cá nhân
2.2.2.1.Phát triển và củng cố khách hàng
Trong năm 2020 tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, SeABank đã linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp phù hợp để hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, người dân như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho KH theo đúng chủ trương của Ngân hàng nhà nước. SeABank cũng tiên phong triển khai các gói tín dụng nhiều nghìn tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5% đến 7,5% để khách hàng có thể tiếp cận dòng vốn vay dễ dàng hơn.
2.2.2.2. Thực thi các giải pháp marketing
- Về sản phẩm cho vay:
Sản phẩm cho vay của SeABank ngày càng được đa dạng hóa tạo sự phù hợp cho mọi đối tượng KHCN như: cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà – SeAHome; cho vay cá nhân, hộ kinh doanh – SeAPro; cho vay tiêu dùng có TSĐB – SeAFlex; cho vay mua ô tô – SeACar; cho vay Giáo viên, công chức, Viên Chức; cho vay thấu chi không TSĐB; cho vay Hội Liên Hiệp phụ nữ - SeAWoman; cho vay Hưu Trí – VNPost....
- Về lãi suất cho vay và phí liên quan:
Trong năm 2020 SeABank liên tiếp tung ra các gói lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 6.5%/năm.
Với chiến lược Hội tụ số, tập trung số hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như vận hành nội bộ, năm 2020 đánh dấu bước tiến vượt trội của SeABank trong gia tang tối đa tiện ích cho khách hàng theo định hướng phát triển ngân hàng số với việc ra mắt ngân hàng số SeAMobie - Ứng dụng tài chính thông minh, đồng nhất trải nghiệm trên tất cả các thiết bị điện tử. SeABank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên miễn 100% phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống thông qua Ebank, mang lại lợi ích cho khách hàng. Điều này đã giúp gia tang gấp đôi doanh số giao dịch và tang gần 3 lần số lượng KH sử dụng dịch vụ ngân hàng số.
- Về kênh phân phối:
Hiện tại SeABank đang phục vụ gần 1,6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại 180 chi nhánh và điểm giao dịch trên toàn quốc. Tại Hải Phòng SeABank có 13 chi nhánh và điểm giao dịch. SeABank - CN Hải phòng bao gồm 01 chi nhánh và 06 phòng giao dịch.
Ứng dụng hệ sinh thái tiên phong, SeABank tiếp tục thúc đẩy hợp tác chiến lược và toàn diện với các Tập Đoàn, tổng công ty với hệ sinh thái hơn 30 triệu khách hàng tiềm năng bao gồm: tập đoàn BRG, Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT), Tổng công ty bưu điện Việt Nam (Vietnam Post). Bên cạnh đó SeABank cũng có hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp lớn như Prudential Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas), Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Central Retail, …
Tại địa bàn Hải Phòng SeABank có các đối tác chiến lược tại các công ty, dự án: Sân gofl Đồ Sơn BRG; siêu thị BRG Mart (Intermex cũ), dự án căn hộ chung cư cao cấp BRG Legend, công ty ô tô Honda, bưu điện TP Hải Phòng… Đây chính là nền tảng quan trọng để SeABank nói chung và SeABank Hải Phòng nói riêng có thể mở rộng thị phần, tăng cường bán chéo các sản phẩm dịch vụ, phát triển khách hàng mới.
- Về tuyên truyền quảng cáo và chăm sóc khách hàng:
tờ rơi, và tham gia các chương trình từ thiện, chương trình hiến máu nhân đạo…để quảng bá thêm hình ảnh thương hiệu của SeABank trên địa bàn. - Về quy trình cho vay:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận thông tin KH, kiểm tra hồ sơ vay vốn.“ Bước 2: Thẩm định, đề xuất cho vay, thẩm định tài sản bảo đảm.
Bước 3: Phê duyệt cho vay
Bước 4: Soạn thảo Hợp đồng cấp tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp đồng, công chứng chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm
Bước 5: Giải ngân
Bước 6: kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của KH sau vay. Bước 7: Thu nợ gốc, lãi, phí“
Bước 8: Thanh lý hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giải chấp tài sản bảo đảm.
- Về nhân sự:
Để đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như tăng trưởng quy mô, SeABank Hải Phòng liên tục tuyển dụng nhân sự. Đội ngũ nhân sự mới vào được đào tạo bài bản về kiến thức – kĩ năng và nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của KH.
Đối với nhân sự cũ thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ để nâng cao nghiệp vụ: các khóa học nâng bậc, khóa học dành cho cán bộ nguồn, các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý…
- Về cơ sở vật chất, công nghệ:
Tất cả các điểm giao dịch đều được trang bị hệ thống máy tính làm việc hiện đại. Các phần mềm nghiệp vụ thường xuyên được cập nhật nhanh chóng.
2.2.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN kinh doanh
- Trên cơ sở quy trình cho vay của Seabank ban hành kèm theo Quyết định số MB09.QD-CV/KHCN2019 ngày 05/08/2019.
- Việc việc giao chỉ tiêu dư nợ bao giờ cũng gắn liền với chỉ tiêu giới hạn nợ xấu.
- Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định, phản ảnh đúng tình trạng chất lượng tín dụng.
2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh
2.2.3.1 Quy mô và cơ cấu dư nợ cho vay KHCN. Số liệu cho vay KHCN
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền trọng tỷ (%) Số tiền trọng tỷ (%) Số tiền trọng tỷ (%) Số tiền trọng tỷ (%) Số tiền trọng tỷ (%) Tổng dư nợ KHCN 572.310 69,8 643.212 70,5 727.222 67,3 878.351 69,7 963.079 71,1 Theo thời hạn Ngắn hạn 200.309 35 199.396 31 196.350 27 289.856 33 365.970 38 Trung, dài hạn 372.001 65 443.816 69 530.872 73 588.495 67 597.108 62
a, Quy mô Dư nợ cho vay KHCN
Dư nợ cho vay đối với KHCN tại Chi nhánh so với tổng dư nợ dao động từ 69% - 71%. Cụ thể, năm 2016 dự nợ KHCN đạt 572.310 triệu đồng chiếm 69,8 % trong tổng dư nợ. Năm 2017, dư nợ KHCN tiếp tục tăng lên, đạt mức 643,212 triệu đồng. Năm 2020, dư nợ KHCN tăng lên 963.079 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71.1% và tăng 168% so với năm 2016.
Dư nợ cho vay KHCN tăng dần qua các năm đã ngày càng khẳng định vị thế, khả năng mở rộng, tiếp thị KH của CN và đi theo đúng định hướng mà ngân hàng đưa ra: “Trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam”. Mặc dù chỉ tiêu này chưa phản ánh được chất lượng của những khoản vay nhưng cũng đã cho thấy hiệu quả của việc tìm kiếm KH mới, phát huy thế mạnh trên thị trường góp phần thực hiện nhiệm vụ mở rộng và phát triển dịch vụ NH.
b. Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN
Trong cơ cấu dư nợ cho vay KHCN, dư nợ ngắn hạn so với trung và dài hạn chiếm tỷ lệ 35-65%. Năm 2016, dư nợ ngắn hạn là 200,309 triệu đồng, chiếm 35% trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Năm 2020 là 365,970 triệu đồng, chiếm 38%, trong tổng dư nợ cho vay KHCN.
- Dư nợ cho vay KHCN theo phương thức cho vay: trong hai phương thức cho vay chính tại Chi nhánh thì phương thức cho vay từng lần luôn chiếm tỷ trọng lớn.
- Dư nợ cho vay KHCN theo hình thức đảm bảo: tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm trên 86 - 90% trong dư nợ cho vay KHCN. Năm 2016, dư nợ có bảo đảm tài sản là 89,4%, năm 2017 là 90.5%, năm 2020 là 86.7%. Dư nợ không tài sản bảo đảm chỉ chiếm 9 -13%.
2.2.3.2. Cơ cấu sản phẩm cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á