Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển nuôi trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển nuôi trồng

thủy sản

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trong những năm qua, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, các ngành, địa phương tập trung các nguồn lực đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã làm cơ sở cho công tác quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch.

Công tác lập, điều chỉnh và tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện đúng quy trình, đúng tiến độ; việc lấy ý kiến nhân dân được quan tâm, chú trọng. Do đó, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được nâng cao, bảo đảm phù hợp với thực trạng sử dụng đất và thống nhất giữa các cấp.

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011- 2015 cấp tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 18/3/2013. Triển khai việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020).

Đối với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản: trên cơ sở các khu nuôi trồng thủy sản đã có và nằm trong vùng quy hoạch theo Quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của UBND huyện Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hải Ninh đến năm 2020 và đặc biệt là quyết định số 1225/QĐ- UBND ngày 25/11/2014 của UBND huyện Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu nuôi tôm trên cát xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Từng bước xét cho thuê đất nuôi trồng thuỷ sản theo phương án đã được UBND huyện phê duyệt. Triển khai xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản có tính bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là phải có ao lắng lọc để xử lý trước khi cấp và ao xử lý nước thải để hạn chế ô nhiễm môi trường. Từ đó nhân rộng mô hình trên diện rộng.

Về quy hoạch sử dụng đất để phát triển nuôi trồng thủy sản, từ năm 2015 đến 2020 và định hướng 2030, huyện Quảng Ninh tập trung quy hoạch và phát triển mô hình nuôi tôm trên cát, trong đó địa bàn xã Hải Ninh được huyện quan tâm chú trọng, cụ thể quy hoạch diện tích và sản lượng NTTS xã Hải Ninh thể hiện qua bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4. Quy hoạch diện tích và sản lượng NTTS đến năm 2020, định hướng đến 2030 của huyện Quảng Ninh

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 QH 2020 QH 2030 1 Diện tích nuôi ha 54,95 78 150 1.1 Mặn lợ ha 52,4 73 140 Tôm chân trắng ha 52,4 50 80 Hải sản khác ha 0 23 60 1.2 Nước ngọt ha 2,55 5 10 2 Sản lượng nuôi Tấn 510 995 1875 2.1 Sản lượng nuôi mặn lợ Tấn 500 980 1845 Tôm chân trắng Tấn 500 650 1040 Hải sản khác Tấn 0 330 805 2.2 Sản lượng nuôi ngọt Tấn 10 15 30

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)