Một là, Ngân hàng Seabank cần nghiên cứu kỹ để đưa ra các quy định, quy trình nghiệp vụ, sản phẩm tín dụng có tính hoàn chỉnh và lâu dài, tránh tình trạng sửa đổi nhiều lần ảnh hưởng đến hoạt động của các Chi nhánh. Việc có quá nhiều văn bản chế độ, cũng như sửa đổi cập nhập mẫu biểu liên tục làm cán bộ, lãnh đạo Chi nhánh rất khó khăn trong tìm kiếm, nắm bắt các quy định mới cũng như mất rất nhiều thời gian để vận dụng, áp dụng các sản phẩm dịch vụ khi bán cho khách hàng.
Hai là, Các phòng ban tại Trụ sở chính cần nghiên cứu để đơn giản hóa hồ sơ vay vốn khách hàng cá nhân với số lượng giấy tờ, mẫu biểu ngắn ngọn, tránh nặng lề trình bày, để giảm tải các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn, như vậy cũng giúp Chi nhánh tiết kiệm rất nhiều chi phí in ấn, có thể ví dụ: Mẫu biểu hợp đồng cần ngọn nhẹ, số lượng trang chỉ cần 5 trang trở xuống, các hồ sơ thẩm định cần ngắn ngọn dùng nhiều số liệu, bằng chứng thu thập thay vì yêu cầu có nhiều các yếu tố đánh giá ngành, tình hình kinh tế … Giữa các loại giấy tờ này có nhiều nội dung trùng lắp, nếu có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ sẽ tiết kiệm thời gian soạn thảo, chi phí và thuận tiện trong khâu bảo quản, lưu trữ hồ sơ.
Ba là, Hệ thống phần mềm thông tin khách hàng, hệ thống dữ liệu khai báo hiện nay cần được giảm tải, việc khai báo nên ngắn ngọn, không phức tạp hoặc cần có bộ phận chuyên tác nghiệp hệ thống để tách biệt và chuyên môn hóa, tránh việc cán bộ mất nhiều thời gian tác nghiệp hệ thống, giảm thiểu rui ro sai sót.
Bốn là, Hỗ trợ Chi nhánh trong đào tạo cụ thể hơn, đào tạo cán bộ cần đi vào thực tiễn tác nghiệp và làm việc, để cán bộ có thể đáng ứng được yêu cầu công việc ngay khi kết thúc quá trình đào tạo. Ngoài ra, Trụ sở chính nên thường xuyên hỗ trợ đào tạo nâng cao, đào tạo thêm cho cán bộ Chi nhánh để nâng cao
trình độ bán hàng, công tác chăm sóc khách hàng vì cán bộ ngân hàng cũng là những người bán hàng nên kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng là rất quan trọng.
3.3.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần có biện pháp phát triển hệ thống thông tin ngân hàng, đa dạng thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Nâng cao hiệu quả và phạm vi hoạt động của CIC, để CIC thực sự trở thành trung tâm cung cấp các thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Đồng thời, NHNN phải thường xuyên nâng cấp hoàn thiện công nghệ để thu thập thông tin nhanh nhất, thời gian cập nhập sớm nhất theo ngày, khai thác trên trang web, có phương án đảm bảo an toàn trong mọi tình huống (xâm nhập của hacker, hỏa hoạn…)
Thứ hai, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát các ngân hàng và tổ chức tín dụng, đặc biệt là hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, đảm bảo các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay, cạnh tranh công bằng, lành mạnh, không để tình trạng làm bừa làm ẩu dẫn tới phá sản của một số tổ chức tín dụng vi mô, quỹ tín dụng nhân dân gây nguy cơ đổ vỡ hệ thống.
KẾT LUẬN
Xu hướng phát triển Ngân hàng bán lẻ đang là xu hướng mới của các NHTM trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Khi mà tình hình kinh tế không thuận lợi, khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang rất khó khăn thì các NHTM có xu hướng chuyển hướng sang nhóm khách hàng cá nhân. Điều này đã khiến cho tình hình cạnh tranh trong nhóm sản phẩm cho vay cá nhân của NHTM ngày càng gia tăng.
Được thành lập từ năm 1994, SeABank là một trong những ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất và hiện tại nằm trong top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua gần 27 năm hoạt động, đến nay Seabank đã trở thành một trong những Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng. Seabank hiện có mạng lưới hơn 180 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. Trong những năm qua, Seabank đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực cho vay cá nhân. Thị phần cho vay cá nhân của Ngân hàng ngày một gia tăng cùng với số lượng khách hàng, dư nợ cho vay cá nhân. Tuy nhiên, so với các NHTM lớn thì thị phần cho vay cá nhân của Ngân hàng còn hạn chế, trong khi đó, các sản phẩm cho vay cá nhân của Ngân hàng lại chưa tạo được sự khác biệt so với các NHTM khác nên năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này của Ngân hàng còn chưa cao. Như vậy, trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về năng lực cạnh tranh trong cho vay cá nhân của NHTM, luận văn đã đánh giá đúng thực trạng phát triển cho vay cá nhân của Seabank trong giai đoạn từ 2012 - 2014. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại.
Trong thời gian tới, tiếp tục định hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng cần phải tiếp tục mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay cá nhân. Muốn vậy, ngoài việc mở rộng hệ thống kênh phân phối, đa dạng hóa, phát triển sản phẩm mới, đảm bảo chất lượng cho vay thì Ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiến hành
nhiều giải pháp đồng bộ khác. Để có thể thực hiện các giải pháp này, cần NHNN, Chính phủ thực hiện các giải pháp cụ thể. Như vậy, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trong sản phẩm cho vay cá nhân của Seabank.
Tuy nhiên, do trình độ nghiên cứu, kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Do vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn hoàn thiện hơn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo TS. Đào Minh Hằng đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Quản trị NH Thương Mại , Nhà xuất bản Giao thông vận tải
[2].PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền, Giáo trình Marketing NH
[3]. Frederic S.Miskin, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuât, Tiền tệ NH và thị trường tài chính
[4]. Báo cáo thường niên của NH Đông Nam Á năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.
[5]. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.
[6]. TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cấp tín dụng và thẩm định tín dụng, NXB Thống kê.
[7].GS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa (2000), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
[8].Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
[9].Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội. [10].Chính Phủ (2006), Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo, Hà Nội.
[11].Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.