Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 31 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong những năm gần đây, công tác quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản đã dần khắc phục được những hạn chế, nhược điểm như: cơ sở hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, nguồn nhân lực hạn chế, vấn đề môi trường, khí hậu biến đổi gay gắt, tổ chức sản xuất chưa hợp lý, các hộ nuôi trồng chưa tuân thủ chặt chẽ lịch thời vụ cũng như con giống thả nuôi nên dịch bệnh vẫn còn xảy ra, các mô hình nuôi trồng trong ruộng lúa chưa được nhân ra diện rộng. NTTS nước lợ hiện nay một số vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, một số diện tích năng suất thiếu ổn định, HTX NTTS được thành lập nhưng hoạt động kém hiệu quả, tính tổ chức cộng đồng trong NTTS chưa cao, việc xử lý nước thải trong quá trình sản xuất chưa đảm bảo làm cho môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên gặp rủi ro do dịch bệnh gây ra làm cho nghề NTTS đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro...

Đứng trước tình hình đó, nhằm góp phần làm rõ thêm bản chất của những khó khăn, bất cập của công tác quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản, đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như đưa ra các giải phám nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất NTTS tiêu biểu là:

(1) Luận văn thạc sĩ với tên đề tài “Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”, của tác giả Lê Hồng Sa. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng quản lý, sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Mộ Đức. Phân tích được hiệu quả và hạn chế trong quá trình sử dụng và quản lý, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác sử dụng đất NTTS tại địa phương thực hiện nghiên cứu [29].

(2) Luận văn thạc sĩ với tên đề tài “Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đề xuất một số mô hình sản xuất có hiệu quả trên vùng đất cát ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”, của tác giả Nguyễn Ngọc Thụ, cũng đã đưa ra được những giải pháp hết sức tích cực cho người dân vùng đất cát ven biển nói chung và người dân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng. Từ đó có những định hướng cho người dân trong quá trình chuyển đổi ngành nghề, khắc phục những sự cố do môi trường, thiên tai, địch họa gây ra, hướng đến một ngành nuôi trồng thủy hải sản bền vững [43].

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)