Đặc điểm từ loại của hệ thống từ ngữ nghề biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề biển ở huyện tuy phước, bình định (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Đặc điểm từ loại của hệ thống từ ngữ nghề biển

Quá trình tìm hiểu và phân chia từ loại trong hệ thống từ ngữ nghề biển nhằm mục đích đánh giá quá trình định danh các công đoạn, tính chất và quy trình hành nghề của ngư dân vùng Tuy Phước. Về mặt lý luận, cho đến ngày nay, chủ yếu có hai phương pháp phổ biến để phân định từ loại: phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai lớp khái quát là thực từ và hư từ; hoặc phân chia từ vựng thành nhiều lớp cụ thể hơn với các đặc trưng xác định hơn.

Ở Việt Nam các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng hai cách phân loại này. Việc phân định từ loại tiếng Việt theo cách thứ hai thành những lớp từ cụ thể chủ yếu căn cứ vào ba tiêu chuẩn: Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp. Do vậy, về mặt từ loại trong tiếng Việt, chúng ta có thể phân chia thành nhiều loại như: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, tình thái từ, trợ từ, quan hệ từ, … Khảo sát từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước, Bình Định, chúng tôi nhận thấy rằng không phải tất cả các từ loại đều có thể tìm thấy trong lớp từ nghề nghiệp này.

Kết quả điều tra cho thấy từ loại nhiều nhất là danh từ. Đó là các từ chỉ công cụ, nguyên liệu, tên gọi các bộ phận của công cụ và tên chỉ sản phẩm. Sau danh từ là động từ: tên gọi các hoạt động, động tác đánh bắt, vận chuyển, mua bán... Tính từ có số lượng ít hơn cả, để chỉ tính chất của các kết quả đánh bắt thuỷ hải sản.

Số lượng từ chỉ nghề biển ở Tuy Phước về mặt từ loại (danh từ, động từ và tính từ) là 485/527 từ. 88 đơn vị còn lại là các thành ngữ, từ cụm từ. Kết quả được trình bày cụ thể trong Bảng 2.2. sau:

33

Bảng 2.2. Hệ thống từ loại trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định

Từ loại Danh từ Động từ Tính từ

Số lượng 202/527 271/527 12/527

Tỉ lệ % 38,3 51,4 2,2

Từ thực tế thống kê, chúng ta có thể liệt kê một số ví dụ về mặt từ loại như sau: Danh từ: ghe, sõng, thúng, lưới rút, lưới trủ, mạn thuyền, cào khung, trăng (tháng)…; Động từ: câu mực, đi bạn, đi hâu, bủa lưới, chèo lái, chẹt,

mắt lưới …; Tính từ: tươi, khô, ương, mượt… Cùng với sự phong phú về cách

định danh, gọi tên quá trình đánh bắt, các từ loại cũng có sự hấp dẫn, thú vị có đặc tính văn hoá như những từ kiêng kị theo quan niệm tâm linh của ngư dân như: ông (cá voi lớn), cậu (cá voi đực nhỏ), (cá voi cái nhỏ), cô tím (rùa biển cái non), con rau tư (con chó)...

Như vậy, từ ngữ nghề biển biểu hiện tiếng nghề nghiệp, trước nhất là sự định danh toàn bộ quá trình đánh bắt, khai thác cụ thể. Không có quá trình cụ thể này, bản thân từ nghề nghiệp sẽ không tồn tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề biển ở huyện tuy phước, bình định (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)