3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.4. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất nuôi trồng thủy sản
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được thực hiện đúng quy trình, UBND huyện đã thực hiện đúng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm minh bạch, có lợi cho người dân, qua đó đã hạn chế tình trạng khiếu kiện về giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Về thu hồi đất nuôi trồng thủy sản: trong những năm qua việc quản lý, thu hồi đất nuôi trồng thủy sản được UBND huyện Quảng Ninh thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, từ năm 2010 đến 2014 hầu như trên địa bàn huyện việc thu hồi đất nuôi trồng thủy sản để thực hiện các công trình, dự án là rất ít, chỉ một số ít hộ thuê đất để nuôi trồng thủy sản không hiệu quả và không sử dụng kịp thời, UBND huyện Quảng
Ninh đã thu hồi và giao lại cho các hộ khác thuê đất. Tuy nhiên đến cuối năm 2015, khi UBND tỉnh Quảng Bình có chủ trương thực hiện dự án khu du lịch nghĩ dưỡng FLC tại xã Hải Ninh đã thực hiện thu hồi 28,93 ha đất nuôi trồng thủy sản của 15 hộ gia đình thuê đất tại xã Hải Ninh để triển khai dự án. Việc đền bù cho các hộ đã được thực hiện đảm bảo đúng chế độ, chính sách GPMB của nhà nước, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người dân.
Tuy nhiên công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất vẫn còn một số hạn chế, bất cập đó là:
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, việc tổ chức đào tạo, cho học nghề đối với người dân bị thu hồi đất là rất khó; trên thực tế, nhiều hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất không thực hiện được việc chuyển đổi ngành nghề. Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn còn rất hạn chế trong việc tiếp nhận, tuyển dụng số lao động là các đối tượng bị thu hồi đất, vì phần lớn là lao động phổ thông, trình độ kỹ thuật thấp không đáp ứng được nhu cầu lao động trong môi trường công nghiệp hoặc lao động kỹ thuật cao.
Việc quy định đối tượng, diện tích đất được hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tiễn nên khi áp dụng còn lúng túng và áp dụng còn chưa thống nhất.
3.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất nuôi trồng thủy sản
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý hợp pháp hóa quyền sử dụng đất của người dân, đồng thời giúp nhà nước quản lý hành chính về đất đai được tốt hơn. Trong những năm qua việc đăng ký, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện làm tương đối tốt, số lượng GCNQSDĐ cần cấp tính đến cuối năm 2016 đạt 95%.
Đối với đất nuôi trồng thủy sản đã được cấp GCNQSDĐ của hộ gia đình, cá nhân cũng đạt khá cao, đạt 90,94% diện tích đất NTTS; đối với các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất đã được cấp GCNQSDĐ 100% diện tích. Cụ thể được thể hiện qua bảng 3.6:
Bảng 3.6. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng Ninh
TT Đối tượng Hiện trạng Đã cấp Chưa cấp Tổng diện tích (ha) Tổng số thửa đất Diện tích (ha) Thửa đất đạt% DT so với hiện trạng Diện tích (ha) Thửa đất 1 Hộ gia đình, cá nhân 1.016,87 1468 964,87 1303 94,89 52,0 165 2 UBND xã sử dụng 51,36 84 - - - 51,36 84 3 Tổ chức kinh tế 58,0 12 58,0 12 100 - - 4 Tổ chức khác 14,94 3 14,94 3 100 - - Cộng 1.141,17 2367 1037,81 1318 90,94 103,36 249
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh)
Qua bảng 3.6, chúng ta thấy diện tích đất NTTS đã được cấp GCNQSDĐ là 1037,81 ha, với 1318 thửa, đạt 90,94% diện tích đất; đối với các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất đã được cấp GCNQSDĐ 100% diện tích; đối với đất của UBND xã diện tích chủ yếu là đất 5%, đất mặt nước cho các hộ thuê với thời gian cho thuê đất ngắn, chủ yếu 5 năm, do đó đối với diện tích này thiếu ổn định nên không được cấp Giấy CNQSD đất.
Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ chưa được cấp GCNQSDĐ vì những lí do như hồ sơ xét cấp GCNQSDĐ chưa đúng quy định, người dân chưa có nhu cầu cấp GCNQSDĐ,...
Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, thị trấn. Tuy nhiên, hệ thống hồ sơ địa chính được lập chưa đầy đủ, hoàn thiện, chất lượng còn thấp và còn sai sót; các xã, thị trấn đều có sổ theo dõi biến động đất đai nhưng việc cập nhật các thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên hồ sơ chưa làm được ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác hồ sơ địa chính.