Mại Cổ Phần Đông Nam Á – chi nhánh Hải Phòng
a) Nợ xấu
Tại Seabank, cấu trúc rủi ro tín dụng dựa trên các nguyên tắc kiểm soát và quản trị rủi ro đi kèm với chính sách tín dụng.
Bảng 2.5: Nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân của Seabank chi nhánh Hải Phòng Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dư nợ TDCN 572.31 643.212 727.222 878.351 963.079 Nợ xấu TNCD 5.842 7.508 9.765 12.937 16.216 Tỷ lệ nợ xấu 1,02% 1,16% 1,34% 1,47% 1,68%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Seabank Hải Phòng qua các năm)
Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu thực hiện chức năng bán hàng. Cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.
Trong cho vay khách hàng cá nhân tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Nợ xấu khách hàng cá nhân năm 2016 là 5.842 triệu đồng, chiếm 1,02% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Năm 2020, nợ xấu khách hàng cá nhân tăng nên tỷ lệ nợ xấu là 1,68%.
Nợ xấu khách hàng cá nhân tăng các năm qua một phần là nợ xấu do thấu chi từ thẻ tín dụng và sản phẩm cho vay tín chấp công chức, viên chức và các đối tượng KH có trả lương qua tài khoản.
Bảng 2.6: Thu nhập từ tín dụng cá nhân giai đoạn 2016 - 2020 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Thu TDCN 37.680 40.747 50.638 56.368 58.679 Chi TDCN 17.346 20.498 26.693 28.551 30.496 Thu nhập từ TDCN 20.334 20.249 23.945 27.817 28.183
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Seabank Hải Phòng qua các năm)
Bảng 2.6 cho thấy: Thu nhập từ TDCN tăng lên qua các năm, góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của Seabank chi nhánh Hải Phòng, đồng thời điều này cũng phản ánh năng lực cạnh tranh của Seabank trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ TDCN ngày càng tăng.
Trong đó: Thu nhập từ TDCN năm 2016: 20.334 triệu đồng và tăng lên 28.183 triệu đồng vào năm 2020. Bao gồm: Doanh thu từ Huy động; Doanh thu từ dư nợ; doanh thu phí thuần và doanh thu từ ngoại hối.
Thu TDCN năm 2016 là 37.680 triệu đồng chiếm 58% tổng thu nhập. Trong đó bao gồm: Thu HĐV ( thu lãi điều chuyển vốn); Thu từ dư nợ ( Thu lãi khách hàng, Phí tất toán trước hạn); Doanh thu phí; doanh thu từ ngoại hối, doanh thu khác.
Chi TNCN năm 2016 là 17.346 triệu đồng và tăng lên 30.496 triệu đồng trong năm 2020. Trong đó bao gồm: Chi từ dịch vụ HĐV ( chi lãi khách hàng, chi lãi giấy tờ có giá); Chi từ tín dụng ( Chi lãi điều chuyển vốn, chi phí hoa hồng, chi lãi khác, chi phí xử lý nợ); Chi phí dịch vụ.
2.2.3.4. Thị phần cho vay khách hàng cá nhân
Trong những năm gần đây, thị phần bán lẻ có sự cạnh tranh, găng đua khốc liệt giữa các khối Ngân hàng nhà nước và ngân hàng cổ phần. Theo các số liệu thống kê cho thấy, trong vòng 5 năm qua (2016-2020) các TCTD có định hướng rõ ràng hơn trong việc tập trung đẩy mạnh mảng bán lẻ, đặc biệt là
tập trung thị phần trong cho vay KHCN.
Việc tập trung phát triển cho vay KHCN vẫn là xu hướng chủ đạo của các TCTD trong giải đoạn từ 2016 đến nay.
Tại địa bàn Hải Phòng cũng vậy, Các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng SeABank cũng đã đưa ra rõ định hướng chiến lược tập trung vào bán lẻ. Vì đây là mảng đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Chính vì thế ngay đối với hệ thống SeABank tại Hải Phòng cũng có sự cạnh tranh nội bộ gay gắt. Tại thời điểm hiện tại thì CN Hải Phòng vẫn là chi nhánh có quy mô dư nợ mảng KHCN cao nhất với 963.079 triệu đồng năm 2020, chiếm 65% tổng dư nợ mảng KHCN của SeABank khu vực Hải Phòng, tiếp theo sau là chi nhánh Hải An và các PGD trực thuộc.