Đánh giá mức độ phù hợp về thời gian, không gian xây dựng và thực hiện quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 115 - 119)

4. Những điểm mới của đề tài Error! Bookmark not defined.

3.3.5. Đánh giá mức độ phù hợp về thời gian, không gian xây dựng và thực hiện quy

- Các nội dung cụ thể của hai loại quy hoạch còn mâu thuẫn, chưa phù hợp lẫn nhau về tính chất và quy mô quy hoạch do sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất, quản lý xây dựng và trong việc lập và thực hiện hai loại quy hoạch chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, dẫn đến tình trạng ở nhiều nơi quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau.

- Sự hạn chế về nội dung của mỗi loại quy hoạch dẫn đến tình trạng quy hoạch sử dụng đất chưa tính toán, luận chứng đầy đủ để bố trí hợp lý, cân đối đất đai, đáp ứng yêu cầu về sử dụng cho các mục đích, trong đó có các mục đích về xây dựng; quy hoạch xây dựng định hướng phát triển không gian, phát triển hệ thống đô thị, dân cư, cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp nhưng chưa tính toán đầy đủ khả năng về quỹ đất, chưa căn cứ vào quy mô diện tích và vị trí đất đai đã được xác định cho các mục đích về xây dựng. Vì vậy, giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng thường có mâu thuẫn về không gian, về quy mô diện tích và vị trí khi bố trí các công trình cụ thể.

Theo Chuyên viên phòng Phát triển và quản lý quỹ đất – Sở Tài nguyên và Môi trường (phỏng vấn ngày 20/6/2017):

“- Để nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung quy hoạch sử dụng đất là chưa đủ mà cần phải sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan của quy hoạch xây dựng.

- Cần phải thay đổi các tiêu chí phân loại đất, hệ thống phân loại đất áp dụng trong quy hoạch xây dựng cho phù hợp với phân loại đất áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất. ”

3.3.5. Đánh giá mức độ phù hợp về thời gian, không gian xây dựng và thực hiện quy hoạch hoạch

Bảng 3.13. So sánh một số quy định về thời gian, không gian giữa quy hoạch sử dụng

đất và quy hoạch xây dựng

TT Nội dung so sánh Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch xây dựng

1 Văn bản pháp quy

điều chỉnh Luật đất đai, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của bộ Tài nguyên và Môi trường

Luật xây dưng, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ xây dựng

2 Thời gian quy hoạch

10 năm, kỳ kế hoạch 5 năm

Quy hoạch xây dựng vùng: ngăn hạn 5 năm, 10 năm, dài hạn: 20 năm và dài hơn.

Quy hoạch chung: ngắn hạn: 5 năm, 10 năm, dài hạn: 20 năm

Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: ngắn hạn 5 năm, dài hạn 10-15 năm 3 Không gian lập quy hoạch Các cấp, cả nước, vùng kinh tế tỉnh, huyện, xã ( theo lãnh thổ hành chính)

Cơ bản không theo các cấp hành chính (có thể không theo lãnh thổ hành chính)

(Nguồn:[18],[19]) Về thời kỳ (thời hạn) quy hoạch: Giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng có thời kỳ quy hoạch là không thống nhất. Sự không thống nhất về thời kỳ quy hoạch cũng là một khó khăn, trở ngại trong việc phối hợp đồng bộ giữa hai loại quy hoạch từ khâu lập quy hoạch đến tổ chức thực hiện quy hoạch. Thời điểm lập quy hoạch khác nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau, dẫn đến mâu thuẫn về nộ dung giữa hai loại quy hoạch trên cùng một địa bàn cụ thể.

Về không gian các loại hình, các cấp quy hoạch: Các hình, các cấp quy hoạch và không gian quy hoạch của hai loại quy hoạch là rất khác nhau. Sự khác nhau này làm cho tính thống nhất, tính đồng bộ giữa hai loại quy hoạch bị hạn chế; làm nảy sinh những bất cập, chồng chéo trong công tác lập cũng như thẩm duyệt quy hoạch.

Như đã phân tích ở các phần trên, về nguyên tắc giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng phải thống nhất, phù hợp với nhau, ít nhất là đối với những nội dung chính của quy hoạch. Tuy nhiên, do không thống nhất về thời gian, không gian lập quy hoạch và một số nguyên nhân khác mà trong thực tiễn, nội dung của hai loại quy hoạch thường không thống nhất, phù hợp lẫn nhau, còn mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.

- Khi lập quy hoạch trên cùng một địa bàn, chưa thực hiện theo yêu cầu quy hoạch sử dụng đất bắt buộc phải căn cứ vào yêu cầu và nội dung của quy hoạch xây dựng và ngược lại, quy hoạch xây dựng bắt buộc phải căn cứ vào yêu cầu và nội dung của quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch được lập sau phải phù hợp với quy hoạch được lập trước đã được phê duyệt khi các quy hoạch không được lập đồng thời với nhau. Trong thực tế ở thành phố Đồng Hới, khi lập loại quy hoạch này có căn cứ vào loại quy hoạch kia nhưng chưa mang tính bắt buộc mà hầu như chỉ ở mức độ tham khảo lẫn nhau.

Chẳng hạn như theo Đồ án Quy hoạch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt tại Quyết định số 1538/QĐ-CT ngày 06/07/2012 [24] ( Hình 3 ) ; Nhưng Theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2017 được phê duyệt tại Quyết định số 4261/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình [26] ( Hình 4 ) thì chúng ta thấy hai quy hoach trên có những điểm rất khác nhau về giao

thông cũng như phân loại đất ”.

- Sự chưa phù hợp hạn chế về chất lượng và nội dung của mỗi loại quy hoạch vừa là nguyên nhân, vừa là biểu hiện về những bất cập về nội dung giữa hai loại quy hoạch ở thành phố Đồng Hới. Giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng thường có mâu thuẫn về không gian, về quy mô diện tích và vị trí khi bố trí các công trình cụ thể. Biểu hiện ở chỗ quy hoạch sử dụng đất chưa tính toán, luận chứng đầy đủ để bố trí hợp lý, cân đối, đáp ứng yêu cầu về sử dụng đất đai cho các mục đích, trong đó có các mục đích về xây dựng; quy hoạch xây dựng định hướng phát triển không gian, phát triển hệ thống đô thị, dân cư, cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp… nhưng chưa tính toán đầy đủ khả năng về quỹ đất, chưa căn cứ vào quy mô diện tích và vị trí đất đai đã được xác định cho các mục đích về xây dựng. Như ở Hình 3 và Hình 4 cho ta thấy sự bố trí về các khu chức năng, về giao thông cũng như không gian của một phần xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới giữa 2 loại quy hoạch tại cùng một thời điểm là khác nhau.

Theo chuyên viên Phòng Quy hoạch – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình ( phỏng vấn ngày 15/6/2017):

- “ Thường quy hoạch xây dựng được lập dài hạn : 20 năm, 30 năm định hướng 50 năm hoặc hơn thế nữa. Trong khi đó quy hoạch sử dụng đất thường được lập ngắn hạn 10 năm một, có khi cập nhật thay đổi theo từng năm.

- Thông thường quy hoạch sử dụng đất phải gắn liền với quy hoạch xây dựng, luôn luôn cập nhật lẫn nhau, nhưng do thời gian lập các loại quy hoạch khác nhau nên tính chất nội dung giữa hai loại quy hoạch chỉ mang tính chất tham khảo lẫn nhau.”

Hình 3.3. Quy hoạch chung thành phố Đồng Hới đến năm 2025 tầm nhìn đến năm

2035

Hình 3.4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2017 tầm nhìn đến năm 2020 của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 115 - 119)