Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 63)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.6. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp, khiếu kiện vềđất đai, nhưng chủ

yếu vẫn tập trung vào các nguyên nhân sau đây:

* S bt cp ca h thng chính sách pháp lut vđất đai

Luật đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo mặc dù được Nhà nước ban hành, sửa đổi

tích ở Chương 1. Tổng quan các vấn để nghiên cứu. Trong luật Khiếu nại chưa quy

định rõ về trách nhiệm tham mưu giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xác

minh, kết luận đơn khiếu nại, mối quan hệ trong giải quyết KNTC, TCĐĐ giữa cơ

quan hành chính với Toà án nhân dân, giữa cơ quan chuyên ngành với Thanh tra chưa

cụ thể, thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng giải quyết đơn thư KNTC,

TCĐĐ của công dân.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả các văn bản

quy phạm pháp luật về đất đai và pháp luật về KNTC, là một trong những nguyên

nhân cơ bản dẫn đến tình trạng KNTC của công dân, gây khó khăn cho việc thực

hiện quyền KNTC của công dân, nhất là tình hình KNTC đông người, phức tạp

trong thời gian qua.

* Công tác bồi thường gii phóng mt bng có nhiu bt cp

Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầutư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi,thường nhấn mạnhđến môi trườngđầutư, nóng vội giải phóng mặt bằngđể giao đất, cho thuê đất. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực tới việc

khuyến khích nhà đầutưnhưng lại gây ra những phảnứng gay gắt của nhữngngười có

đất bị thu hồi.Điển hình là công trình thu hồiđấtđể mở rộng Quốc lộ 1 A trên đia bàn

Hộp thoại 1: Phỏng vấn ông Phạm Ngọc Ánh, Trưởng phòng Tài nguyên và

Môi trường huyện Hải Lăng cho biết:

Trong thời gian ngắn, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành

thể hiện tính thiếu ổn định, không nhất quán về chính sách đất đai đã gây lúng túng

trong việc thực hiện, vận dụng của các ngành, các cấp trong quá trình thực thi

chính sách pháp luật về đất đai.

Khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, tiếp đến Nghị định số

47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được ban hành, rồi cũng tạo tâm lý so sánh

thiệt hơn giữa người được đền bù trước đây và người được giải quyết sau dẫn đến khiếu nại.

Trong Luật khiếu nại chưa quy định rõ các chế tài cụ thể để xem xét, xử lý

hành vi không chấp hành các nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia

khiếu nại, giải quyết khiếu nại hoặc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có

hiệu lực pháp luật nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ tham gia giải

quyết KNTC, hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài

thị trấn Hải Lăng vào năm 2014. Tổng diện tích thu hồi 4.813,5m2, với tổng kinh phí

bồi thường, hỗ trợ là 10.331.035.000 đồng, 92 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng, có 6

hộ tái định cư (trong đó có 3 hộ tái định cư tại chổ, 3 hộ di dời đến nơi ở mới). Do

chưa thỏa mãn với chính sách đền bù của nhà nước nên trong năm 2015, UBND huyện

đã tiếp nhận và giải quyết lên đến 32 trường hợp khiếu kiện liên quan công tác thu hồi

đất, bồi thường hỗ trợ, số lượng đơn lớn nhất từ năm 2013-2018.

* S yếu kém trong công tác t chc thi hành pháp lut vđất đai

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã còn chậm và trong một số trường hợp không chính xác. Trong năm 2016 đến 2018, UBND huyện đã giao Thanh tra huyện tiến hành thẩm tra, xác minh, thu hồi 45 trường hợp giấy

chứng nhậnđược cấp không đúng quy định pháp luật theo quy định tạiĐiểm d, Khoản

2, Điêu 106 Luật đấtđai (giấy cấp sai đối tượng, sai diện tích, sai mục đích sử dụng đất…) do người dân phát hiện và có đơn phản ánh, kiến nghị. Gầnđây nhất, có trường

hợp cấp giấy CNQSD đất cho ông Lê Quang Thản ở xã Hải Xuân chồng lên đường

giao thông xóm với diện tích 33 m2, ông Thảnđã xây dựng nhà lên phần diện tích đó

mặc dù đã được UBND xã nhiều lần đình chỉ khiến cho các hộ xung quanh không có lốiđi và nhiều lần khiếu kiện lên UBND huyện.

- Tình trạng sử dụngđất không đúng mụcđích, không đúng tiếnđộ, không đầutư

theo dự án mà chỉ chờ chuyểnnhượng kiếm chênh lệch giá đã ít được phát hiện và xử

lý kịp thời. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện chếđộ công vụ và xử lý những vi phạm

của cán bộ, công chức trong công tác quản lý và sử dụngđấtđaichưađượcđặt ra một

cách cụ thể, tích cực.

- Nguyên nhân từ việc quản lý thiếu chặt chẽ, còn sai sót củacơ quan nhà nước: đođạc không chính xác diện tích, nhầm lẫnđịa danh, thu hồiđất không có quyếtđịnh,

không làm đầyđủ các thủ tục pháp lý, giao đất, cho thuê đất, bồithường giải toả.Điển

hình là trường hợp thực hiện thủ tục thu hồiđấtđể thực hiệnđấu giá QSD đất tại Khu vực Hoang Đạc, tại xã Hải Trường. Ngày 22/5/2015, UBND huyện Hải Lăngđã ban hành Quyếtđịnh phê duyệt kết quả trúng đấu giá tại thôn HậuTrường, xã HảiTrường

với 13 lô. Tuy nhiên, do quá trình làm thủ tụcđấuđấtchưa làm đầyđủ thủ tục chuyển

mụcđích sử dụngđấtđểđấu, người dân thôn HậuTrường không đồng tình trong việc

tổ chứcđấu nên đến nay việc bàn giao đất cho các hộđã trúng đấu giá vẫnchưađược

thực hiện, gây bức xúc đối với người dân. Trường hợptổ chức đấu giá quyền sử dụng

đất 21 lô tại khu dân cư phố chợ Trung tâm Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng

trong khi chưa có mặt bằng sạch.

* S bt cp trong công tác gii quyết khiếu ni, t cáo

- Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo

pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu kiện đi hết nơi này đến nơi

khác, một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu kiện, đã không tập trung chỉđạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùnđẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ quan ra quyếtđịnh thiếu kiểm tra, đônđốc kịp thờiđể giải quyết dứtđiểm;

một số vụ việcđã có kết luận hoặc quyếtđịnh giải quyếtnhưng không có tính khả thi trong tổ chức thi hành dẫn tới phát sinh những khiếu kiện mới phức tạphơn.Đơn cử là

trường hợp giải quyết tranh chấp đấtđai giữa bà Lê Thị Hạnh với ông Võ Lợi, thường

trú tại xã Hải Quy. Khi nhậnđượcđơn yêu cầu giải quyết tranh chấpđấtđai, vì hai hộ

gia đình đều có GCNQSD đất nên UBND huyệnđã hướng dẫn hai hộ gửiđơnđến Tòa án nhân dân huyệnđể được giải quyết theo quy định tại Khoản 1, Điều 203 Luậtđất đai năm 2013 [26]. Tuy nhiên Tòa án nhân dân huyện đã từ chối giải quyết gây nên khiếu kiện kéo dài.

- Các vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu

kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những

quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn. Một sốđịaphương sau khi ban hành quyếtđịnh

giải quyết khiếu nại cuối cùng cho rằng đã hết trách nhiệm, nhiều trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót không được sửađổi, bổ sung do đó gây tâm lý ngờ vực về chính quyềnđịaphương giải quyết không đúng chính sách pháp luật

và người dân tiếp tục khiếu nại.

- Công tác giải quyết khiếu nại hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm. Khiếu nại, tranh chấp vềđất đai phát sinh ở cấp xã, thị trấn do Chủ tịch UBND xã, thị trấn là người chủ

trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm về việc này. Đây là nguyên

nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm trể thiếu dứt điểm, chất

lượng thấp, tái khiếu nhiều. Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Lăng, cán

bộ tham gia giải quyết KNTC vềđất đai kiêm nhiệm thêm công tác GPMB, trong quá trình giải quyết đơn vẫn huy động thêm cán bộ của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất

đai huyện tham gia (nay đã thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) khiến cho công tác

giải quyết có lúc chưa kịp thời, chưa cập nhật đầy đủ văn bản về pháp luật đất đai

trong giải quyết khiếu nại tố cáo.

- Trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, nhiều nơi chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nên có những trường hợp áp dụng

chưa phù hợp. Nhiều vụ việc tồn đọng mà nếu giải quyết thì sẽ kéo theo nhiều trường

hợp tương tự khác cũng phải giải quyết, nhưng không giải quyết thì người khiếu nại

- Việc phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại vềđất đai giữa các cơ quan có thẩm quyềnchưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùnđẩy trách nhiệm, có nhiều vụ

việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân tiếp khiếu dai dẳng.

*

* Ý thc chp hành pháp lut ca mt b phn nhân dân

Hành vi tố cáo diễn ra phổ biến tại địa phương phần nhiều là đối tượng người bị

xâm phạm về quyền lợi cá nhân. Do thiếu hiểu biết về pháp luật nên một số công dân

đeo bám khiếu nại không được giải quyết thỏa mãn nên chuyển sang hành vi tố cáo mà

không có bằng chứng thuyết phục. Thậm chí đã có nhiều trường hợp lợi dụng quyền

khiếu tố để lăng mạ, chửi bới, vu khống cán bộ nhưng chưa ai bị truy cứu trách nhiệm

về hành vi này, làm cho tình trạng công dân có biểu hiện ý thức xem thường cơ quan

công quyền ngày càng phổ biến.

Nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai mặc dù các cấp, các ngành

ở cấp trên và địa phương đã nỗ lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết có lý, có tình, phù hợp với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật, đã được đối thoại trực tiếp nhiều lần nhưng do nhiều động cơ khác nhau người khiếu nại vẫn cố

tình đeo bám, khiếu kiện và làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Trường hợp khiếu kiện kéo dài trên địa bàn huyện điển hình là đơn của bà Lê ThịSa, thường trú tại xã Hải Phú, có nội dung: khiếu nại về chỉ giới đất hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà làm hạn chế, ảnh

hưởng quyền lợi của người sử dụng đất; kiến nghị xin cấp giấy CNQSD đất theo Chỉ

thị 299-TTg, không có chỉ giới như những hộở xã Hải Phú đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; UBND huyện đã xem xét, xác định lại ranh giới HLBVAT

giao thông theo Công văn của UBND tỉnh là 18,5 m và thực hiện cấp GCNQSD đất

cho bà với diện tích là 1224 m2, trong đó: 300 m2đất ở tại nông thôn, 924 m2đất vườn (đất trồng cây hàng năm khác liền kề đất ở). Trong số 924 m2đất vườn có 272 m2đất thuộc hành lang an toàn giao thông và 165 m2 đất thuộc hành lang an toàn thủy lợi.

Hộp thoại 2: Phỏng vấn ông Lê Văn Anh, Chuyên viên phụ trách lĩnh vực

giải quyết KNTC của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Lăng cho biết:

Công tác giải quyết khiếu nại hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm. Khiếu nại, tranh chấp vềđất đai phát sinh ở cấp xã, thị trấn do Chủ tịch UBND xã, thị trấn là

người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm về

việc này. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm trể thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tái khiếu nhiều.

Tuy nhiên, bà Lê ThịSa không đồng ý với ý kiến giải quyết của UBND huyện, bà đề

nghị cấp toàn bộ diện tích 1224 m2 là đất ở tại nông thôn với lý do là đất của gia đình bà sử dụng từnăm 1967.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 63)