Sự chuyển hóa nghĩa của từ toàn dân sang từ nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề làm bánh ở thị xã an nhơn, bình định (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Sự chuyển hóa nghĩa của từ toàn dân sang từ nghề nghiệp

Sự chuyển hóa nghĩa của từ toàn dân sang từ nghề nghiệp là một đặc điểm quan trọng của từ nghề nghiệp, nhất là lĩnh vực nghề làm bánh truyền thống. Từ ngữ nghề làm bánh gắn với một vùng, địa phương, với đời sống văn hóa cụ thể, phương thức sinh sống, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Điều này dẫn đến từ ngữ nghề nghiệp với từ ngữ toàn dân có một độ lệch nhất định. Nhiều trường hợp nếu như dùng nghĩa của từ ngữ toàn dân, nghĩa từ điển, thì sẽ khó có thể hiểu chính xác.

Đặc điểm này có thể được hiểu là giữa từ nghề nghiệp và từ toàn dân có cùng một tên gọi như nhau, nhưng nghĩa của từ nghề nghiệp được chuyển hóa đi một phần khi sử dụng. Có nhiều đơn vị trùng với từ toàn dân về ngữ âm nhưng phạm vi nghĩa đã thay đổi khác đi, được thu hẹp hay được mở rộng hơn. Có thể coi đây là những trường hợp biến đổi nghĩa của từ.

Ví dụ: Từ xoa trong ngôn ngữ toàn dân có nghĩa là động tác áp lòng bàn tay vào và đưa đi đưa lại một cách nhẹ nhàng trên bề mặt vật gì đó hoặc là động tác bôi đều một lớp mỏng lên bề mặt [44]. Còn đối với nghề làm bánh

ướt thì xoa là hoạt động dùng tay quay đều dá (vá) tráng trên mặt bột nguyên liệu vừa đổ trên khuôn.

Từ bắt trong ngôn ngữ toàn dân là nắm lấy, giữ lại, không để cho hoạt động tự do. Trong từ ngữ nghề làm bánh hỏi ở An Nhơn là dùng tay chụp một đoạn bánh ở trong máy ép chảy xuống. Hành động liên tục tạo kích thước bánh đều nhau (bắt bánh).

Từ quăng trong ngôn ngữ toàn dân có nghĩa: ném ngang và mạnh ra xa; hoặc là vứt đi thứ con người không cần đến. Trong nghề làm bánh ướt, từ quăng

có nghĩa là di chuyển bánh từ vị trí này sang vị trí khác. Ví dụ, quăng bánh ướt ra phên hoặc mâm – đưa ngang bánh lấy từ khuôn qua phên hoặc mâm.

Ngoài ra, còn có thể liệt kê thêm các từ ngữ khác như: bánh xoáy, đổ bột, nắn/nặn bột, ...

Xem xét nghĩa của từ, ta nhận thấy rằng so với từ trong ngôn ngữ toàn dân, các từ ngữ nghề làm bánh nêu trên chỉ giống phần nào ở nét nghĩa chỉ hình thức hoặc cấu tạo, chất liệu. Còn nét nghĩa sự vật, chức năng, công cụ thì đã đổi khác. Có thể thấy rằng từ toàn dân là nguồn gốc của những từ nghề nghiệp này. Sẽ không thỏa đáng nếu cho rằng chúng không phải là từ nghề nghiệp vì chúng vốn là từ toàn dân. Bởi lẽ với mọi người, có thể hiểu và sử dụng một cách hiệu quả các từ xoa, bắt, đăng, đổ ... nhưng không phải ai cũng biết được nghĩa của các đơn vị này trong hệ thống từ ngữ nghề làm bánh ở An Nhơn.

Trong số 204 đơn vị của vốn từ ngữ làm bánh ở An Nhơn được chúng tôi khảo sát, có trên 180 từ chịu ảnh hưởng qua lại từ vốn từ toàn dân. Ví dụ:

đũa, mẹt, thúng, xô, chậu, ... Đồng thời, lớp từ này cũng thể hiện tính chất riêng nghề với những đặc trưng rõ nét, người ngoài nghề phải qua tiếp xúc với nghệ nhân làng nghề mới có thể hiểu được. Ví dụ: bắt bánh, thổi hơi, trụng bột, đăng bột.

Bắt bánh hỏi Bánh hỏi với dụng cụ truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề làm bánh ở thị xã an nhơn, bình định (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)