7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Từ thuần Việt trong từ ngữ nghề biển
Từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định hầu hết là từ thuần Việt, chẳng hạn như: bè, bốc, bóng ghẹ, ghe, xuồng, bủa, lưới rút, hâu, giã cào… Có 490 từ ngữ thuần Việt, chiếm, 93 %; tập trung chủ yếu ở các từ chỉ
30
phương tiện, công cụ và quy trình tổ chức hoạt động, quản lý, các công đoạn
đánh bắt gần và xa bời. Ví dụ: bủa lưới, lưới rút, lưới trủ, đèn chong, lưới chét, lưới đặc, giã cào.
Theo chúng tôi, nghề khai thác hải sản truyền thống còn mang tính thủ công, phương tiện, công cụ khai thác còn thô sơ. Các cuộc đánh bắt ngoài biển cả còn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian. Do đó lớp từ chỉ nghề khai thác hải sản nói chung và lớp từ chỉ phương tiện, công cụ và quy trình hoạt động nói riêng chủ yếu mang nguồn gốc thuần Việt. Sự xuất hiện và mức độ phổ biến của các từ thuần Việt chiếm phần lớn trong tổng số từ ngữ nghề biển được thu thập là điều có thể lý giải được. Hiện tượng này phản ánh truyền thống lịch sử lâu đời của những ngành nghề tiêu biểu và thói quen sử dụng ngôn ngữ địa phương của cư dân vùng Tuy Phước.
Nghề biển là một trong những nghề truyền thống đã có niên đại lâu đời, mang tính truyền thống, có sự giao thoa với các vùng lân cận do quá trình cùng khai thác tại các ngư trường. Về cơ bản, nghề biển được tiến hành theo phương thức thủ công nhưng cũng có sự hỗ trợ của hệ thống máy móc nước ngoài. Đây cũng là nguyên nhân trong từ ngữ nghề biển có một bộ phận không nhiều các từ ngoại lai có nguồn gốc từ các ngôn ngữ Ấn Âu.
2.1.2. Từ Hán Việt trong từ ngữ nghề biển
Từ Hán Việt là hệ quả tất yếu của quá trình giao lưu ngôn ngữ Việt – Hán. Trong quá trình đô hộ và lan toả văn hoá, văn minh Trung Hoa ở Việt Nam, một bộ phận từ ngữ nghề nghiệp của các ngư dân Trung Hoa đã được du nhập vào tiếng Việt, được người Việt tiếp nhận và chuyển hoá mạnh mẽ trong kho từ vựng tiếng Việt tại các địa phương. Trong đó có hệ thống từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Vốn từ vựng chỉ nghề biển mang đặc trưng ngành nghề thủ công truyền thống, đòi hỏi công sức lao động lớn và có truyền thống lâu đời. Do nhu cầu
31
công việc nên người dân lao động sử dụng những từ ngữ đơn giản, thuận tiện trong việc giao tiếp. Chính vì vậy mà nó ít chịu sự ảnh hưởng của tiếng Hán. Nhưng không phải là không có. Ví dụ như:
- Công nhựt: công của người được người khác mướn để đi biển, làm biển trong một ngày (đối với trường hợp đánh bắt gần bờ).
- Lịnh (Lệnh) ông: từ tôn kính, dùng để chỉ thần Nam Hải (tức cá ông, cá voi) của ngư dân miền biển.
- Ngư cụ: phương tiện, công cụ đánh bắt nói chung của ngư dân.
- Ngư dân: chỉ những người làm nghề đánh bắt thuỷ hải sản nói chung.
- Mã lực: chỉ số khả năng vận hành của máy ghe, máy tàu đánh bắt thuỷ
hải sản xa bờ.
2.1.3. Từ gốc Ấn – Âu trong từ ngữ nghề biển
Trong xu thế sử dụng các phương tiện, kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc phương Tây, việc các nghề trong xã hội vay mượn những yếu tố ngôn ngữ Ấn Âu để gọi tên đối tượng là không tránh khỏi và ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nghề đi biển, khai thác thuỷ hải sản là một nghề thủ công truyền thống lâu đời ở Việt Nam nói chung và ở Tuy Phước, Bình Định nói riêng.
Việc ứng dụng các kĩ thuật, phương tiện có nguồn gốc phương Tây còn hạn chế và diễn ra muộn. Điều này giải thích vì sao số lượng từ ngữ vay mượn các ngôn ngữ Ấn Âu trong nghề biển ở Tuy Phước chiếm số lượng rất ít (12/527 đơn vị từ, chiếm tỷ lệ 2,3 %). Trong quá trình điều tra của mình, chúng tôi chỉ tìm thấy được một số từ chuyên môn như: (đèn) Măng xông
(đèn soi, chiếu sáng của Pháp), (máy) diesel (máy chạy dầu diesel), (máy) cô le (máy phát điện chạy xăng), (tàu) compostite (tàu có vỏ được chế tạo từ chất liệu compostite), boong (tàu), (máy) baba, đèn neon (đèn huỳnh quang), vô lăng (bánh lái)....
32
2.2. Đặc điểm ngữ pháp của từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định Bình Định
Về mặt ngữ pháp, từ ngữ nghề biển được xem xét ở hai bình diện: đặc điểm từ loại và đặc điểm cấu tạo.
2.2.1. Đặc điểm từ loại của hệ thống từ ngữ nghề biển
Quá trình tìm hiểu và phân chia từ loại trong hệ thống từ ngữ nghề biển nhằm mục đích đánh giá quá trình định danh các công đoạn, tính chất và quy trình hành nghề của ngư dân vùng Tuy Phước. Về mặt lý luận, cho đến ngày nay, chủ yếu có hai phương pháp phổ biến để phân định từ loại: phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai lớp khái quát là thực từ và hư từ; hoặc phân chia từ vựng thành nhiều lớp cụ thể hơn với các đặc trưng xác định hơn.
Ở Việt Nam các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng hai cách phân loại này. Việc phân định từ loại tiếng Việt theo cách thứ hai thành những lớp từ cụ thể chủ yếu căn cứ vào ba tiêu chuẩn: Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp. Do vậy, về mặt từ loại trong tiếng Việt, chúng ta có thể phân chia thành nhiều loại như: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, tình thái từ, trợ từ, quan hệ từ, … Khảo sát từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước, Bình Định, chúng tôi nhận thấy rằng không phải tất cả các từ loại đều có thể tìm thấy trong lớp từ nghề nghiệp này.
Kết quả điều tra cho thấy từ loại nhiều nhất là danh từ. Đó là các từ chỉ công cụ, nguyên liệu, tên gọi các bộ phận của công cụ và tên chỉ sản phẩm. Sau danh từ là động từ: tên gọi các hoạt động, động tác đánh bắt, vận chuyển, mua bán... Tính từ có số lượng ít hơn cả, để chỉ tính chất của các kết quả đánh bắt thuỷ hải sản.
Số lượng từ chỉ nghề biển ở Tuy Phước về mặt từ loại (danh từ, động từ và tính từ) là 485/527 từ. 88 đơn vị còn lại là các thành ngữ, từ cụm từ. Kết quả được trình bày cụ thể trong Bảng 2.2. sau:
33
Bảng 2.2. Hệ thống từ loại trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định
Từ loại Danh từ Động từ Tính từ
Số lượng 202/527 271/527 12/527
Tỉ lệ % 38,3 51,4 2,2
Từ thực tế thống kê, chúng ta có thể liệt kê một số ví dụ về mặt từ loại như sau: Danh từ: ghe, sõng, thúng, lưới rút, lưới trủ, mạn thuyền, cào khung, trăng (tháng)…; Động từ: câu mực, đi bạn, đi hâu, bủa lưới, chèo lái, chẹt,
mắt lưới …; Tính từ: tươi, khô, ương, mượt… Cùng với sự phong phú về cách
định danh, gọi tên quá trình đánh bắt, các từ loại cũng có sự hấp dẫn, thú vị có đặc tính văn hoá như những từ kiêng kị theo quan niệm tâm linh của ngư dân như: ông (cá voi lớn), cậu (cá voi đực nhỏ), cô (cá voi cái nhỏ), cô tím (rùa biển cái non), con rau tư (con chó)...
Như vậy, từ ngữ nghề biển biểu hiện tiếng nghề nghiệp, trước nhất là sự định danh toàn bộ quá trình đánh bắt, khai thác cụ thể. Không có quá trình cụ thể này, bản thân từ nghề nghiệp sẽ không tồn tại.
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ nghề biển
2.2.2.1. Về các đơn vị định danh
Số lượng cụ thể của từng loại và tỉ lệ theo Bảng 2.3 và Bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.3: Số lượng từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định xét từ phương diện đặc điểm cấu tạo
Stt Phân loại từ ngữ Số lượng Tỷ lệ
1 Từ đơn 101 19,1 2 Từ ghép 384 72,8 3 Từ láy 0 0 4 Từ ngẫu kết 2 0,37 5 Ngữ, trong đó Thành ngữ 7 1,32 Ngữ chuyên môn 33 6,3 Tổng cộng 527 100
34
Nhận xét: Từ kết quả thống kê, chúng tôi tiến hành khảo sát, đánh giá và phân chia 527 ngữ liệu được thu thập. Căn cứ vào các quan điểm nghiên cứu về hệ thống từ pháp trong ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban và Hoàng Trọng Phiến, chúng tôi đã sắp xếp và phân loại thành các loại đơn vị từ vựng khác nhau như: Từ đơn, từ ghép, từ ngẫu hợp, ngữ định danh.
Bảng 2.4: Tổng hợp từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định xét từ phương diện cấu tạo và nội dung phản ánh
Stt Nội dung từ ngữ Từ đơn
(%) Từ ghép (%) Từ ngẫu kết (%) Ngữ (%) Tổng công (%)
1 Phương tiện, công cụ nghề biển 35 (15) 183 (78,5) 1 (0,4) 14 (6,0) 233 (100) 2 Quy trình tổ chức và hoạt động nghề biển 34 (21,2) 110 (68,8) 0 (0) 16 (10) 160 (100)
3 Hiện tượng tự nhiên liên quan đến nghề biển 16 (22,5) 45 (63,4) 0 (0) 10 (14,1) 71 (100)
4 Kiêng kị văn hoá trong nghề biển 15 (28,8) 36 (69,2) 0 (0) 1 (2) 52 (100) 5 Người làm nghề biển 1 (9,0) 10 (91) 0 (0) 0 (0) 11 (100) Tổng cộng 101 384 1 41 527
Từ kết quả thống kê ở Bảng 2.4 cho thấy, hệ thống từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước được biểu hiện qua hai dạng đơn vị là từ và ngữ. Tuy nhiên, khác với từ trong ngôn ngữ toàn dân, từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước không có từ láy, chỉ có từ đơn, từ ghép và từ ngẫu kết. Trong số các từ ngữ đã thu thập
35
được chỉ có một số trường hợp có yếu tố láy hoặc hình thức ngữ âm của từ giống với từ láy (máy) baba, (thuyền nhựa) bo bo…
Nhận xét chung:
Về từ đơn, qua khảo sát, phân loại chúng tôi thấy số lượng từ đơn thu thập được trong lớp từ của nghề khai thác hải sản ở Tuy Phước là 101 ngữ liệu, chiếm tỷ lệ 19,1%. So với số tượng từ ghép, số lượng từ đơn không cao nhưng xét về đặc tính và giá trị phản ánh nghề nghiệp, hệ thống từ đơn này là bộ phận từ thuộc lớp từ vựng cơ bản của vốn từ ngữ ngư nghiệp ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
So sánh số lượng từ đơn giữa các nhóm từ ngữ nghề biển (theo nội dung phản ánh) ở huyện Tuy Phước với nhau, chúng tôi có bảng số liệu thống kê về tỉ lệ giữa các lớp từ như sau:
Bảng 2.5. Phân loại từ đơn trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước, Bình Định xét từ phương diện nội dung phản ánh
Stt Nội dung phản ánh Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Phương tiên, công cụ nghề biển 35 34,6
2 Quy trình tổ chức và hoạt động nghề biển 34 33,6
3 Hiện tượng tự nhiên liên quan đến nghề biển 16 15,8
4 Kiêng kị văn hoá trong nghề biển 15 14,8
5 Người làm nghề biển 01 1,2
Tổng cộng 101 100
Trong thực tiễn lịch sử phái sinh, từ đơn ra đời sớm và đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của ngư dân làm nghề cũng như là nhân tố cốt yếu trong cấu tạo từ phái sinh. Các từ đơn cũng thường là các từ gọi tên những sự vật thiết yếu trong nghề. Ví dụ như tên gọi các loại phương tiện, công cụ đánh bắt cá gần và xa bờ trong nghề biển như: ghe, sõng, neo, thúng, lưới, lưỡi,
36
vợt…hoặc các từ chỉ quy trình tổ chức hoạt động và quản lý của nghề biển như bủa, vây, chụp, gõ, kéo,neo, thả, giậm…, hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình đánh bắt như lốc, bão, giông, tố...
Hệ thống từ đơn không nhiều trong vốn từ vựng của nghề biển ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định nhưng đa phần chúng thuộc lớp có nguồn gốc thuần Việt được sử dụng một cách rộng rãi. Về mặt ngữ nghĩa, hệ thống từ đơn trong từ ngữ nghề biển có nội dung chỉ phương tiện, công cụ và quy trình hoạt động đánh bắt đều có tính võ đoán, khó giải thích về lí do định danh. Chúng phản ánh những thao tác, hoạt động của nghề: cào, rút, vây, chụp, bắt,
xúc, …hoặc định danh các phương tiện, công cụ quan trọng của nghề: lưới,
ghe, xuồng, đăng, đó... Như vậy, ở góc độ hình thái cũng như ngữ nghĩa trong
hệ thống từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước lớp từ đơn không nhiều nhưng đóng vai trò nền tảng và có khả năng hình thành những lớp từ ghép mới.
Từ ghép chiếm số lượng lớn (384 từ chiếm tỷ lệ tới 72,8%), gấp nhiều lần so với từ đơn, ngữ và từ ngẫu kết. So với từ đơn, từ ghép có số lượng gần gấp đôi và chiếm tỷ lệ cao. Trong đó số lượng ghép đẳng lập chiếm tỷ lệ thấp hơn khá nhiều so với từ ghép chính phụ, cụ thể ở Bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.6. Phân loại từ ghép trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước, Bình Định từ phương diện nội dung phản ánh
Stt Nội dung phản ánh Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Phương tiện, công cụ nghề biển 180 46,9
2 Quy trình tổ chức và hoạt động nghề biển 115 30
3 Hiện tượng tự nhiên liên quan đến nghề biển 45 11,7
4 Kiêng kị văn hoá trong nghề biển 34 8,8
5 Người làm nghề biển 10 2,6
Tổng cộng 384 100
37
Định, số lượng từ ghép thuộc nhóm từ chỉ phương tiện, công cụ là 180 đơn vị, chiếm 46,9%; lớp từ chỉ quy trình hoạt động là 115 từ, chiếm 30%. Số từ có nội dung biểu đạt sự kiêng kị văn hoá là 35 từ, chiếm tỷ lệ 8,8 %.
Trên cơ sở kết quả thống kê đó, chúng tôi tiếp tục phân loại từ ghép thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, chúng tôi có kết quả cụ thể
(tính theo từng nhóm từngữ chỉnội dung phảnánh)ở Bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Tổng hợp các loại từ ghép trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước, Bình Định Stt Loại từ Nội dung phản ánh Từ ghép Tổng (%) Chính phụ (%) Đẳng lập (%)
1 Phương tiên, công cụ nghề biển 172 (96) 08 (04) 180 (100)
2 Quy trình tổ chức và hoạt động nghề biển
112 (97,3) 03 (2,7) 115 (100)
3 Hiện tượng tự nhiên liên quan đến nghề biển
45 (100) 0 (0) 45 (100)
4 Kiêng kị văn hoá trong nghề biển 34 (100) 0 (0) 34 (100)
5 Người làm nghề biển 10 (100) 0(0) 10 (100)
Tổng cộng 373 (97) 11 (3,0) 384 (100)
Nhìn vào bảng tổng hợp trên, chúng ta thấy trong tổng số 384 từ ghép thu thập được, từ ghép chính phụ chiếm số lượng gần như tuyệt đối, gồm 373 đơn vị, chiếm 97%; trong khi đó từ ghép đẳng lập có số lượng rất khiêm tốn, chỉ có 11 đơn vị từ chiếm 3,0 %.
Có thể thấy điểm khác biệt về cấu tạo từ nghề nghiệp của nghề biển ở huyện Tuy Phước so với từ trong ngôn ngữ toàn dân là tuyệt đại đa số từ ghép của nghề này là từ ghép chính phụ. Trong tất cả các nhóm từ ghép (xét theo
38
nội dung phản ánh) thì từ ghép chính phụ đều chiếm một tỉ lệ rất lớn, từ 97% trở lên. Từ ghép đẳng lập chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp là 2,85%
Về nhóm từ ngẫu kết, so với từ đơn và và từ ghép thì số lượng từ này chỉ có 02 từ vô – lăng (bánh lái của tàu đánh bắt lớn), nê – ông (đèn vây bắt) nguồn gốc Ấn Âu, chiếm tỷ lệ 0,37 % trong vốn từ chung của nghề khai thác hải sản ở Tuy Phước. Các thành tố của nó kết hợp với nhau mà không hề theo một quan hệ về ngữ nghĩa hay ngữ âm.
Về nhóm ngữ trong hệ thống từ ngữ nghề biển, do yêu cầu định danh, “từ” khó đảm nhiệm hết việc định danh những khái niệm sự vật mới, do vậy ngữ xuất hiện. Trong quá trình điều tra chúng tôi thu thập được 40 ngữ định danh bao gồm 33 ngữ chuyên môn và 7 thành ngữ. Chúng tôi gọi chung đó là ngữ định danh.
Số lượng và tỉ lệ phân bố từng loại được thống kê qua Bảng 2.8. sau:
Bảng 2.8. Ngữ định danh trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định
Stt Nội dung phản ánh Số lượng Tổng (%) Thành ngữ Ngữ chuyên môn
1 Phương tiên, công cụ nghề biển 0 12 12 (30)
2 Quy trình tổ chức và hoạt động nghề biển 0 17 17 (42,5)
3 Hiện tượng tự nhiên liên quan đến nghề biển
7 3 10 (25)
4 Kiêng kị văn hoá trong nghề biển 0 1 01 (2,5)
5 Người làm nghề biển 0 0 0 (0)
Tổng cộng 7 33 40 (100)