CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 30)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Trong thời gian qua có một số công trình nghiên cứu về đấu giá quyền sử dụng đất đáng chú ý sau đây:

Tác giả Nguyễn Vĩnh Diện (2006) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bán đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề tài đã tiến hành phân tích một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất; đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội từ năm 1995 đến năm 2006; nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân của đấu giá quyền sử dụng đấtở Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Hà Nội trong thời gian sau năm 2006[14].

Tác giả Nguyễn Duy Đức (2009) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đấtthuộc khu nhà ở sinh thái Vít Cốp - xã Tiền Phong - huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc (hiện nay là huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội”. Trên cơ sở lý luận về thị trường bất động sản, về đấu giá quyền sử dụng đất, định giá đất, tác giả đã đánh giá kết quả, chỉ ra những hạn chế của công tác đấu giá quyền sử dụng đất thuộc dự án khu nhà sinh thái Vít Cốp, từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất [13].

Tác giả Trần Thị Hoàng Giang (2017) đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Qua nghiên cứu về đấu giá quyền sử dụng đất, định giá đất, tác giả đã đánh giá kết

quả, chỉ ra những hạn chế của công tác đấu giá quyền sử dụng đất, từ đó đưa ra một số giải pháp đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở[18].

Theo nghiên cứu của tác giả Lê Chiêu Tâm (2012) cho thấy công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định đã mang lại nhiều kết quả khảquan và đạt được nhiều mặt trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và công tác quản lý đất đai, do đó hiện nay hầu hết các dựán giao đất ở cho người dân tại huyện An Nhơn đều thực hiện thông qua hình thức này [12].

Tác giả Hoàng Đức Thụ (2013) đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2007 – 2011. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phốĐồng Hới đã mang lại nhiều hiệu quả rất thiết thực về xã hội, kinh tế và công tác quản lý nhà nước vềđất đai cụ thểnhư sau: (i) đấu giá QSDĐ tạo được nguồn thu hỗ trợ cho sự phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương; (ii) Đấu giá quyền sử dụng đất là một hình thức khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm, kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủđầu tư nhằm huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thu hút được nhiều thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào thịtrường BĐS; (iii) Đấu giá quyền sử dụng đất thực chất là sự vận hành lành mạnh của cơ chếđổi đất lấy cơ sở hạ tầng [11].

Tóm lại, có rất nhiều tác giảđã thực hiện nghiên cứu vềđấu giá quyền sử dụng đất tại nhiều địa phương trên cảnước. Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào việc đánh giá kết quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên cơ sởđó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế của công tác này tại địa bàn nghiên cứu.

CHƯƠNG 2. ĐỐITƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)