,5±3,0 53,5±1,4 54,5 ± 1,4 49,7±3,0 52,8±1,4 53,9 ± 1,7 2 54,1±4,1 56,5±1,7 58,1 ± 1,7 53,3±3,3 56,0±1,6 57,5 ± 1,8 3 56,8±0,9 59,6±1,7 61,0 ± 1,7 56,0±3,4 58,8±1,7 60,4 ± 2,1 4 59,3±3,7 62,1±1,8 63,2 ± 1,8 58,7±3,2 61,1±1,6 62,8 ± 1,9 5 61,4±3,6 64,3±1,9 65,1 ± 1,7 61,2±2,9 63,4±1,7 64,6 ± 2,2 6 62,8±3,5 66,2±1,9 66,7±2,0 61,7±3,1 65,5±1,7 66,2±2,2

Khi so sánh chiều dài của trẻ em Hoài Đức 2015 với chiều dài trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hợp thực hiện trên nhóm trẻ nội thành Hà Nội năm 1995 cho thấy kết quả của chúng tôi đã vượt ở cả trẻ trai và gái trung bình từ 0,5-2,0 cm, và cao hơn trung bình khoảng 4-5cm so với kết quả của Vũ Thanh Hương thực hiện tại Sóc Sơn năm 2009. Như vậy đã có xu hướng thay đổi theo hướng cải thiện về chỉ số chiều dài của trẻ em dưới 6 tháng ở trẻ em Hà Nội sau 20năm (1995-2009-2015). Điều này cũng phù hợp với các kết quả khác như trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến thực hiện năm 2005 cho thấychiều dài của trẻ em Hoài Đức cũng đã cao hơn nghiên cứu của Lê Thị Hợp ở những năm 80 thế kỷ

trước.Như vậy đã có thế tục trong tăng trưởng chiều dài ở trẻ em Hà Nội sau 2 thập kỷ.

Sự tăng trưởng chiều dài của trẻ trong nghiên cứu này cũng giống cân nặng là đã có sự thay đổi so với kết quả của các nghiên cứu trước đây. Trong thời gian đầu sau sinh trẻ phát triển tương đối tốt nhưng sau đó chiều dài của trẻ bắt đầu thấp hơn số liệu quần thể tham khảo NCHS và cân nặng trẻ trai cao hơn trẻ gái ở hầu hết các tháng tuổi ở mức có ý nghĩa thống kê thường thấy trong các nghiên cứu trước [19, 61]. Nhưng trong kết quả của chúng tôi cho thấy chiều dài trẻ gáiHoài Đức đã vượt chuẩn WHO 2005, vượt trẻ em nội thành Hà Nội. Ở trẻ trai thì chiều dài trung bình cũng đã cao hơn trẻ em nội thành Hà Nội, tương đương chuẩn WHO 2006.

Như vậy kết quả về theo dõi chiều dài và cân nặng của trẻ em Hoài Đức trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đã có sự cải thiện cả về chiều dài và cân nặng so với các nghiên cứu ở những thập kỷ trước. Thấy được sự thế tục trong tăng trưởng qua thời gian. Điều này có thể do ảnh hưởng tích cực của điều kiện kinh tế, xã hội giúp cải thiện điều kiện sống, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thuộc huyện hoài đức hà nội (Trang 59 - 62)