7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Tổng quan về huyện Tuy Phước
Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn và trù phú của tỉnh Bình Định, có diện tích 217,12 km2, đứng vào loại nhỏ nhất so với các huyện, thị xã và thành phố khác trong tỉnh. Tuy Phước nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Định, ở vào tọa độ địa lý 13036’ đến 13057’ vĩ độ bắc, 109003’ đến 109016’ kinh độ đông, phía bắc giáp huyện Phù Cát, An Nhơn, phía tây giáp huyện An Nhơn và Vân Canh, phía đông và phía nam giáp thành phố Quy Nhơn, thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên).
Hiện nay Tuy Phước có 2 thị trấn (thị trấn Tuy Phước, Diêu Trì) và 11 xã (xã Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Quang, Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Lộc, Phước An, Phước Thành). Trung tâm huyện lỵ đóng tại thị trấn Tuy Phước.
Một trong những trung tâm khai thác nghề thuỷ hải sản là đầm Thị Nại, cửa Thử, cửa Thị Nại. Cửa Thử (Kẻ Thử) xưa vốn rất rộng và sâu, nên tàu thuyền ra vào cảng Thị Nại thời Champa và Nước Mặn thời các chúa Nguyễn rất thuận lợi. Do bồi đắp của tự nhiên, cửa Thử đã bị lấp hẳn cách đây khoảng 200 năm. Từ khoảng thế kỷ XVII - XVIII, cửa Thử là cửa khẩu giao lưu hàng hóa vào loại quan trọng nhất của phủ Quy Nhơn. Khi cửa Thử bị bồi lấp, cửa Thị Nại (cửa Quy Nhơn) trở thành cảng khẩu chính của Bình Định. Nằm bên đầm Thị Nại và cảng biển Quy Nhơn, lại có sông Côn và sông Hà Thanh chảy qua, nhờ vậy bằng đường thủy từ Tuy Phước có thể đi đến nhiều nơi trong
22
nước và nước ngoài. Từ vạn Gò Bồi đến Phú Đa; từ cửa sông Côn ngược lên Bình Khê (Tây Sơn), đến thượng nguồn Vĩnh Thạnh; cửa sông Hà Thành lên Trường Úc (thị trấn Tuy Phước), chợ Cây Da (Diêu Trì) và đầu nguồn Quang Hiển (Vân Canh).
Trước đây, khi nước biển còn ăn sâu và đất liền, sông được cung cấp nước thường xuyên, sông Côn trở thành tuyến giao thông đường thủy quan trọng bậc nhất của Tuy Phước và Bình Định. Phù sa và dòng chảy của sông Côn đã góp phần hình thành nhiều thị tứ, song cũng chính dòng sống này đã xoá bỏ đi không ít thị tứ ở Bình Định. Minh chứng tiêu biểu nhất là sự hình thành, phát triển và suy tàn của phố cảng Nước Mặn, thị tứ Gò Bồi của huyện Tuy Phước.
Nghề nghiệp chính của cư dân ở huyện Tuy Phước này là nông nghiệp, diêm nghiệp và ngư nghiệp. Hiện nay các đầm, hồ trên địa bàn huyện còn lại khá nhiều. Đầm Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định, diện tích lúc triều xuống và lên từ 3.200 ha đến 5.000 ha. Nguồn lợi thủy sản hết sức phong phú, đa dạng, có thể khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đầm Thị Nại có 85 loại thực vật nổi, 64 loài động vật nổi, 181 loài động vật đáy, 136 loài tảo rong và các loài thực vật bậc cao, 116 loài cá, 14 loài tôm…
Bên cạnh đó còn có các hồ chứa nước như Hóc Ké (xã Phước An), Cây Đa, Đá Vàng, Cây Thích (đều thuộc xã Phước Thành)… Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông của Tuy Phước vừa có những thuận lợi, vừa chứa đựng những khó khăn, trong đó thuận lợi là cơ bản. Chính yếu tố này đã có những tác động không nhỏ đến tiến trình phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội của địa phương