3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN HẢI LĂNG
Trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước, kết hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài này chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực
3.4.1. Giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành phải lãnh đạo quán triệt, nắm
vững các quan điểm của Đảng “về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi trọng công tác tiếp công dân và giải quyết
các khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Đối với các cơ quan tham mưu (đặc biệt là cơ quan kiểm tra và cơ quan thanh
tra) phải nắm bắt tình hình khiếu nại, tố cáo ở cơ sở một cách chính xác, đầy đủ và kịp
thời báo cáo, tham mưu các biện pháp giải quyết. Các vụ việc dân đưa khiếu nại, tố
cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền thì cần phải chỉ đạo giải quyết kịp thời, càng sớm
càng tốt.
- Công tác xử lý các sai phạm theo kết luận của thanh tra. Việc xử lý các sai
phạm phải thận trọng, nghiêm minh, kịp thời; quan trọng nhất là phải được nhân dân
đồng tình, ủng hộ.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên trong việc tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện nghiêm túc các quyết định giải quyết khiếu nại,
kết luật giải quyết tố cáo, xử lý nghiêm các trường hợp có vi phạm, vận động quần
chúng tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động toàn dân
tham gia đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. Đặc biệt là phát hiện, tố giác người
có hành vi tham nhũng và người có hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo nhằm phát
huy quyền năng xây dựng quản lý, giám sát của nhân dân đối với nhà nước và xã hội.
3.4.2. Giải pháp về xây dựng hệ thống pháp luật
- Những văn bản đã ban hành, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là
cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân. Do vậy, cần tiến hành rà soát thường xuyên các quy định pháp luật về giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai để phát hiện các vướng mắc, sơ hở trong
hệ thống pháp luật (nội dung chủ yếu về tổ chức đối thoại, thời hạn khiếu nại, tình trạng chuyển từ khiếu nại sang tố cáo, thi hành giải quyết khiếu nại…). Trên cơ sở rà soát, kiến nghị các cơ quan cấp trên xử lý, giải quyết những vướng mắc, bất cấp tồn tại trong các văn bản
- Công tác tiếp dân được xem như những bước đầu tiên trong việc giải quyết
những thắc mắc liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Tuy nhiên, ở
nhiều địa phương, công tác này chưa thực sự được coi trọng đúng mức, do đó nhiều ý
kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân không được tiếp nhận, xem xét thấu đáo. Vì
vậy, khi sửa đổi, bổ sung luật về khiếu nại, tố cáo cần rà soát những quy định của Luật
- Cần cụ thể hóa các văn bản pháp luật của tỉnh về quản lý đất đai theo hướng
phù hợp với đặc điểm của huyện, làm cơ sở pháp lý thống nhất và công cụ quản lý cho các địa phương của huyện trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý đất đai cũng như giải quyết các khiếu nại của công dân liên quan đến đất đai.
3.4.3. Giải pháp về xây dựng hệ thống quản lý đất đai
- Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ, điều kiện vật chất cho công tác quản lý
đất đai, trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại của công dân. Nội dung giải pháp
này là việc từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai bằng công nghệ tin học trên cơ sở xây dựng hệ thống dữ liệu địa chính quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho người
dân trong việc tiếp cận thông tin về quản lý đất đai, cũng như tạo điều kiện thuận lợi
cho việc quản lý và giải quyết khiếu nại về đất đai của người dân. Bên cạnh đó, công
tác thông tin, báo cáo, xây dựng hồ sơ giải quyết khiếu nại cũng cần được cập nhật
thông qua mạng giao dịch điện tử. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách, các chỉ thị,
nghị quyết, văn bản pháp quy liên quan đến khiếu nại, giải quyết khiếu nại của các cấp
chính quyền cũng cần được công khai để người dân được biết.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách; chấn chỉnh xử lý triệt để những tồn tại, sai
phạm trong công tác quản lý đất đai. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
phải công khai, minh bạch, đúng chính sách, pháp luật, bảo đảm cho người bị thu hồi
đất có cuộc sống ổn định, bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, bảođảm hài hòa về lợi ích giữa
Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng
cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện và
rút ngắn thời gian giải quyết, đảm bảo thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp; tạo bước chuyển mạnh về kỷ cương, kỷ luật hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức.
3.4.4. Giải pháp về năng cao năng lực cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp trong lĩnh vực đất đai
- Cán bộ tham gia tiếp công dân, giải quyêt KNTC, TCĐĐ phải có năng lực,
trình độ và trách nhiệm cao. Việc giải quyết phải trên cơ sở chính sách, pháp luật, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân và giải quyết dứt điểm được vụ việc. Trong quá trình giải quyết phải xác định nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo; nguyên nhân người khiếu nại chưa đồng tình với biện pháp giải quyết của chính quyền, xem xét bản chất của vụ việc, tổ chức đối thoại công khai, làm rõ những nội dung có ý kiến khác nhau, trao đổi, thống nhất, tạo đồng thuận về hướng giải quyết vụ việc. Nếu giải quyết sai phải kiên quyết sửa chữa, tìm biện pháp để giải quyết dứt điểm. Nếu giải quyết đúng, có lý, có tình thì cần có các biện pháp giải thích, thuyết phục để người dân hiểu, chấp hành, công khai kết quả giải
quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng, nơi người khiếu nại cư trú và thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết. Nếu người khiếu nại có hoàn cảnh thực sự khó khăn, cần xem xét, vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp hỗ trợ ổn định cuộc sống,
chấm dứt khiếu nại.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân; nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật trách nhiệm tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu các cấp
gắn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm các trường hợp sai
phạm, thiếu trách nhiệm trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm
củng cố mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy cơ sở. Trước hết, phải tiếp tục đổi mới
phong cách lãnh đạo, phương pháp ra nghị quyết theo hướng ngắn, gọn, thiết thực,
mang tính khả thi cao, xác định khâu trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện. Chú
trọng việc xây dựng qui chế làm việc, qui chế phối hợp hoạt động giữa các khối, các
ngành, giảm bớt sự chỉ đạo bằng giấy tờ, hội họp. Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong Đảng coi trọng công tác thanh tra của các cơ
quan Nhà nước, đoàn thể trong việc chấp hành các Nghị quyết của Đảng pháp luật của
Nhà nước.
3.4.5. Giải pháp về công tác tuyên truyền vận động
- Nhận thức được công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nhiệm vụ chính trị
quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo nhằm bảo đảm quyền lợi của công dân và góp phần ổn định chính trị,
phát triển kinh tế.
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng
cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân (tập trung ở khu vực xã, thị trấn), cơ quan Trung tâm văn hóa thể dục thể thao huyện phối hợp với các cơ quan liê quan thường xuyên tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo bằng các hình
thức phong phú, thiết thực, tăng thời lượng, bài viết, chuyên đề, biểu dương kịp thời
những điển hình tốt, kinh nghiệm, sáng kiến hay, phê phán những hành vi vi phạm
pháp luật khiếu nại, tố cáo.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến pháp luật về khiếu nại tố cáo
cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáoở các cơ
quan chuyên môn và các xã, thị trấn
- Cơ quan nhà nước cấp trên thường xuyên tiến hành các đợt kiểm tra việc chấp
hành pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp dưới và các cán bộ, công chức nhà nước
quyết các khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực thi hành; đồng thời xử lý nghiêm minh
những tổ chức cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức vi phạm pháp luật khiếu nại
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua thực tiễn nghiên cứu về tình hình và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2018, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Công tác triển khai thực hiện pháp luật đất đai và pháp luật về giải quyết khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn huyện Hải Lăng thời gian qua đạt hiệu quả khá cao, đảm bảo
hành lang pháp lý và hỗ trợ tích cực cho công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai.
- Trong giai đoạn năm 2013 đến 2018, trên địa bàn huyện Hải Lăng đã tiếp nhận
và giải quyết 380 đơn liên quan đến khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Nội dung đơn
chủ yếu liên quan đến việc cấp GCNQSD đất, bồi thường hỗ trợ GPMB, tranh chấp
đất giữa các hộ gia đình...Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trịđạt kết quả khá cao. Tỷ lệ giải quyết hàng
năm đều đạt trên 92%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập
và tồn tại trong việc lãnh đạo, điều hành và thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo về đất đai, dẫn đến một số vụ việc giải quyết quá hạn, hiệu quả giải quyết chưa
cao, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai còn nhiều vướng mắc, khó khăn…
- Trên cơ sở đánh giá được hiện trạng và những tồn tại hạn chế trong công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện, kết quả nghiên cứu
đã phân tích được các nguyên nhân dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về
đất đai và từ đó đưa ra được các giải pháp về tăng cường năng lực quản lý hành chính
nhà nước; đổi mới và thực hiện tốt các chính sách pháp luật đất đai; giải quyết tốt các
khiếu nại tố cáo phát sinh ngay từ cơ sở; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai…để nâng cao
hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Trị
- Chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình dự án phải đảm bảo sự chặt
chẽ, thống nhất, tạo được sự đồng thuận của người dân để tránh tình trạng người dân
- Ban hành Quy định về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh
chấp đất đai trên địa bàn tỉnh, có biện pháp xử lý đối các trường hợp cố tình khiếu kiện
kéo dài mặc dù đã được các cơ quan thực hiện giải quyết nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
- Công tác chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật khiếu nại, tố
cáo phải được duy trì thường xuyên, cụ thể bằng văn bản pháp luật; Cải tiến về nội
dung, phương pháp kiểm tra, giám sát, ban hành quy chế phối hợp, thống nhất quy trình xử lý.
2.2. Đối với UBND huyện Hải Lăng và UBND các xã, thị trấn
- Tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội đặc biệt là sự tham gia
của Hội nông dân; mở rộng sự tham gia của luật sư và các tổ chức, cá nhân khác trong
việc tư vấn cho người khiếu nại
- Đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm việc giải quyết khiếu nại của các ngành các
cấp, thực hiện phương châm giải quyết các tranh chấp hành chính từ cơ sở tránh vượt
cấp lên trung ương, cấp tỉnh
- Tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành trong giải quyết khiếu nại tố
cáo, tranh chấp đất đai, chú trọng đến việc giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng
phức tạp, kéo dài
- Tăng cường công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, kịp thời đề
xuất hủy bỏ những thủ tục hành chính gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Chỉ đạo
công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện xây dựng các công trình dự án phải đi đôi
với việc đảm bảo quyền lợi của người dân.
- Chính quyền cấp xã tăng cường công tác tuyên truyển vận động đến người dân
về pháp luật khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Áp dụng tối đa công tác hòa giải
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 về
một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
2. Bộ Chính trị (2011), Thông báo Kết luận số 167/TB-TW về tình hình kết quả giải
quyết khiếu nại tố cáo từ năm 2011 đến nay và giải pháp trong thời gian tới.
3. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 35-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của đảng
đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai
năm 2003, Hà Nội.
5. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai.
6. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ
sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái