Dấu ấn phương ngữ trong từ ngữ nghề làm bánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề làm bánh ở thị xã an nhơn, bình định (Trang 59 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Dấu ấn phương ngữ trong từ ngữ nghề làm bánh

An Nhơn, Bình Định thuộc vùng phương ngữ Nam, lời ăn tiếng nói có những nét khác biệt với tiếng phổ thông và phương ngữ Bắc về từ ngữ, ngữ âm.

Về từ vựng – ngữ nghĩa, nghề làm bánh ở An Nhơn sử dụng những từ ngữ nghề theo cách dùng của người dân địa phương như trình bày ở trên (tên gọi dụng cụ, nguyên liệu, thao tác, sản phẩm, …).

Về ngữ âm, từ ngữ nghề nghiệp chủ yếu được sử dụng trong khẩu ngữ. Vì vậy, từ ngữ nghề nghiệp phản ánh khá rõ sắc thái ngữ âm địa phương.

Từ ngữ nghề làm bánh ở An Nhơn, trong giao tiếp được phát âm theo phương ngữ Nam; cụ thể là ngữ âm Nam Trung Bộ.

- Phụ âm đầu: v, d/gi phát âm thành j. Vá > giá, vợt > dợt, cây vớt bánh > cây dớt bánh, vỉ hấp > dỉ hấp, đậy vung > đậy dung, bánh tai vạc > bánh tai dạt, bánh xèo vỏ > bánh xèo dỏ, …

Phụ âm kh trong âm tiết có âm đệm sẽ phát âm thành ph và âm tiết mất âm đệm: khuấy bột > phấy bột.

- Phấn vần

+ Các tiếng có âm đệm sẽ phát âm mất âm đệm: xoa > xa, thoa dầu > tha dầu.

+ Thường phát âm lẫn lộn các cặp âm cuối –n/-ng, -t/-c: bánh ướt > bánh ướt, gạt bánh > gạc bánh; bánh tai vạc > bánh tai dạt, luộc bánh > luột bánh; xắt hẹ > xắc hẹ, thun bánh > thung bánh, khuôn bánh > khuông bánh; quăng bánh > quăn bánh, …

+ Các vần ân > ưng, ât > ưc, ôi > âu: nhân > nhưng, bột nhất > bột nhứt, nhồi bột > nhầu/nhàu bột, cối xay > cấu xay, …

Phát âm địa phương từ ngữ nghề làm bánh ở An Nhơn có khi thể hiện trong chính tả, như bánh tai vạc > bánh tai dạt.

Bảng hiệu ở một quán bánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề làm bánh ở thị xã an nhơn, bình định (Trang 59 - 60)