Từ ngữ nghề làm bánh trong văn hóa, văn nghệ dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề làm bánh ở thị xã an nhơn, bình định (Trang 60 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Từ ngữ nghề làm bánh trong văn hóa, văn nghệ dân gian

Từ thời xa xưa, trong nghệ thuật ẩm thực, người Việt Nam ta đã biết làm nhiều loại bánh. Ngoài sự tích bánh chưng, bánh dày, món quà dâng cha mẹ của chàng Lang Liêu hiếu thảo, truyện cổ tích còn kể về nàng Út Ít, cũng là con gái vua Hùng học theo Lang Liêu, dùng nếp làm ra bánh ít. Và cũng theo truyện cổ, loại bánh cổ xưa nhất của người Việt là bánh do mẹ Âu Cơ làm ra, dùng mật trộn với nếp quết thành ra bánh mật.

Suốt mấy ngàn năm văn hiến, nhiều loại bánh với cách chế biến đa dạng đã đi vào đời sống dân gian, tô điểm cho những mâm cỗ thêm màu sắc

Đối với từ ngữ nghề làm bánh nói riêng và từ nghề nghiệp nói chung thường có phạm vi sử dụng không được rộng rãi. Từ ngữ nghề làm bánh ở An Nhơn phần nào được sử dụng rộng rãi hơn, không chỉ phục vụ cho những người trong nghề làm bánh mà còn sử dụng cho những người tiêu thụ, buôn bán sản phẩm, người dùng. Các loại bánh ướt, bánh hỏi, bánh bèo, bánh xèo,

bánh tai vạc/dạt là những sản phẩm được sử dụng rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam.

Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Khang nhận định rằng dù mỗi ngành nghề có những từ ngữ chuyên môn nhưng đối với những người sử dụng từ ngữ toàn dân, những người thuộc ngoài ngành nghề đó vẫn có thể hiểu được từ ít hay nhiều.

Xem bảng thống kê, ta có thể thấy phần lớn từ ngữ nghề làm bánh ướt, bánh hỏi, bánh bèo, bánh xèo, bánh tai vạc/dạt người ngoài nghề vẫn hiểu được, đặc biệt là các từ ngữ chỉ sản phẩm; kể cả từ chỉ nguyên liệu, hoạt động. Có thể lí giải được điều này: không có món ăn nào được dùng phổ biến trong không gian (nông thôn, thành thị; miền xuôi, miền ngược; trong Nam, ngoài Bắc), theo thời gian, đối tượng sử dụng (người giàu có, cao sang; kẻ bình dân, nghèo khó) như các loại bánh được làm từ gạo, mì (sắn), khoai, bắp (ngô); đặc biệt là từ gạo.

Ở miền Nam, trong các hoạt động lễ tết, ma chay, cưới hỏi, tiệc tùng, lao động, học hành, … không có loại bánh nào được dùng phổ biến như bánh ướt, bánh hỏi, bánh xèo. Không có hoạt động làm bánh mà nhà nhà đều có thể thực hiện được như bánh xèo, bánh ướt. Chính vì vậy, từ ngữ nghề làm bánh ở An Nhơn có phạm vi sử dụng rộng rãi so với các nghề khác như làm nghề rèn, thổ cẩm. thợ mộc, sơn mài, …

Từ ngữ ngữ nghề làm bánh ở An Nhơn nói riêng, Bình Định nói chung đã đi vào văn hóa văn nghệ dân gian. Tên các loai bánh đã được nhân dân cũng đưa vào văn học dân gian ở những câu tục ngữ, ca dao địa phương.

Trong ca dao, tục ngữ, … các loại bánh xuất hiện như môt loại đồ ăn, sản phẩm đặc trưng của vùng miền; cũng có thể là phương tiện tỏ tình của nam nữ ngày xưa.

Bánh hỏi, bánh xèo và tình cảm lứa đôi:

- Nước mắm ngon dành ăn bánh hỏi, Qua thương nàng mòn mỏi tháng năm

Cớ sao vắng bặt tin thầm Hay là thục nữ có chồng nơi nao?

- Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ Em thương một người có mẹ không cha.

Bánh xèo bánh đúc có hành hoa

Bánh hỏi thiếu hẹ như ma không kèn.

Bánh ướt, bánh bèo và nghệ thuật chơi chữ trong vè về bánh: - Ai được thoát thân, thì ăn bánh lọt

Trôi nước rất ngọt, để các thợ chài Dầm mưa hoài hoài, thì ăn bánh ướt Bất toại vô phước, thì sẵn bánh bò Trời mưa thì nhất định là bị ướt rồi (bánh ướt). - Ai mà hảo ngọt thì ăn bánh cam, Ai mà nhát gan thì sợ bánh tét

Chỉ mấy ả giang hồ bánh bèo đớp sạch. Bèo thì trôi nổi trên sông, ao hồ (giang hồ)

- Con quạ nó đứng chuồng heo Nó kêu: bớ má, bánh bèo chín chưa ?

Bèo là thức ăn của heo. Chơi chữ đồng âm.

Bình Định được xem là cái nôi của nghệ thuật bài chòi. Tên bánh cũng được anh hiệu đưa vào lời thai để đố về tên con bài. Chẳng hạn, anh hiệu hô:

Bánh bèo trục lúc không tai Bánh in to hột, dện hoài đổ ra.

Hoặc: Bớ chị em ơi! Đi chợ Chợ nào bằng chợ Gò Chàm Tôm tươi cá trụng thịt bò thịt heo Còn thêm bánh đúc bánh xèo

Bánh khô bánh nổ bánh bèo liên u.

Hai câu thai trên có tên bánh bèo, bánh xèo; trong đó tiếng BÁNH gợi cho người chơi nhận ra con bài BÁNH HAI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề làm bánh ở thị xã an nhơn, bình định (Trang 60 - 63)