7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Cấu trúc nghĩa của các đơn vị định danh trong từ ngữ nghề biển
2.3.3.1. Trường từ vựng về phương tiện, công cụ nghề biển
Qua phân tích 527 ngữ liệu đã được thu thập, chúng tôi nhận thấy rằng, cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng chỉ phương tiện, công cụ nghề biển ở Tuy Phước cũng được thể hiện qua 08 dạng nét nghĩa cơ bản:
61
Một là về tên gọi chỉ loại công cụ, phương tiện. Đây là loại nghĩa vị có chức năng chỉ loại chính của phương tiện, nghĩa vị phạm trù này mang tính tổng quát, khái quát chung nhất mà tên gọi muốn biểu thị. Nó thường xuất hiện đầu tiên trong các định nghĩa giúp người nghe có thể hình dung và phân biệt với các trường từ vựng khác. Loại nghĩa vị này được thể hiện bằng hai cách như sau:
+ Được biểu thị bằng các danh từ chỉ loại chung. Ví dụ như Phao, vật nhẹ làm bằng nhựa hay xốp dùng để đánh dấu vị trí thả lưới.
+ Được biểu thị bằng các danh từ chỉ loại cụ thể. Thuộc loại này gồm những phương tiện được hình thành chủ yếu do cách biến âm hoặc các tên gọi của một loại phương tiện cụ thể ở địa phương. Ví dụ như Đáy, lưới đánh cá hình ống to và dài, có cọc để giữ miệng lưới.
Hai là đặc điểm hình dáng của công cụ, phương tiện. Đây là nghĩa vị dùng để miêu tả các đặc điểm về hình dáng của phương tiện, công cụ. Việc miêu tả hình dáng có thể là cụ thể: hình nón, hình trụ, hình tròn, hình quả dưa…. hoặc cũng có thể là miêu tả trong sự so sánh dáng hình. Ví dụ như
Ghe bầu (một sản phẩm văn hoá khá đặc trưng của vùng biển Nam Trung bộ),
Thuyền cỡ lớn, hình quả dưa, mũi cao, chạy bằng buồm, dùng để đánh bắt
gần hoặc xa bờ.
Ba là đặc điểm về kích thước của phương tiện, công cụ. Nghĩa vị này cho biết kích thước của dụng cụ hay phương tiện. Thực tế, chúng ta có thể chia thành hai trường hợp như sau:
+ Dụng cụ, phương tiện được mô tả có số liệu cụ thể. Ví dụ như Lưới
rút, công cụ này được quy định là tấm lưới lớn có hình thang, dài khoảng 40
sải, rộng 32 sải.
+ Dụng cụ, phương tiện được mô tả không có số liệu cụ thể, mà chỉ được mô tả bằng cách sử dụng các tính từ chỉ mức độ của kích thước. Ví dụ như
62
Đáy, là tấm lưới giăng đánh cá có hình ống to và thon dài, được bố trí cọc để neo giữ miệng lưới.
Bốn là đặc điểm chất liệu cấu tạo phương tiện, công cụ. Đây là loại nghĩa vị không thể thiếu trong các định nghĩa các ngư cụ, phương tiện đánh bắt thuỷ hải sản. Nghĩa vị này thường được biểu thị bằng các chất liệu để tạo nên dụng cụ như tre, nứa, gỗ, xốp, nhựa, chì, kẽm... Ví dụ như: Thuyền nan,
loại thuyền nhỏ đan bằng nan tre, có bôi dầu rái.
Năm là đặc điểm chức năng đánh bắt của công cụ, phương tiện. Loại nghĩa vị này cho biết công dụng của các loại ngư cụ. Mỗi loại công cụ, phương tiện có những chức năng đánh bắt khác nhau. Trong các định nghĩa loại nghĩa vị này cũng thường xuyên được đề cập đến như: dùng để bắt cá biển, bắt cá nhỏ, bắt tôm, câu mực, câu cá ngừ đại dương…, ví dụ như: Mành,
công cụ dùng để đánh bắt các loài cá mực thích theo bóng râm của rạng hoặc thích theo ánh sáng đèn như cá nục, cá cơm, cá ồ, mực nang, mực ồ…
Sáu là đặc điểm về cách đánh bắt của công cụ, phương tiện. Đây là loại nghĩa vị giúp người đọc hiểu được phương cách đánh bắt của công cụ, ví dụ như: Lưới vây, loại lưới khi đánh dùng để vây tròn đàn cá.
Bảy là đặc điểm về cách làm, cách chế tạo của phương tiện, công cụ.
Nghĩa vị này cho biết cách thức chế tạo ra ngư cụ đánh bắt. Mỗi loại ngư cụ có cách làm khác nhau để phù hợp đối tượng đánh bắt. Cách thức có thể là đan, ghép, đan mau mắt, đan thưa. Ví dụ như: Xăm, lưới mắt nhỏ, dùng để bắt tôm tép, cá con. Lưới ba màng, loại lưới có ba màng: màng nhỏ, màng trung, màng lớn thả tự do thường dùng để đánh bắt các loại cá như cá dìa, cá dò.
Tám là đặc điểm về môi trường đánh bắt của loại phương tiện, công cụ. Môi trường đánh bắt là một trong những đặc điểm quan trọng. Loại nghĩa vị này cho biết phạm vi hoạt động/ không gian đánh bắt của ngư cụ, ví dụ như: Lưới khơi, lưới chuyên dụng đểbắt cáở ngoài khơi, đánh bắt xa bờ.
63
Từ hệ thống ngữ liệu được khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng, đặc điểm ngữ nghĩa của trường từ vựng chỉ phương tiện công cụ có hai loại nghĩa vị xuất hiện đó là nghĩa vị hạt nhân và nghĩa vị ngoại vi. Nghĩa vị hạt nhân là nghĩa vị luôn xuất hiện trong cấu trúc ngữ nghĩa, nghĩa vị ngoại vi là loại nghĩa vị bổ sung, không cần thiết trong cấu trúc ngữ nghĩa. Hai loại nghĩa vị này sẽ góp phần trong việc xác định những yếu tố chính trong cấu trúc của trường từ vựng. Trong nghĩa vị hạt nhân có các nghĩa vị sau: tên gọi chỉ loại,
đặc điểm chất liệu, đặc điểm chức năng/ đối tượng đánh bắt. Thuộc về nghĩa
vị ngoại vi là các nghĩa vị còn lại. Các nghĩa vị sẽ được khái quát thành các thành tố sau: Thành tố chỉ loại; Thành tố chỉ thuộc tính (chất liệu, hình dáng,
kích thước, đối tượng đánh bắt); Các thành tố khác có liên quan (cách làm,
môi trường đánh bắt, cách đánh bắt, đặc điểm cấu tạo). Mô hình cấu trúc ngữ
nghĩa của trường từ vựng này được sắp xếp như sau:
Thành tố chỉ loại > thành tố chỉ thuộc tính > các thành tố khác
Sự lần lượt xuất hiện của các thành tố theo tư duy tuyến tính cho thấy mức độ quan trọng của chúng trong lời giải thích. Chúng ta có thể thấy thành tố chỉ loại và thành tố chỉ thuộc tính là những thành tố quan trọng bắt buộc phải xuất hiện. Các thành tố khác sẽ xuất hiện khi cần làm rõ ý nghĩa hoặc để phân biệt giữa các loại với nhau.
Ví dụ: Đó là ngư cụ được đan thường bằng tre, nứa, hình ống, có hom, dùng để đón bắt cá, tôm, tép. Trong lời giải thích này bao gồm các nét nghĩa sau: 1. Nét nghĩa chỉ loại: dụng cụ; 2. Nét nghĩa hình dáng: hình ống; 3. Nét nghĩa chỉ chất liệu: tre, nứa; 4. Nét nghĩa chỉ chức năng đánh bắt: bắt cá, tôm, tép; 5. Nét nghĩa phụ: có hom.
Tóm lại, để xác định nghĩa của một trường từ vựng thì loại nghĩa vị hạt nhân đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu. Những nghĩa vị ngoại vi tùy từng trường hợp sẽ được sử dụng để miêu tả, làm rõ nét khác biệt giữa loại
64
này và loại khác.
2.3.3.2. Trường từ vựng về quy trình tổ chức, hoạt động nghề biển
Trường nghĩa chỉ quy trình tổ chức, hoạt động nghề biển chiếm số lượng từ ngữ tương đối lớn trong từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước chỉ xếp sau lớp từ phương tiện, công cụ. Cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng tên gọi quy trình tổ chức, hoạt động nghề biển được thể hiện qua 6 dạng thông tin sau:
Một là đặc điểm về vị trí, địa điểm tổ chức hoạt động nghề biển. Thông tin về địa điểm, vị trí khai thác là một trong những đặc điểm quan trọng trong lời định nghĩa của quy trình hoạt động khai thác hải sản. Loại nghĩa vị này cho biết phạm vi đánh bắt. Ví dụ như: Đánh khơi là đánh bắt xa bờ; Đánh lộng là đánh bắt gần bờ.
Hai là đặc điểm về đối tượng tác động đến quy trình tổ chức, hoạt động nghề biển. Nghĩa vị này giúp người đọc hiểu được cách tác động vào các ngư cụ đánh bắt. Mỗi cách tác động có những chức năng đánh bắt khác nhau. Ví dụ như: Bao vây: bủa lưới bốn mặt không cho cá thoát ra ngoài. Bắt
phao là cầm phao leo lên thuyền và kéo lên sau khi thả hết vòng lưới.
Ba là đặc điểm về hoạt động sử dụng công cụ liên quan trong hoạt động nghề biển. Loại nghĩa vị có mối liên hệ chuyển nghĩa chuyển loại giữa công cụ, phương tiện với hoạt động sử dụng công cụ, phương tiện đó. Ví dụ như Câu (câu mực, câu cá ngừ): sử dụng ngư cụ câu để bắt cá mực. Chèo: sử dụng mái chèo để di chuyển sõng, thúng.
Bốn là đặc điểm chỉ cách thức hoạt động trong nghề biển. Loại nghĩa vị này khá phổ biến trong trường nghĩa chỉ quy trình tổ chức, hoạt động nghề biển ở Tuy Phước nhằm hướng tới mục đích đánh bắt của chủ thể hoạt động. Ví dụ như: Câu chạy thuyền là thả cuộn lưỡi câu theo dây cước chạy theo hướng di chuyển của người chèo xuồng, sõng.
65
biển. Nghĩa vị này cho biết thời gian hoạt động để đánh bắt. Ví dụ như Đánh ra quáng: tổ chức hoạt động đánh bắt vào khoảng chập tối đến tờ mờ sáng hôm sau, chủ yếu là đánh bắt gần bờ.
Sáu là đặc điểm về phương tiện công cụ tổ chức quy trình hoạt động đánh bắt của nghề biển. Loại nghĩa vị này chủ yếu dựa vào phương tiện mà sử dụng có thể hiểu công cụ phương tiện nào được họ dùng trong hoạt động đánh bắt.Ví dụ như Đi lưới: hoạt động đánh bắt chủ yếu dùng phương tiện chính là lưới.
Nhận xét: Đặc điểm ngữ nghĩa của trường từ vựng chỉ quy trình hoạt động, hai loại nghĩa vị là hạt nhân và ngoại vi cũng xuất hiện trong trường nghĩa này. Nghĩa vị hạt nhân là loại nghĩa vị luôn xuất hiện trong cấu trúc, còn nghĩa vị ngoại vi là loại nghĩa vị bổ sung không cần thiết trong cấu trúc nghĩa. Thuộc về nghĩa vị hạt nhân có các nghĩa vị đặc điểm về phương tiện
công cụ, đặc điểm về đối tượng tác động. Thuộc về nghĩa vị ngoại vi là các
nghĩa vị còn lại. Tuy là nghĩa vị ngoại vi nhưng quan hệ giữa chúng với nghĩa vị hạt nhân là khác nhau. Các nghĩa vị sẽ được khái quát thành các thành tố sau: Thành tố chỉ đối tượng tác động; Thành tố chỉ phương tiện, công cụ; Các thành tố khác có liên quan (địa điểm vị trí, hoạt động sử dụng công cụ có liên
quan, thời gian, cách thức hoạt động). Mô hình cấu trúc ngữ nghĩa của trường
từ vựng này được sắp xếp như sau:
Thành tố chỉ đối tượng tác động > thành tố chỉ phương tiện, công cụ > các thành tố khác
Như vậy, để xác định nghĩa của một trường từ vựng thì loại nghĩa vị hạt nhân đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu. Những nghĩa vị ngoại vi tùy từng trường hợp sẽ được sử dụng để miêu tả, làm rõ nét khác biệt giữa loại này và loại khác
66
Tiểu kết Chương 2.
Nội dung nghiên cứu của Chương 2 tập trung trình bày kết quả khảo sát từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước, Bình Định về đặc điểm nguồn gốc và đặc điểm ngữ pháp.Về nguồn gốc, từ ngữ nghề làm muối chủ yếu là từ thuần Việt, từ vay mượn chiểm tỉ lệ nhỏ. Về đặc điểm ngữ pháp, từ ngữ nghề biển được xem xét cấu tạo và từ loại. Về cấu tạo, phương thức tạo từ chủ yếu là phương thức từ hóa hình vị và phương thức ghép, tạo nên các từ đơn, từ ghép và ngữ định danh; không thấy từ cấu tạo theo phương thức láy. Về mặt từ loại, kết quả điều tra cho thấy trong vốn từ nghề biển ở Tuy Phước, danh từ xuất hiện nhiều nhất, sau danh từ là động từ. Tính từ có số lượng ít nhất. Các loại từ khác như đại từ, số từ… hầu như không gặp.
Các mô hình cấu tạo và ngữ nghĩa trong nghề biển ở Tuy Phước đa dạng. Các yếu tố dùng trong ngôn ngữ toàn dân chiếm số lượng lớn và có vai trò quan trọng trong cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp nói chung và từ ngữ nghề khai thác hải sản nói riêng. Những yếu tố mang tính chất phương ngữ tuy có số lượng ít nhưng lại thể hiện rõ tính chất riêng của nghề và mang đậm dấu ấn văn hóa biển ở địa phương.
67
Chương 3. ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ NGHỀ BIỂN