Phương hướng sửa đổi nội dung, vai trò, nhiệm vụ, quy định của quy hoạch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 126)

4. Những điểm mới của đề tài Error! Bookmark not defined.

3.4.2. Phương hướng sửa đổi nội dung, vai trò, nhiệm vụ, quy định của quy hoạch sử

sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

Những bất cập, mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Đồng Hới cũng là những bất cập chung trong việc lập, điều chỉnh, tổ chức thực hiện hai loại quy hoạch này mà nguyên nhân sâu xa là do các quy định chung về công tác quy hoạch chưa hoàn thiện; trình tự, nội dung và phương pháp quy hoạch chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, để giải quyết các bất cập trong công tác quy hoạch của thành phố Đồng Hới thì cần giải quyết căn bản các vấn đề chung trong mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng về các quy định, nội dung và phương pháp quy hoạch, bao gồm các nội dung cụ thể sau:

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới

a. Đối với quy hoạch sử dụng đất

* Xác định các nhóm chỉ tiêu về loại đất được coi là chủ yếu đối với mỗi cấp quy hoạch:

Trong nội dung quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Đồng Hới, bên cạnh việc xác định cụ thể diện tích các loại đất trên các phường thì cần xác định các nhóm chỉ tiêu sử dụng đất cần tập trung thể hiện cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất thành phố, để việc bố trí sử dụng các loại đất đó có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới.

Nội dung quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Đồng Hới bên cạnh việc xác định diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Bình, cần chú trọng xác định rõ diện tích các loại đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới như: Đất phát triển hạ tầng, Đất di tích danh thắng, Đất khu du lịch Đất khu bảo tồn thiên nhiên…

* Nguyên tắc mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất ở các cấp:

Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp trên có tính tổng hợp bao quát chung, có tính chỉ đạo đối với quy hoạch sử dụng đất cấp dưới. Về nguyên tắc, các nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp trên. Diện tích các loại đất trên địa bàn quy hoạch được xác định trong quy hoạch sử dụng đất cấp dưới phải phù hợp với diện tích được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp trên. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp dưới chính là việc cụ thể hóa, chi tiết hóa nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp trên.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất các cấp không phải là quan hệ một chiều. Quy hoạch càng cụ thể, nội dung càng chi tiết thì sự phù hợp với yêu

cầu của thực tiễn đạt được càng cao. Vì vậy, khi nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp dưới bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội thì nó là căn cứ để bổ sung, điều chỉnh nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp trên.

b. Đối với quy hoạch xây dựng

Để nâng cao chất lượng của quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung quy hoạch sử dụng đất là chưa đủ mà cần phải sửa đổi, bổ sung cả những nội dung có liên quan của quy hoạch xây dựng. Hướng sửa đổi, bổ sung nội dung quy hoạch xây dựng trong mối quan hệ với quy hoạch sử dụng đất như sau:

- Cần thay đổi các tiêu chí phân loại đất, hệ thống phân loại đất áp dụng trong quy hoạch xây dựng cho phù hợp với phân loại đất áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất. Việc thay đổi việc phân loại đất, tên gọi các loại đất vừa phải đáp ứng được yêu cầu của quy hoạch xây dựng, vừa phải đạt mục tiêu thống nhất, tương đồng với các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất ở mức độ cao nhất.

- Phần nội dung quy hoạch bố trí sử dụng đất đai trong quy hoạch xây dựng thực chất là quy hoạch sử dụng đất chuyên ngành. Vì vậy, các chỉ tiêu về diện tích các loại đất trong quy hoạch xây dựng về nguyên tắc phải phù hợp với diện tích đã được quy hoạch sử dụng đất xác định và phân bổ. Việc bố trí đất đai trong quy hoạch xây dựng cần tuân thủ theo hướng là sự cụ thể hóa việc sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất đã xác định.

- Xác định vai trò, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng

Trong mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đối với quy hoạch xây dựng và ngược lại, vai trò, nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng đối với quy hoạch sử dụng đất. Có thể nói, về phương diện quản lý đất đai thì quy hoạch sử dụng đất có vai trò định hướng, phân bổ đất đai để sử dụng vào các mục đích xây dựng; quy hoạch xây dựng thực hiện việc bố trí sử dụng đất cụ thể trong phạm vi đã được quy hoạch sử dụng đất xác định.

Quy hoạch sử dụng đất có nhiệm vụ xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu khống chế để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất, trong đó có các loại đất xây dựng. Đối với quy hoạch xây dựng thì quy hoạch sử dụng đất cần được xác định là quy hoạch tổng thể, có ý nghĩa chủ đạo về mặt bố trí sử dụng đất.

- Hoàn thiện hệ thống các quy định về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

a. Sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành

Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định về công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện hai loại quy hoạch theo hướng:

- Cần quy định thống nhất tương đối về thời gian, không gian lập quy hoạch. Về thời gian lập quy hoạch, cần quy định thống nhất về thời điểm lập hai loại quy hoạch phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Về kỳ quy hoạch cũng cần có quy định cụ thể khi kỳ quy hoạch giữa hai loại quy hoạch khác nhau thì cần phân kỳ kế hoạch thống nhất.

- Các quy định hiện hành về việc thẩm định, phê duyệt giữa hai loại quy hoạch còn nhiều điểm chưa thống nhất, kể cả quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hai loại quy hoạch ở cùng cấp. Để hai loại quy hoạch có sự phối hợp tốt trên cùng một địa bàn quy hoạch thì cần phải sửa đổi bổ sung các quy định này theo nguyên tắc thống nhất về quy trình và cách thức thực hiện và nguyên tắc các quy hoạch cùng cấp, cùng địa bàn thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phải tương đương.

b. Thiết lập cơ chế phối hợp trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và quản lý quy hoạch

Cơ chế phối hợp trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và quản lý hai loại quy hoạch thực chất là một phần của việc phối hợp công tác của hai loại cơ quan nhà nước về quản lý đất đai và quản lý xây dựng. Để thiết lập được cơ chế phối hợp này thì trước hết phải phân định rõ về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của hai loại cơ quan nhà nước về quản lý đất đai và quản lý xây dựng cả về mặt quy định lẫn trong thực tiễn.

Cơ chế phối hợp trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và quản lý quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thuận lợi cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan thực hiện quản lý đất đai, quản lý xây dựng; tạo điều kiện để công tác quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch xây dựng thể hiện được vai trò của mình, ngày càng phát huy được hiệu quả.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Công tác quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch xây dựng ở thành phố Đồng Hới trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp cho sự phát triển của Thành phố, nhưng giữa hai loại quy hoạch này cũng còn những vướng mắc, bất cập cần được quan tâm giải quyết.

2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới biểu hiện cả những mặt phù hợp có tác động tích cực, hỗ trợ lẫn nhau; đồng thời biểu hiện cả những mâu thuẫn, bất cập trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, nội dung lập quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố thành phố Đồng Hới trong việc lập quy hoạch về cơ bản chưa có sự thống nhất về không gian, thời gian, tiêu chí phân loại đất và các loại đất sử dụng hệ thống phân loại khác nhau. Chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mỗi loại quy hoạch, chưa có sự thống nhất về quy trình, nội dung, cách thức tiến hành cũng như thẩm quyền đối với việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch nên việc phối hợp giữa hai loại quy hoạch này gặp nhiều khó khăn, chồng chéo, mâu thuẫn khi áp dụng các loại đồ án quy hoạch.

- Quy hoạch sử dụng đất chưa cập nhập đầy đủ, kịp thời các nội dung của quy hoạch xây dựng. Nội dung của các loại quy hoạch ( Quy hoach ngành, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết ) không thống nhất, một số nội dung không phù hợp với thực tế dẫn đến những khó khăn:

+ Khó khăn trong quá trình triễn khai thực hiện quản lý và cập nhập điều chỉnh nội dung quy hoạch sử dụng đât, quy hoạch xây dựng do chưa có sự thống nhất giữa các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt đang có hiệu lực và giá trị pháp lý như nhau, một số quy hoạch xây dựng được duyệt không phù hợp với thực tế và việc điều chỉnh quy hoạch chưa thực hiện chưa kịp thời cà đồng bộ.

+ Khó khăn chồng chéo trong công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng do mâu thuẫn khi áp dụng các loại đồ án quy hoạch để quản lý, gây ra việc hạn chế quyền của người dân khi thực hiện các thủ tục về đăng ký quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng...

dựng, phát huy được sự hỗ trợ, tác động tích cực giữa hai loại quy hoạch, đồng thời hạn chế được những bất cập, mâu thuẫn, cần thực hiện đồng bộ một số phương hướng, và giải pháp cần thiết.

4.2. ĐỀ NGHỊ

Từ các kết quả nghiên cứu và tình hình thực tiễn tôi xin đề xuất một số đề nghị sau:

1. Các cơ quan quản lý, cơ quan làm công tác quy hoạch của thành phố Đồng Hới và các trường đào tạo về quy hoạch cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về công tác quy hoạch, học hỏi thêm kinh nghiệm quy hoạch ở các nước đã thành công, thường xuyên tổ chức tập huấn về công tác quy hoạch để công tác quy hoạch được thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn và nâng cao chất lượng quy hoạch.

2. Các cơ quan chức năng về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng của thành phố Đồng Hới nghiên cứu kĩ hơn, đầy đủ và sâu rộng hơn về các chính sách, văn bản pháp luật, tài liệu liên quan đến công tác quy hoạch để công tác quy hoạch được thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn. Cần tiến hành rà soát, đánh giá về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng của Thành phố để khắc phục những vấn đề bất cập, thực hiện điều chỉnh, hoàn thiện cả hai loại quy hoạch, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch.

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ những người tham gia vào công tác quy hoạch sử dụng đât, quy hoạch xây dựng bao gồm cả cán bộ quản lý nhà nước về quy hoạch, đội ngũ tư vấn lập quy hoạch và cán bộ, chuyên gia thẩm định quy hoạch.

4. Kết quả nghiên cứu đề tài cần được xem xét, sử dụng tại các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới để từng bước đổi mới nội dung và phương pháp quy hoạch, khắc phục những bất cập trong mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quy hoạch nói chung, nâng cao chất lượng, hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố. 5. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch xây dựng về thời gian, không gian lập quy hoạch; thẩm định, phê duyệt quy hoạch; thiết lập cơ chế phối hợp có hiệu quả trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và quản lý quy hoạch làm cơ sở cho việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, phát huy những mặt thống nhất, tích cực, hạn chế những bất cập, mâu thuẫn giữa hai loại quy hoạch này.

6. Cần có những hướng nghiên cứu tiếp theo về quản lý đô thị, các tiềm năng du lịch sẵn có của thành phố Đồng Hới, mở rộng quy mô đô thị hiệu quả nhằm thúc đẩy

hướng tới đô thị loại 2 trong tương lai. Trong đó, cần nghiên cứu cơ chế kết hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bên liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội. 2. Báo cáo số 115/BC-UBND ngày 10/9/2013 Sơ kết 3 năm thực hiện Chương

trình phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố Đồng Hới giai đoạn 2011-2015. 3. Báo cáo số 117/BC-UBND ngày 16/9/2013 Sơ kết Chương trình phát triển du

lịch - thương mại TP Đồng Hới giai đoạn 2011-2015.

4. Báo cáo số 118/BC-UBND ngày 17/9/2013 Sơ kết Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng đô thị theohướng đồng bộ, hiện đại giai đoạn 2011-2015.

5. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

6. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai. 7. Chính phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng.

8. Các tài liệu, số liệu thống kê, bản đồ hiện trạng đất đai, kinh tế - xã hội năm 2015 của các xã, phường của thành phố Đồng Hới.

9. Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới đến năm 2020. Định hướng quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

10. Hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.

11. Lê Gia Chinh (2009), “ Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.

12. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt trên địa bàn 16 xã, phường thuộc thành phố Đồng Hới đến năm 2015.

13. Niên giám thông kê thành phố Đồng Hới (2015).

14. Nguyễn Hữu Kiệt, Lê Quang Trí, Lưu Thanh Sang (2013), “ Nghiên cứu mối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 126)