Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 61)

4. Những điểm mới của đề tài Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Phân tích đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a) Tăng trưởng kinh tế

Trên đà phát triển chung của xã hội, những năm gần đây nền kinh tế của Thành phố có những bước tăng trưởng và phát triển khá toàn diện; chất lượng tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện và bắt đầu phát huy hiệu quả. Tiềm năng, lợi thế trên địa bàn được tập trung khai thác, chất lượng sản phẩm được từng bước nâng cao gắn với chế biến và xuất khẩu. Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người hàng năm tiếp tục được cải thiện (năm sau luôn cao hơn năm trước).

Ngành Nông, lâm, thủy sản phát triển nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân hàng năm 4,40%. Diện tích đất canh tác đạt giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm tăng từ 30% năm 2010 lên 35,80% năm 2015. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 49% năm 2010 lên 52% năm 2015. Công tác quản lý,chăm sóc, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng và trồng rừng được chú trọng. Hiện nay diện tích đất rừng do thành phố quản lý là 3.811,10 ha chủ yếu là rừng

phòng hộ trên địa bàn 7 xã, phường, trong đó có 2.700,00 ha được đưa vào phương án bảo vệ. Giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,90%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 43,30%. Ngành thủy sản từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Sản lượng đánh bắt tăng bình quân hằng năm 7,20%. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, năng suất tăng, đối tượng nuôi đa dạng, các mô hình nuôi thuỷ sản giá trị kinh tế cao được nhân rộng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm tăng 0,48%. Giá trị sản xuất thủy sản bình quân hàng năm tăng 5,10%.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 12,80%, chủ yếu ở các ngành có lợi thế như sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm từ kim loại, chế biến thủy sản, chế biên lâm sản, dịch vụ cơ khí....Số cơ sở sản xuất tăng nhanh, thành phố hiện có 2.916 cơ sở, tăng 387 cơ sở so với năm 2010, giải quyết việc làm cho 11.525 lao động.

Dịch vụ thương mại, du lịch được ưu tiên đầu tư phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Mạng lưới kinh doanh phát triển mạnh, hiện có 10.248 cơ sở, tăng 1.638 cơ sở so với năm 2010, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 3,90%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân hàng năm 17,50%, tăng 2,20 lần so với năm 2010.Giá trị xuất khẩu đạt 120 triệu USD, tăng 9,00% so với năm 2010. Dịch vụ du lịch từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Lượng khách du lịch đến Đồng Hới tăng bình quân hàng năm là 19,30%, tăng 2 lần so với năm 2010.

(Nguồn: Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XIX, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020)

b) Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

- Khu vực kinh tế nông – lâm nghiệp – thủy sản

Nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển theo hướng tập trung, tích cực thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, tác động hỗ trợ nhau cùng phát triển; khai thác, nuôi trồng thủy sản phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản; hoạt động lâm nghiệp chuyển dần sang lâm nghiệp xã hội hóa; kinh tế trang trại bước đầu phát triển cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của từng vùng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 4,4 %. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thủy sản, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Phát triển nông nghiệp đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa có giá trị và chất lượng cao gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.

Năm 2015 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành) đạt 250.715 triệu đồng, tăng 35.125 triệu đồng so với năm 2011.

+ Nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh) năm 2011 là 155.222 triệu đồng đến năm 2015 là 164.073 triệu đồng, tăng 8.851 triệu đồng.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013 Năm 2015

Giá trị (Tr đ) cấu (%) Giá trị (Tr đ) cấu (%) Giá trị (Tr đ) cấu (%) Giá trị (Tr đ) cấu (%) Giá trị (Tr đ) cấu (%) 1. GTSX theo giá HH 215.590 100,00 225.951 100,00 199.923 100,00 247.293 100,00 250.715 100,00 - Trồng trọt 82.549 38,29 79.591 35,22 66.219 33,12 80.569 32,58 79.796 31,83 - Chăn nuôi 118.603 55,01 126.974 56,19 112.381 56,21 143.308 57,95 145.574 58,06 - Dịch vụ 14.438 6,69 19.386 8,58 21.323 10,66 23.416 9,47 25.372 10,11 2. GTSX theo giá SS 155.222 100,00 167.756 100,00 147.250 100,00 167.197 100,00 164.073 100,00 - Trồng trọt 67.112 43,24 66.106 39,41 55.086 37,41 63.937 38,24 63.088 38,45 - Chăn nuôi 74.969 48,29 88.508 52,76 78.814 53,52 89.253 53,38 86.211 52,54 - Dịch vụ 3.141 2,02 13.142 7,83 13.350 9,06 14.007 8,38 14.774 9,01

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2015 [13] ) * Về trồng trọt:

Năm 2015 giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt (giá HH) đạt 79.796,00 triệu đồng, chiếm 31,83% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó: cây lương thực đạt 62.064 triệu đồng; cây chất bột có củ 3.876 triệu đồng; cây rau đậu 9.965 triệu đồng; cây công nghiệp hàng năm 1.010 triệu đồng; cây hàng năm khác 250 triệu đồng; cây công nghiệp lâu năm 700 triệu đồng , cây ăn quả đạt 1.806 triệu đồng và cây lâu năm khác 90 triệu đồng... Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 10.455,00 tấn.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp qua các năm (giá HH) Đơn vị tính: (Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng giá trị trồng trọt 82.549 79.591 66.219 80.529 79.796 Cây lương thực 65.405 60.223 48.548 63.070 62.064 Cây chất bột có củ 5.411 6.517 5.226 3.946 3.876 Rau đậu các loại 7.958 8.574 8.793 9.818 9.965 Cây công nghiệp hàng năm 1.079 1.164 1.075 1.016 1.010

Cây hàng năm khác 264 271 215 218 250

Cây công nghiệp lâu năm 501 469 363 379 700

Cây ăn quả 1.762 2.203 1.867 1.939 1.806

Cây lâu năm khác 74 90 100 103 90

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2015 [13]) * Về chăn nuôi:

Song song với phát triển trồng trọt, chăn nuôi trong vùng cũng phát triển mạnh. Chăn nuôi phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị, mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại được chú trọng đầu tư. Cơ cấu trong chăn nuôi đã có thay đổi giữa tỷ lệ các nhóm vật nuôi, chuyển đổi mạnh về hình thức nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sản phẩm chăn nuôi đa dạng, phong phú, chất lượng vật nuôi được cải tạo và nâng cao rõ rệt.

Tính đến cuối năm 2015 tổng đàn trâu có khoảng 327 con; đàn bò có khoảng 1.557 con; đàn lợn 19.299 con; đàn gia cầm 106.100 con.

+ Lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2015 của thành phố là 6.567,76 ha. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ chủ yếu là cây nguyên liệu như bạch đàn, keo, cây thông nhựa... các loại để trồng phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong những năn gần đây, ngành lâm nghiệp đang được đẩy mạnh công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng dặm, tu bổ tái sinh

và trồng mới. Công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng và trồng rừng được chú trọng. Hiện nay diện tích đất rừng do thành phố quản lý là 3.811,1 ha chủ yếu là rừng phòng hộ trên địa bàn 7 xã, phường, trong đó có 2.700,00 ha được đưa vào phương án bảo vệ. Công tác giao đất, giao rừng được thực hiện kịp thời, cơ bản đảm bảo diện tích rừng có chủ quản lý.

Tích cực thực hiện xã hội hóa nghề rừng, giao khoán rừng, đất lâm nghiệp đến các tổ chức, nhóm hộ gia đình; lồng ghép các dự án đầu tư khoán, bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên gắn với trồng rừng mới. Năm 2015 tổng giá trị lâm nghiệp (giá HH) đạt 34.679 triệu đồng.

Tuy nhiên rừng trên địa bàn Thành phố đang có nguy cơ suy giảm về diện tích do quá trình đô thị hóa nhanh, chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp và để nuôi trồng thủy sản... vì vậy việc quan tâm trồng rừng trong các năm tới sẽ là cần thiết.

+ Thủy sản

Ngành thủy sản từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Kinh

tế phát triển mạnh, khai thác hải sản đã được ngư dân chú trọng đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá công suất lớn, nâng cấp ngư cụ, mở rộng ngư trường, nâng cao hiệu quả và chất lượng khai thác hải sản. Trong những năm qua Thành phố đã khai thác tốt tiềm năng, tận dụng lợi thế để phát triển toàn diện cả đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, năng suất tăng, đối tượng nuôi đa dạng, các mô hình nuôi thủy sản giá trị kinh tế cao được nhân rộng. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất (giá HH) đạt 484.879 triệu đồng. Sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 10.992 tấn, trong đó sản lượng khai thác 10.038 tấn và sản lượng thủy sản nuôi trồng là 954 tấn.

b) Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thành phố đang từng bước ổn định và giữ được tốc độ tăng trưởng khá, phát triển mạnh về sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất năm 2011 đạt 1.894.603 triệu đồng, năm 2014 đạt 2.953.071 triệu đồng.

Nhìn chung các ngành công nghiệp chuyên môn hóa vẫn được duy trì ổn định và giữ tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành như sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, may mặc, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sửa chữa xe có động cơ luôn chiếm tỷ trọng cao so với toàn ngành.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, kết quả phát triển công nghiệp của Thành phố vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đề ra. Quy mô các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh không

cao. Nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Việc triển khai các dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp còn chậm, hiệu quả đầu tư thấp. Tuy có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp phát huy nội lực, đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhưng liên doanh, liên kết thu hút đầu tư từ bên ngoài còn hạn chế. Ngoài ra do tác động về nguyên liệu và thị trường tiêu thụ không ổn định nên hiệu quả sản xuất nhìn chung còn đạt thấp, chuyển dịch nội bộ trong các nhóm ngành công nghiệp chưa mang tính đột phá. Các ngành công nghiệp như cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ còn ít và với quy mô nhỏ, chủ yếu là gia công, lắp ráp; sản xuất công nghiệp - TTCN chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa.

c) Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại, dịch vụ trong những năm qua phát triển khá có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... Các phương thức kinh doanh đa dạng, bảo đảm cho việc lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, bước đầu đã có sự liên kết giữa sản xuất và thương mại, nhất là các sản phẩm lợi thế của thành phố. Giá trị ngành thương mại - dịch vụ, du lịch mang lại tăng từ 3.296.873 triệu đồng năm 2010 lên 6.590.287 triệu năm 2015.

- Dịch vụ thương mại: Hoạt động thương mại dịch vụ được ưu tiên đầu tư, chương trình phát triển thương mại trong 5 năm thực hiện có hiệu quả, quy mô nghành nghề từng bước được mở rộng, thị trường ổn định. Mạng lưới kinh doanh phát triển mạnh, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 3,90%. Tổng mức bán lẽ hàng hóa tăng bình quân hàng năm 17,50%, tăng 2,2 lần so với năm 2010. Giá trị xuất khẩu đạt 120 triệu USD, tăng 9,00% so với đầu nhiệm kỳ. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn và khách du lịch như: vật tư nông nghiệp, công nghệ phẩm, văn hóa phẩm, thực phẩm, sản phẩm mỹ nghệ, hàng trang trí nội thất, dịch vụ, ăn uống... được quan tâm đầu tư.

Mạng lưới dịch vụ thương mại phát triển phong phú, ngày càng được mở rộng. Hệ thống các chợ, siêu thị được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, tất cả đều được bố trí gần bến ô tô, cảng và đường giao thông chính, rất thuận lợi cho kinh doanh thương mại. Hiện tại Thành phố có 13 chợ trong đó có 7 chợ nội thành, 6 chợ nông thôn, bình quân mỗi xã, phường có 1 chợ, tuy nhiên số chợ phân bố không đều làm hạn chế trực tiếp đến nhu cầu mua sắm của nhân dân như xã Bảo Ninh, phường Phú Hải, Hải Thành và một số xã, phường khác. Ngoài ra còn có 2 trung tâm thương mại là chợ Đồng Hới và chợ Nam Lý, cùng với 5 siêu thị chuyên doanh là 2 siêu thị sách, siêu thị Hiếu Hằng, siêu thị Thế Anh và siêu thị Coop.Mart.

Nhìn chung, ngành thương mại có mức tăng trưởng khá, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, hàng hóa dồi dào và thị trường thương mại có sự trao đổi mạnh. Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa thực sự vững chắc và cơ bản: thương mại nội địa tuy có phát

triển nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa tạo được nguồn hàng ổn định chất lượng cao, cơ chế quản lý kinh doanh còn thiếu năng động, khả năng cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, lưu thông hàng hóa và cơ cấu tiêu dùng còn thể hiện trình độ sản xuất và mức sống dân cư thấp.

- Dịch vụ du lịch: Phát triển nhanh, diễn ra sôi động, nhộn nhịp và từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của Thành phố. Các hoạt động du lịch được phát triển theo hướng phong phú, đa dạng hóa với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng các bãi tắm biển Nhật Lệ, Bảo Ninh và Quảng trường Biển, công viên Nhật Lệ được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển mạnh. Đến nay, thành phố có 155 cơ sở lưu trú, với 3,061 phòng nghỉ và 5.966 giường, tăng 21 cơ sở, 883 phòng nghỉ và 2.647 giường so với năm 2010. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch được chú trọng, quy mô và loại hình du lịch ngày càng phát triển, tỷ lệ cán bộ phục vụ qua đào tạo được nâng cao rõ rệt. Chất lượng dịch vụ du lịch có nhiều chuyển biến tiến bộ, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, môi trường sinh thái được gìn giữ, tạo cơ sở để du lịch phát triển bền vững. Lượng khách du lịch đến Đồng Hới tăng bình quân hàng năm là 19,30%, tăng 2 lần so với năm 2010.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc,...) các khu du lịch, các điểm du lịch còn chậm và chưa đồng bộ. Vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và lợi thế phát triển, đặc biệt là các loại hình du lịch thế mạnh của địa phương như du lịch biển và du lịch sinh thái. Sản phẩm du lịch còn nghèo, ít có sản phẩm mang tính đặc trưng, đặc biệt chất lượng dịch vụ, công tác phục vụ cho du lịch chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu, do đó khó thu hút được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)