ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 30)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở. - Các dựán đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị trong đó đề tài tập trung nghiên cứu 03 dự án: gồm Khu đô thị Nam Đông Hà, Khu dân cư đường Thanh Niên, Khu dân cư dãy hai đường Khóa Bảo.

- Các hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất tại các dự án nghiên cứu tại thành phốĐông Hà.

- Các cán bộ chuyên môn thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Đông Hà.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

- Phạm vi thời gian:Đề tài sử dụng các số liệu từ năm 2014 đếnnăm 2018 để nghiên cứu.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của thành phố Đông Hà

- Thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố Đông Hà trong giai đoạn 2014 – 2018.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố Đông Hà.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu thứ cấp tại các cơ quan chức năng có liên quan tại thành phố Đông Hà, như Trung tâm phát triển quỹđất tỉnh Quảng Trị, Trung tâm phát triển quỹđất thành phốĐông Hà, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất

đai thành phốĐông Hà, Chi cục thống kê thành phốĐông Hà, phòng Tài nguyên môi trường thành phốĐông Hà và các cơ quan có liên quan khác. Các số liệu, tài liệu được thu thập bao gồm:

- Các thông tin số liệu điều kiện tự nhiên, của thành phốĐông Hà, tinhr Quảng Trị. - Báo cáo tình hình kinh tế xã hội thành phốĐông Hànăm 2018.

- Niên giám thống kê của thành phốĐông Hà năm 2017 - Số liệu thống kê đất đai của thành phốĐông Hà năm 2018

- Hồsơ đấu giá quyền sử dụng đất ởtrên địa bàn thành phốĐông Hà trong giai đoạn từnăm 2014 đến năm 2018.

2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Căn cứvào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, các thông tin sơ cấp liên quan đến đềtài được thu thập thông qua các phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp điều tra, kho sát thực địa

Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua việc điều tra khảo sát thực tế về tình hình sử dụng đất, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, quy trình thực hiện các bước đấu giá quyền sử dụng đất ở... của địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vn bng bng hi

Để thu thập được các thông tin có liên quan đến thực trạng của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, đề tài tiến hành phỏng vấn những người có liên quan đến công tác này bằng phiếu thu thập thông tin được xây dựng sẵn.

+ Đề tài tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 100 cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất ở tại các dự án nghiên cứu với tổng số là 421 người. Nội dung bảng hỏi tập trung vào các vấn đề gồm: Thông tin đấu giá có được niêm yết công khai, mục đích tham gia đấu giá, giá đấu có cao hay không, mức độ hài lòng đối với phiên đấu giá...

+ Đề tài tiến hành phỏng vấn cán bộchuyên môn liên quan đến công tác đấu giá QSDĐ ở tại thành phố Đông Hà tại các cơ quan nhà nước với số lượng là 12 người. Trong đó, có 06 người đang công tác tại Trung tâm phát triển quỹđất thành phốĐông Hà, 02 người đang công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường và 04 người đang công tác tại Trung tâm phát triển quỹđất tỉnh Quảng Trị .Nội dung bảng hỏi tập trung vào các vấn đề gồm: Việc công khai thông tin đấu giá, việc lập giá khởi điểm, cách thức tổ chức đấu giá, việc phối hợp hoàn thiện hồsơ sau khi có kết quảđấu giá....

- Phương pháp tham vấn trực tiếp

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành tham vấn ý kiến của nhứng người am hiểu vềcông tác đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Đông Hà bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Những người được tham vấn ý kiến gồm lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹđất tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹđất thành phố Đông Hà và lãnh đạo Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Đông Hà. Nội dung tham vấn tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiên công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phốĐông Hà.

2.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Các số liệu sau khi được thu thập về được phân loại theo từng nhóm có mối quan hệ với nhau sau đó xử lý bằng phần mềm Excel. Việc thống kê số liệu được thể hiện qua các bảng thống kê với các trường dữ liệu như số thửa, diện tích, giá khởi điểm, giá trúng đấu giá, giá đất trên thị trường, chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá, chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá trên thịtrường... Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Bên cạnh việc thể hiện bằng bảng thống kê, các số liệu xử lý còn được thể hiện bằng các đồ thị phù hợp để thể hiện rõ các kết quả nghiên cứu của đề tài.

2.3.4. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, sơ đồ

Đề tài sẽ sử dụng các bản đồ, sơ đồ, liên quan để minh họa cho các nội dung nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ PHỐ ĐÔNG HÀ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vtrí địa lý

Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Trị, có toạđộđịa lý từ 16o07’53’’ đến 16o52’22’’ vĩđộ Bắc và 107o04’24’’ đến 107o07’24’’ kinh độĐông. Đông Hà nằm cách thành phốĐồng Hới 93km về phía Nam, cách thành phố Huế 70km về phía Bắc, cách cửa khẩu Lao Bảo 85km về phía Đông, cách cảng biển Cửa Việt 16km về phía Tây. Ranh giới của thành phốđược xác định như sau:

-Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và huyện Gio Linh. -Phía Nam giáp huyện Triệu Phong.

-Phía Đông giáp huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong. -Phía Tây giáp huyện Cam Lộ.

Trên địa bàn thành phốĐông Hà có cảng Đông Hà, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9 và đường sắt Bắc Nam chạy qua. Các điều kiện này đã tạo cho thành phố một vị trí hết sức thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có vị trí quan trọng trong chiến lược quân sự, bảo vệ an ninh, quốc phòng của khu vực miền Trung.

3.1.1.2. Địa hình

Lãnh thổ thành phốĐông Hà gồm 2 dạng địa hình cơ bản là địa hình gò đồi bát úp và địa hình đồng bằng. Trong đó, địa hình gò đồi bát úp nằm ở phía Tây và Tây Nam của thành phố, có diện tích 319,1 ha. Ởvùng địa hình này, mặt đất được phủ trên nền phiến thạch và sa phiến thích hợp cho việc sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng phát triển các mô hình kinh tế trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng. Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên trên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; tập trung ởcác phường: Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ.

Cấu tạo địa chất tại thành phốĐông Hà chủ yếu là trầm tích Holoxen loại phù sa mới có kết cấu với các hạt nhỏ bao gồm: cát, bùn, cát lẫn sét, cát lẫn bùn. Vùng đồng bằng gồm trầm tích sông thuộc Holoxen trên, nằm ven sông. Trầm tích đầm lầy thuộc Holoxen giữa ở phía Nam và Bắc sông Hiếu. Cường độ chịu lực của đất là R = 2 - 2,5Kg/cm 2 thuận lợi cho việc xây dựng các công trình mà ít phải xử lý nền móng.

3.1.1.3. Khí hu

Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng chịu ảnh hưởng của gió Tây – Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô nóng. Chếđộ khí hậu của thành phốđược chia làm hai mùa cơ bản là mùa mưa và mùa khô. Mùa ít mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6. Trong khi đó, mùa mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 và kéo dài đến tháng 3 năm sau.

3.1.1.4. Thủy văn

Chếđộ thuỷvăn của thành phốĐông Hà chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống sông Hiếu, sông Vĩnh Phước và sông Thạch Hãn. Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân ở thành phố. Ngoài ra, thành phố còn có nhiều hồ nhân tạo có tác dụng làm điều hoà sinh thái, khai thác thuỷ lợi, thuỷ sản như hồ Trung Chỉ (diện tích 3,2 km2, trữlượng nước 2.500.000 m3), hồ Khe Mây (diện tích 6 km2), hồĐại An (diện tích 418 ha).

Với lợi thế về thủy văn sẵn có, thành phốĐông Hà đã và đang bố trí không gian cảnh quan kiến trúc Đông Hà theo mô hình “thành phố bên sông”, “đô thịnhà vườn” trên cơ sở phát huy những lợi thếđa dạng vềđịa thếsông nước, không gian mặt nước các hồ và cảnh quan gò đồi, vùng đồng bằng theo hướng bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất Đông Hà [22].

3.1.1.5. Các ngun tài nguyên

a). Tài nguyên đất

Trên địa bàn thành phố Đông Hà có một số loại đất chủ yếu gồm Đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa, đấtcát,… Trong đó, các loại đất có diện tích lớn nhất và có ý nghĩa kinh tế bao gồm:

- Đất phù sa được bồi hàng năm :có diện tích khoảng 500 ha, thuận lợi choviệc trồng cây lương thực và cây ăn quả,…

- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến sét : chiếm diện tích khoảng 3.500 ha, thuận lợi cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, đồng cỏchăn nuôi.

- Đất phù sa Glây : tập trung nhiều ởcác phường: Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lễ, Đông Lương,… với diện tích khoảng 200 ha.

Đặc điểm chung của các loại đất trên là bịchua phèn, độpH dao động 4,5 - 6,5 nên độ phì kém.

b). Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của thành phố Đông Hà chủ yếu tập trung ở 3 con sông là sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, sông Thạch Hãn và các khe suối,hồ chứa trên địa bàn thành phố với trữlượng đáp ứng được cho nhu cầu cho sản xuất,cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản.

Bên cạnh nguồn nước mặt, ở thành phố Đông Hà không có mạch nước ngầm sâu mà việc khai thác và sử dụng chủ yếu qua hệ thống giếng đào và giếng khoan, lưu lượng 15 -19l/s, tổng độ khoáng hóa 80 - 280mg/l.

c). Tài nguyên rừng

Thành phốĐông Hà có 2.280,89 ha rừng, trong đó toàn bộ là rừng trồng. Diện tích rừng nàycó vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ, điều hoà khí hậu, giữ gìn nguồn nước, chống xói mòn, tạo cảnh quan du lịch cho thành phố.

d). Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung, nguồn khoáng sản ở Đông Hà rất nghèo, chỉ có đất sét làm gạch ngói, trữlượng không lớn và phân bố rải rác ởcác phường Đông Giang, Đông Thanh, phường 2 và phường Đông Lương. Các loại khoáng sản khác thì chưa được thăm dò và xác định trữlượng.

e). Tài nguyên du lịch, nhân văn

Đông Hà có địa hình, địa thếđa dạng với nhiều sông, hồ, vùng gò đồi, rừng cây tạo nên nhiều cảnh quan đẹp: Có sông Hiếu chảy qua thành phố, sông Vĩnh Phước bao

bọc ở phía nam, sông Thạch Hãn phía Đông; có các hồ Khe Mây, Trung Chỉ, hồ Km6, hồ Đại An, hồ Khe sắn; vùng gò đồi phía Tây còn nhiều tiềm năng phát triển lâm sinh thái, rừng cây. Đây là điều kiện thuận tiện để phát triển hình thành các khu du lịch sinh thái lâm viên cây xanh, khu công viên vui chơi, giải trí hấp dẫn.

Trên địa bàn thành phố còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp, tự hào của vùng đất và con người Đông Hà qua các thời đại, trong đó có 02 di tích được xếp hạng Quốc gia, 18 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Các công trình văn hóa tiêu biểu như: đình làng Nghĩa An, các giếng chăm, đình làng Lập Thạch, đình làng Điếu Ngao, đặc biệt đình làng Trung Chỉđược đánh giá là một công trình kiến trúc nghệ thuật điển hình của tỉnh Quảng Trị. Các di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu như: Cảng quân sự Đông Hà, nhà ga lô cốt Đông Hà, nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia đường 9, động Bồ Chao,… Đây là tiềm năng có thể khai thác phát triển du lịch văn hóa, lịch sử.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyn dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2014 – 2018, nền kinh tế của thành phốĐông Hà đã có những bước phát triển vững chắc và ổn định. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế của thành phố trong những năm qua tăng trưởng với nhịp độnăm sau cao hơn năm trước. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2014 - 2018 đạt 7,8 %. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế(theo giá so sánh năm 2010) năm 2018 tăng 12,1% so với năm 2017 và đạt 100% so với kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất của các ngành được thể hiện trong bảng 3.1.

Bng 3.1.Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thành phốĐông Hà giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị: Tỷđồng TT Ngành kinh tế 2014 2015 2016 2017 2018 1 Nông nghiệp 144,8 145,2 146 148 154,3 2 Công nghiệp 1052 1323 2018 3093 3.417 3 Dịch vụ 1248 1481 1756 2120 2847 Tổng 2444,8 2949,2 3920 5361 6418,3

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 90,00% 100,00%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế thành phốĐông Hà từ năm 2014-2018

Nguồn: Xử lý số liệu

Qua hình 3.2 cho thấy cơ cấu kinh tếgiai đoạn 2014 - 2018 của thành phốĐông Hà đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Dịch vụ - Thương mại, giảm dần tỷ trọng các ngành Nông - Lâm nghiệp. Cụ thể, năm 2014, cơ cấu kinh tế của thành phố là 5,92% nông nghiệp, 43,03% Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp và 51,05% Thương mại - Dịch vụ. Đến năm 2018, tỷ trọng của ngành Nông - Lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của thành phố là 2,40%, ngành Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp là 53,24% và ngành Thương mại - Dịch vụ là 44,36%.

3.1.2.2. Thc trng phát trin các ngành kinh tế

Với lợi thếlà trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh,những năm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của thành phốĐông Hà không ngừng được quan tâm đầu tư đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của thành phố. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phốđược thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)