3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.7. Tình hình thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trong sử dụng đất nuôi trồng thủy sản
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường đã được tăng cường về lực lượng, kịp thời xử lý các vi phạm, sai sót trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; góp phần đưa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên môi trường đi vào nề nếp, đúng pháp luật, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên tuyên truyền và hướng dẫn các văn bản thi hành Luật cho các cán bộ và người dân trong huyện để mọi người hiểu và thực hiện tốt Luật đất đai và các quy định Nhà nước ban hành.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra những hành vi, vi phạm trong quản lý đất đai để ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm đó. Tất cả mọi trường hợp vi phạm phải đưa vào xử lý ngay để tránh những sai phạm xảy ra.
Việc chấp hành pháp luật đất đai đối với đất NTTS nhìn chung tình hình quản lý và sử dụng đảm bảo, đúng quy định, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy
phát triển mạnh mẽ, cũng có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, như chuyển nhượng quyền SDĐ trái phép, lấn chiếm đất rừng sản xuất để NTTS. Năm 2015, UBND huyện Quảng Ninh đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với các ngành, các xã trên địa bàn kiểm tra, xử lý vi phạm. Qua kiểm tra đã phát hiện xử lý 11 trường hợp chuyển nhượng quyền SDĐ trái phép với diện tích 12,2 ha; lấn chiếm đất rừng sản xuất để NTTS 05 trường hợp với diện tích 1,6 ha. Sau khi kiểm tra, xử lý vi phạm thì việc chấp hành các chế độ về quản lý, SDĐ đai trong thời gian gần đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai.
3.2.8. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản
Để phát triển ngành thủy sản, UBND tỉnh Quảng Bình đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho NTTS trên các địa bàn có ngành thủy sản có tiềm năng phát triển như: Võ Ninh, Lương Ninh, Hải Ninh.... Thời gian qua hệ thống hạ tầng thiết yếu ở những vùng quy hoạch nuôi trồng cơ bản đã được đầu tư cơ bản đảm bảo sản xuất thuận tiện, hệ thống thủy lợi của huyện Quảng Ninh đã được chú trọng đầu tư; đã thực hiện chương trình bê tông hóa kênh mương từ 2011 – 2015 với 171 km kênh mương nội đồng được kiên cố hóa với giá trị 207 tỷ đồng.
Trên địa bàn huyện có 13 công trình hồ chứa nước lớn nhỏ, với tổng dung tích 128,3 triệu m3
. Hồ Rào Đá được đầu tư xây dựng, hoàn thành cuối năm 2009, dung tích 82 triệu m3
có nhiệm vụ cấp nước cho NTTS nước ngọt. Hồ Troóc Trâu hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2016 với dung tích hơn 10 triệu m3
có nhiệm vụ cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho các xã phía Bắc của huyện gồm Lương Ninh, Vĩnh Ninh, Thị trấn Quán Hàu huyện Quảng Ninh…
Thời gian qua, huyện Quảng Ninh cũng rất quan tâm việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nuôi tôm trên cát ở các địa bàn xã Hải Ninh, Võ Ninh, như đầu tư hệ thống đện, trạm biến áp về các khu nuôi tôm với tổng mức đầu tư trên 20 tỷ đồng, đầu tư hệ thống đường giao thông và giao thông khu vực nội vùng nuôi tôm gần 24 tỷ đồng.
Ngoài ra các dự án thuê đất cũng đã đầu tư hạ tầng đảm bảo sản xuất. Đặc biệt đối với dự án của nuôi tôm trên cát của Công ty Thanh Hương, Công ty Ngọc Thanh, Công ty NTTS Ngô Vinh, Trại thực nghiệm của Trung tâm giống thủy sản Quảng Bình đã đầu tư hạ tầng rất hiện đại từ ao nuôi bằng bê tông, hệ giao thông nội vùng, các hạ tầng thiết yếu, qua điều tra đầu tư tại các dự án trung bình đầu tư khoảng từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng trên 1 ha. Tuy nhiên, qua điều tra cơ sở hạ tầng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong NTTS như hệ thống cấp, thoát nước thiếu đồng bộ, không hiệu quả, nhiều vùng chưa được đầu tư. Hạ tầng đầu tư cho xử lý môi trường còn quá khiêm tốn và bố trí không phù hợp dẫn đến nhiều công trình đầu tư xong không phát huy hiệu quả.