Quan điểm phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á:
Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL). Việt Nam sở hưu dân số trẻ với nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao, với 3 triệu người tham gia tầng lớp trung lưu toàn cầu trong năm 2016- 2018. Đây là dộng lực kích thích chi tiêu cá nhân, giúp Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng GDP cao thứ hai trong khối ASEAN 5. Để khai thác được tiềm năng to lớn này, các ngân hàng thương mại ở nước ta cần tập trung hơn nữa nguồn lực vào mảng ngân hàng bán lẻ cũng như hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Seabank có lợi nhuận đứng thứ 03 trong số các ngân hàng TMCP và cũng đang tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ, trong khi vẫn tập trung vào khối các doanh nghiệp và tổ chức lớn theo truyền thống.
Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngay cả Citibank vốn trước đây chỉ tập trung vào phục vụ các doanh nghiệp lớn, cũng đều không giấu tham vọng muốn giành thị phần trên thị trường bán lẻ và họ đang nhắm đến đối tượng khách hàng cao cấp.
Xu hướng các ngân hàng Việt Nam đang có kế hoạch phục vụ nhiều sản phẩm cho đối tượng khách hàng thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt là công chức, viên chức trong hệ thống hành chính. Trong đó chú ý dịch vụ tài khoản
cá nhân và vay tín chấp; dịch vụ mở thẻ miễn phí tiện dụng, xây dựng hệ thống giao dịch 24h… Thời gian tới, cuộc cạnh tranh dịch vụ bán lẻ sẽ đi vào chiều sâu chất lượng dịch vụ, bởi ngân hàng nước ngoài sẽ nhắm tới các khách hàng thu nhập thấp hơn.
TDCN là sản phẩm tương đối mới tại thị trường nước ta nhưng được đánh giá là sản phẩm có tiềm năng rất lớn để phát triển. Điểm thuận lợi lớn nhất chính là quy mô thị trường rộng lớn tại Việt Nam với hơn 100 triệu dân trong đó chiếm đến gần 50% là người từ 20 đến 50 tuổi, có thu nhập, phong cách sống hiện đại và nhu cầu tiêu dùng cao. Hiện nay, xu hướng tiêu dùng trước trả tiền sau đang tăng mạnh, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng tạo cơ hội rất lớn cho sự phát triển của các sản phẩm TDCN của các ngân hàng.
Là một Ngân hàng lớn, có thời gian hình thành và phát triển lâu dài, đặc biệt năm 2018 vinh dự được Euromoney trao tặng danh hiệu “NH tốt nhất Việt Nam” nên thời gian gần đây các sản phẩm tín dụng của Seabank có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường tài chính. Tận dụng được lợi thế của mình, Seabank không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện quy trình, thủ tục vay vốn theo hướng tinh giảm, chính vì vậy, dư nợ tín dụng nói chung và TDCN nói riêng của Seabank luôn tăng đều qua các năm.
Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ TDCN của Seabank đến năm 2022 là tiếp tục tạo dựng vị thế cạnh tranh của Seabank dựa trên 3 yếu tố: phát triển mạng lưới, cải tiến và phát triển các gói sản phẩm, tiếp tục xây dựng hình ảnh ngân hàng uy tín – tin cậy, cũng như triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; đặc biệt tập trung vào các thị trường trọng điểm và các phân khúc trọng yếu (thị trường miền Nam, phân khúc khách hàng có thu nhập cao...), tiến tới đưa Seabank trở thành Ngân hàng bán lẻ được lựa chọn đầu tiên của phân khúc khách hàng đô thị.