Quá trình thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Hới đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 102)

4. Những điểm mới của đề tài Error! Bookmark not defined.

3.2.2.1. Quá trình thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Hới đến năm

2025 (đang trình phê duyệt cuối năm 2016)

Theo Quyết định số 1538/QĐ-CT ngày 06 tháng 7 năm 2012 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 [24].

a) Ranh giới lập quy hoạch

Khu vực lập quy hoạch nghiên cứu rộng khoảng 21.240 ha, gồm: Thành phố Đồng Hới có diện tích 15.571 ha; Khu vực vực cận: các xã Lương Ninh (562 ha), Quán Hàu (326 ha), Vĩnh Ninh (1.185ha) thuộc huyện Quảng Ninh; các xã Lý Trạch (2.178 ha), Nhân Trạch (245 ha), Nam Trạch (1.172 ha) thuộc huyện Bố Trạch.

b) Tầm nhìn xây dựng thành phố Đồng Hới và phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Đô thị tràn đầy tình yêu và hi vọng, nơi tỏa sáng tương lai của mọi người “SHINING ROSE Đồng Hới”. Mục tiêu xây dựng đô thị cần hướng đến:

- Xây dựng thành phố Đồng Hới trở thành đô thị du lịch hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên, lịch sử và con người; là nới giao lưu, gặp gỡ và khám phá của du khách và con người dân thành phố;

- Xây dựng đô thị với các ngành nghề phát triển liên kết;

- Xây dựng đô thị cộng sinh với môi trường thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan núi rừng và sông, biển;

- Xây dựng đô thị thích ứng trước tác động của thiên tai, đảm bảo điều kiện sống an toàn cho người dân;

- Xây dựng đô thị có không gian, môi trường sống chất lượng cao;

- Xây dựng đô thị đáp ứng linh hoạt trước sự biến chuyển của đời đại và mong muốn của người dân thành phố.

c) Dự báo quy mô đô thị

- Quy mô dân số: Thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025 là 250.000 người, trong đó dân số đô thị là 190.000 người; nông thôn là 60.000 người.

Riêng thành phố Đồng Hới:

- Quy mô đất đai: Tổng diện tích đất thành phố Đồng Hới và phụ cận là 21.239,61 ha, trong đó: Đất dân dụng là 5.780,85 ha, chiếm 27,2% diện tích; Đất ngoài dân dụng là 2.453,5 ha, chiếm 11,6 % diện tích; Đất khác: 13.005,26 ha; chiếm 61,2 % diện tích;

d) Động lực phát triển đô thị

Theo Hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025. Để đảm bảo thành công quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới đến năm 2020 cần tập trung vào các khâu đột phá sau [10]:

- (1) Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch; coi phát triển dịch vụ là lĩnh vực đột phá của nền kinh tế thành phố, trong đó phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

- (2) Cùng với Tỉnh tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các trục giao thông chính trên địa bàn thành phố và kết nối thành phố với mạng lưới giao thông của tỉnh và vùng; xây dựng trung tâm thương mại thành phố, củng cố và mở rộng mạng lưới chợ, hệ thống siêu thị tạo môi trường thuận lợi cho lưu thông hành hoá và thu hút khách du lịch mua sắm; tăng cường và khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các tuyến, điểm du lịch. Hoàn thành kết cấu hạ tầng các KCN, cụm tiểu thủ công nghiệp trước năm 2015. Xúc tiến đầu tư, ưu tiên thu hút các dự án phát triển công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn.

- (3) Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nuôi trồng và khai thác thủy sản theo hướng nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao ở vùng gò đồi phía Tây thành phố. Hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất lúa, rau, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm, hoa quả đặc sản, cây cảnh... với qui mô thích hợp và chất lượng cao cung cấp thị trường cao cấp, khách sạn nhà hàng và xuất khẩu. Củng cố và phát triển mạnh dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ hậu cần nghề cá... và phát triển ngành nghề, làng nghề mới giải quyết lao động và tăng thu nhập.

- (4) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng được tiềm lực khoa học công nghệ mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển.

- (5) Tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phân cấp ngày càng cao cho cấp thành phố. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút mạnh đầu tư vào địa bàn thành phố.

e) Phát triển không gian đô thị và vùng phụ cận

Theo Quyết định số 1538/QĐ-CT phê duyệt QHCXD thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 [24]. Phát triển không gian đô thị và vùng phụ cận:

Phát triển theo trục: không gian đô thị được phát triển theo hướng phát triển các trục đường giao thông và các trục sông ngòi.

- Trục liên vùng: Đường quốc lộ 1A, đường quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Đồng Hới; đường Hồ Chí Minh liên kết thành phố với các khu vực xung quanh giữ vị trí là các trục liên kết liên vùng, có chức năng tăng cường liên kết theo hướng Bắc Nam.

- Trục liên kết Đông Tây: là trục liên kết các khu du lịch, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn, khu vực bảo tồn đất nông nghiệp, các khu chức năng của đô thị … Tăng cường liên kết giữa các khu vực trong đô thị, kết nối các hoạt động công nghiệp với các hoạt động của thành phố.

- Trục sông ngòi: Lấy trục sông Nhật Lệ, sông Lũy, sông Cầu Rào, sông Mỹ Cương là trục tiêu biểu cho sự phát triển, sôi động của thành phố. Tạo lập các trục cây xanh , mặt nước nhằm tôn tạo cảnh quan và không gian thoáng mát cho đô thị, đồng thời đóng vai trò kết nối nhiều chức năng đô thị.

Phát triển theo vùng: không gian đô thị được phát triển theo 06 phân vùng

- Phân vùng trung tâm: Đô thị hiện hữu cùng với các khu vực phát triển đô thị mới ở xung quanh là lõi trung tâm của đô thị. Trong khu vực này, tập trung các khu chức năng đô thị như : hành chính, dịch vụ, thương mại, văn phòng, khu nhà ở, công viên cây xanh, vẳn hóa thể thao … tạo thành không gian đô thị nhộn nhịp với sự tập trung dân cư, hàng hóa và thông tin.

- Quy hoạch khu Trung tâm hành chính chính trị của tỉnh , thành phố tại khu vực phía Đông Bắc và phía Tây Nam sông Cầu Rào thuộc phường Đồng Phú và phường Đức Ninh Đông. Đây là khu vực sẽ được quy hoạch theo hướng hiện đại và đồng bộ, là một trong các điểm nhấn quan trọng của thành phố.

- Cải tạo, chỉnh trang Chợ Đồng Hới thành khu thương mại phức hợp, chuyển đổi khu vực phía Đông đường Quang Trung thành trọng điểm thương mai, dịch vụ tấp nập với các đường phố đi bộ tạo thành nơi g iao lưu của người dân đô thị và khách du lịch.

- Từng bước di dời các công trình trụ sở làm việc, sân vận động ra khỏi khu vực thành cổ Đồng Hới. Xây dựng nơi đây thành công viên lịch sử với nàh bảo tang, trung tâm văn hóa, quảng trường tổ chức sự kiện để thu hút du khách trong và ngoài nước.

- Di dời các cơ sở sản xuất, các nhà máy công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi vùng trung tâm , các khu dân cư đô thị, nông thôn.

- Trung tâm văn hóa thể thao của thành phố được quy hoạch tại khu vực Lộc Ninh. Ngoài chức năng phục vụ cho các hoạt động văn hóa, thể thao của thành phố Đồng Hới, khu vực này còn phục vụ cho các hoạt đồng văn hóa thể thao của tỉnh. Quy hoạch sân gôn tại khu vực phía Bắc sân bay Đồng Hới gắn liền với khu du lịch sinh thái tại xã Quang Phú, Lý Trạch và Nhân Trạch.

- Công viên trung tâm thành phố được bố trí tại khu vực hai bên sông Cầu Rào thuộc phường Đồng Phú, Nam Lý. Ngoài ra, hệ thống công viên, cây xanh còn được phát triển dọc hai bên các con sông, các ao, hồ để tạo thành không gian cây xanh, mặt nước nhằm nâng cao cảnh quan và cải thiện điều kiện khí hậu cho đô thị.

- Phát triển khu vực Bảo Ninh thành một trọng điểm du lịch nghỉ dưỡng với hệ thống khách sạn, resort hợp nhất với bãi biển đẹp. Xây dựng quảng trường, công viên bờ biển tạo thành nơi tổ chức sự kiện và không gian để giải trí, ngắm biển cho cư dân thành phố. Hình thành các khu đô thị mới với nơi ở, làm việc, nghỉ dưỡng gần nhau, có không gian mặt nước và cây xanh bao quanh.

- Phân vùng cửa ngõ: phát triển khu vực phía Bắc thành phố (khu vực xã Lý Trạch, Nam Trạch, Nhân Trạch) và khu vực phía Nam ( khu vực thị trấn Quán Hàu, xã Vĩnh Ninh ) tạo thành khu vực đô thị “ cửa ngõ phía Bắc” và “ cửa ngõ phía Nam”.

- Phân vùng công nghiệp: đây là khu vực có quỹ đất đảm bảo cho khả năng phát triển khu công nghiệp với quy mô lớn, làm trung tâm để phát triển cho cả vùng. Ngoài ra đây còn là khu vực cư trú của người lao động, khu vực xây dựng đô thị. Phát triển các khu công nghiệp phía Bắc thành phố, Khu công nghiệp phía Tây Bắc Quán Hàu với quy mô khoảng 488,5ha, ưu tiên bố trí các loại hình công nghiệp sử dụng công nghệ cao, ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

- Phân vùng bảo tồn đất nông nghiệp: bảo tồn đất nông nghiệp hiện hữu ở khu vực dọc hai bên Sông Lũy, sông Mỹ Cương và khu vực cánh đồng Lộc Ninh nhằm tạo môi trường sống của đô thị gắn liền với thiên nhiên trù phú.

- Phân vùng du lịch, nghỉ dưỡng: chủ yếu tập trung tại khu vực Bảo Ninh, Hải Thành, Quang Phú, Lý Trạch và Nhân Trạch. Phân vùng du lịch nghỉ dưỡng là nơi tập trung khách du lịch trong và ngoài nước; tại phân vùng này tập trung xây dựng các công trình phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Ngoài ra, phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ Phú Vinh và khu vực phía Tây thành phố.

- Phân vùng Đô thị, resort: Đây là khu vực chuyển tiếp và có vai trò kết nối giữa khu trung tâm thành phố với các khu du lịch, khu công nghiệp. Tại đây tập trung phát triển các đô thị mới.

f) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Theo Quyết định số 1538/QĐ-CT phê duyệt QHCXD thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch đồng bộ và hiện đại, đảm bảo cho sự phát triển đô thị lâu dài và tiện ích. Hệ thống công trình hạ tầng đảm bảo thích ứng với các thay đổi của điều kiện tự nhiên do tác động của quá trình biến đổi khí hậu [24].

Giao thông đường bộ:

- Giao thông đối ngoại:

Phát triển 03 trục giao thông liên vùng gồm tuyến quốc lộ 1A, đường tránh thành phố Đồng Hới, tuyến đường Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo giao thông đối ngoại theo hướng Bắc – Nam.

Quy hoạch 04 trục giao thông liên vùng theo hướng Đông – Tây gồm: trục giao thông nối từ khu du lịch Quang Phú – Lộc Ninh – Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới – Đường Hồ Chí Minh; trục Trần Hưng Đạo nối dài đến đường Hồ Chí Minh; trục nối từ cầu Nhật Lệ 2 đi đường Hồ Chí Minh và trục nối cầu Nhật Lệ 3 đi Khu công nghiệp

Tây Bắc Quán Hàu nối vào đường Hồ Chí Minh. Các trục đường này được quy hoạch với mặt cắt ngang rộng từ 32m đến 36m. Xác định trục Trần Hưng Đạo kéo dài đến đường Hồ Chí Minh, đường Cao tốc Bắc – Nam là trục trung tâm và có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển không gian đô thị theo hướng Đông – Tây.

- Giao thông đối nội: Trên cơ sở các trục đường giao thông kết nối liên vùng, phát triển các trục đường phố, đường giao thông nối liền các khu chức năng với các trục đường chính tạo thành mạng lưới đường hình bậc thang.

Giao thông đường sắt:

- Duy trì tuyến đường sắt Bắc Nam theo hiện trạng, từng bước cải tạo ga Đồng Hới với thiết kế hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài.

- Quy hoạch xây dựng mới ga đường sắt tổng hợp và ga hàng hóa ở đầu mối vận tải hàng hóa gần khu công nghiệp phía Nam và phía Bắc thành phố.

Quy hoạch sân bay:

- Giai đoạn từ 2011 – 2020 nâng cấp sân bay Đồng Hới, mở rộng đường băng từ 2400m lên 3600m đảm bảo cho các loại máy bay A320, A321 và các loại tương đương khác hoạt động.

- Nâng cấp ga hàng không Đồng Hới trở thành cửa ngõ của thành phố có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, thương nhân trong và ngoài nước.

Quy hoạch giao thông đường thủy:

- Phát triển hệ thống giao thông thủy và xây dựng một số bến tàu, thuyền du lịch trên sông Nhật Lệ, sông Lũy , sông Cầu Rào để phát triển du lịch.

- Di dời cảng cá hiện có tại phường Phú Hải đến kết hợp với khu neo đậu tránh trú Bảo tại thôn Cửa Phú xã Bảo Ninh; từng bước di dời Nhà máy đóng tàu Nhật Lệ ra khỏi thành phố.

Định hướng san nền:

- Khu vực đô thị hiện hữu tại phường Đồng Mỹ, Hải Đình, Đồng Phú, Nam Lý, Phú Hải được tuân thủ theo cốt nền hiện trạng đang sử dụng.

- Khu vực xây dựng mới tại phường Nam Lý, Bắc Lý, Đức Ninh Đông, xã Đức Ninh cao độ nền xây dựng trung bình EL+3,0m; một số khu vực chuyển tiếp giữa khu vực đô thị hiện hữu và khu vực xây dựng mới có thể giảm cao độ nền nhưng tối thiểu là EL+2,5m.

- Khu vực xây dựng mới tại phường Phú Hải, xã Lương Ninh và một phần thị trấn Quán Hàu cao độ nền tối thiểu là EL+2,3m.

- Các khu vực khác có cao độ tự nhiên trên 3,0m thì tuân thủ cốt nền hiện trạng và thiết lập cao độ nền trên nguyên tắc cân đối lượng đào đắp.

- Cao độ đê trong thành phố được thiết lập từ cao độ EL+2,8m đến EL+3,5m tùy theo từng khu vực.

- Để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tại các khu vực ven biển cần giữ lại các đồi cát có cao độ trên +5m; các khu vực có địa hình thấp cần xây dựng hệ thống đê biển có cao trình tối thiểu là EL+5,0m.

Định hướng thoát nước mưa:

- Để đảm bảo thoát lũ cho thành phố, ngoài việc xây dựng hệ thống đê cho các con sông cần nạo vét mở rộng các con sông : Sông Lũy, Sông Cầu Rào, sông Mỹ Cương và tuyến kênh tiêu từ hồ Khe Duyên đảm bảo tiết kiệm điện thoát lũ theo tính toán. Sử dụng cánh đồng Lộc Ninh làm chức năng điều tiết nước mưa cho khu vực phía Bắc thành phố.

- Hệ thống cống thoát nước mưa tại các khu vực trong đô thị được thiết kế theo mạng lưới riêng theo nguyên tắc tự chảy. Tại các khu vực có cao độ nền thấp, khi có lũ lớn phái áp dụng phương pháp cưỡng bức để thoát nước ra sông bằng các trạm bơm.

Quy hoạch cấp nước:

- Tính đến năm 2025 lương nước cần cung cấp cho toàn bộ đô thị là 81.500m³ /ng.đ. - Nguồn nước cấp cho đô thị được cung cấp từ các nhà máy cấp nước sinh hoạt sau: Hồ Phú Vinh nâng công suất từ 19.000 m³/ng.đ lên 50.000m³/ng.đ;

Hồ Bàu Tró duy trì công suất: 4.000m³/ng.đ;

Hồ Trốc Trâu nâng công suất từ 3.000m³/ng.đ lên 5.000m³/ng.đ; Hồ Thác Chuối xây dựng mới nhà máy công suất 22.500m³/ng.đ.

Quy hoạch cấp điện:

- Nhu cầu sử dụng điện trung bình của thành phố tính đến 2025 là 270.683KW ; Nhu cầu sử dụng điện cực đại trong ngày của thành phố là 271.000 KW .

- Nguồn điện cấp cho đô thị được lấy từ trạm biến áp chính Đồng Hới (trạm biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)