Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 70)

4. Những điểm mới của đề tài Error! Bookmark not defined.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a) Thực trạng phát triển đô thị

Địa bàn thành phố Đồng Hới hiện tại có 10 phường với tổng dân số trung bình ở đô thị là 79.218 người, chiếm 67,76% dân số toàn Thành phố. Tổng diện tích đất đô thị của Thành phố là 5.510,24 ha, bình quân đất đô thị là 695,60 m2/người.

Với vị trí là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của Tỉnh nên Thành phố Đồng Hới không ngừng được đầu tư phát triển, các khu dân cư ngày càng được cải tạo, sắp xếp lại ổn định. Từng bước xây dựng và hình thành một số khu dân cư đô thị mới, đáp ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân. Bộ mặt kiến trúc đô thị được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị được đầu tư xây dựng, vị trí đô thị ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống nhân dân Thành phố ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Việc nâng cấp chỉnh trang đô thị được chú trọng, nhiều công trình dự án quan trọng đã hoàn thành, tạo điểm nhấn cho Thành phố như: Cầu Nhật Lệ, công viên bờ sông Nhật Lệ, trồng cây xanh và vườn hoa phía Đông Hồ Thành, hạ tầng kỹ thuật đường Trần Hưng Đạo, công trình kè Nhật Lệ, đường 36 m nối liền đường Lê Lợi với đường Trần Hưng

Đạo, đường tránh quốc lộ 1A, sân bay Đồng Hới được triển khai đầu tư và đưa vào sử dụng, tạo diện mạo mới cho đô thị trẻ Đồng Hới. Ngoài ra, còn tập trung xây dựng nhiều công trình, dự án khác như: Dự án vệ sinh môi trường, xây dựng khu đô thị mới, các siêu thị, khách sạn, hệ thống vỉa hè, công viên cây xanh, cấp thoát nước, điện, đường, trường, trạm, bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình từng bước được hoàn thiện,... làm thay đổi nhanh chóng cả về kiến trúc và cảnh quan đô thị.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển khá đồng bộ. Nhiều công trình trọng điểm được xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tạo diện mạo mới cho thành phố. Công tác xã hội hóa xây dựng đường giao thông quy mô nhỏ, vỉa hè, điện chiếu sáng trong khu dân cư, trồng cây xanh đường phố theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” triển khai có hiệu quả, phần lớn các tuyến đường giao thông quy mô nhỏ đã được cứng hóa và có điện chiếu sáng công cộng. Hệ thống điện được cải tạo, nâng cấp cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân và đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão; 100% đường phố chính được chiếu sáng; điện chiếu sáng trong các ngõ phố trong khu dân cư đạt trên 60%. Việc cấp nước sạch, thu gom xử lý rác thải, nước thải được quan tâm.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng, kiến trúc không gian của Thành phố cũng còn nhiều tồn tại:

- Công tác quản lý quy hoạch và quản lý trật tự đô thị còn nhiều hạn chế. Tình trạng lấn chiếm vĩa hè, lòng đường làm nơi sản xuất kinh doanh sai quy định nhưng chưa xử lý triệt để, ảnh hưởng đến mỹ quan và trật tự đô thị. Đầu tư xây dựng hệ thống R3 tại các khu dân cư còn chậm.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và các công trình công cộng khác (nhất là các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thể thao) còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu; nguồn lực và khả năng đáp ứng vốn cho sự phát triển đô thị còn hạn chế.

- Cơ cấu tổ chức không gian, phân bố dân cư trên địa bàn còn chưa cân đối, có sự cách biệt giữa khu phát triển và kém phát triển. Ngoài ra trong quá trình mở rộng đô thị vẫn còn chậm trễ trong quy hoạch và xử lý các vấn đề có liên quan.

b) Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Thành phố Đồng Hới hiện có 6 xã sống ở khu vực nông thôn (dân số 37.685 người), chiếm 29,66% dân số toàn Thành phố và chiếm 5,35% dân số nông thôn của cả tỉnh. Tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn là 10.077,10 ha, bình quân đất khu dân cư nông thôn 2.674 m2/người. Mật độ dân số nông thôn tập trung cao nhất ở xã Đức Ninh 1.420 người/km2, Quang Phú 955 người/km2, thấp nhất là Thuận Đức 92 người/km2.

Nhìn chung các khu dân cư trên địa bàn các xã còn đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chỉnh trang cải tạo, sắp xếp lại. Đất xây dựng chưa tập trung, thường phát

triển ven theo các tuyến đường chính, từ trung tâm lan rộng dần ra xa, tại những khu vực địa thế thuận lợi cho xây dựng, với lối kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, dạng nhà phố và nhà vườn.

Trong những năm qua, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các khu, cụm dân cư trong Thành phố đã có nhiều thay đổi, hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước... đã được đưa về tới tận các thôn; kiến trúc về nhà ở ngày càng khang trang và hiện đại hơn, đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, tốc độ chỉnh trang nhìn chung vẫn còn chậm so với yêu cầu, thực trạng cơ sở hạ tầng trong nhiều cụm dân cư vẫn còn chắp vá, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; kiến trúc không gian dân cư nhiều khu vực xây dựng tự phát, chưa đúng quy định làm ảnh hưởng chung đến cảnh quan đô thị. Hiện vẫn còn trên 20% số hộ dân nông thôn chưa được dùng nước sạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)