Giải pháp về xây dựng hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 90 - 91)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.2. Giải pháp về xây dựng hệ thống pháp luật

- Những văn bản đã ban hành, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là

cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của

nhân dân. Do vậy, cần tiến hành rà soát thường xuyên các quy định pháp luật về giải

quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai để phát hiện các vướng mắc, sơ hở trong

hệ thống pháp luật (nội dung chủ yếu về tổ chức đối thoại, thời hạn khiếu nại, tình trạng chuyển từ khiếu nại sang tố cáo, thi hành giải quyết khiếu nại…). Trên cơ sở rà soát, kiến nghị các cơ quan cấp trên xử lý, giải quyết những vướng mắc, bất cấp tồn tại trong các văn bản

- Công tác tiếp dân được xem như những bước đầu tiên trong việc giải quyết

những thắc mắc liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Tuy nhiên, ở

nhiều địa phương, công tác này chưa thực sự được coi trọng đúng mức, do đó nhiều ý

kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân không được tiếp nhận, xem xét thấu đáo. Vì

vậy, khi sửa đổi, bổ sung luật về khiếu nại, tố cáo cần rà soát những quy định của Luật

- Cần cụ thể hóa các văn bản pháp luật của tỉnh về quản lý đất đai theo hướng

phù hợp với đặc điểm của huyện, làm cơ sở pháp lý thống nhất và công cụ quản lý cho các địa phương của huyện trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý đất đai cũng như giải quyết các khiếu nại của công dân liên quan đến đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 90 - 91)