Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 29)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các văn bản liên quan như Luật Đất đai năm 1993, 2003 và 2013, Luật

Khiếu nại, tố cáo năm 1998, 2004, 2005, Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo 2011,

Luật tố cáo năm 2018, Luật tiếp công dân năm 2013, Luật Tố tụng hành chính và các

Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan.

- Các báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình và công tác giải quyết khiếu nại, tố

cáo và tranh chấp đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Lăng, Thanh tra

huyện Hải Lăng, Ban tiếp công dân huyện Hải Lăng, Tòa án nhân dân huyện Hải Lăng và

- Tham khảo các công trình đã nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của

các tác giả.

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

b. Thu thập số liệusơ cấp

- Phỏng vấn sâu: Tiến hành tham vấn ý kiến 20 cán bộ lãnh đạo của UBND

huyện Hải Lăng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra huyện Hải Lăng, UBND

cấp xã và Ban tiếp công dân, Đoàn Thanh tra trực tiếp tham gia giải quyết khiếu nại, tố

cáo và tranh chấp đất đai tại các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Hải Lăng; địa

điểm phỏng vấn tại trụ sở làm việc của các lãnh đạo, cán bộ với các nội dung chủ yếu

liên quan đến nguyên nhân phát sinh KNTC, TCĐĐ; công tác chỉ đạo, điều hành trong

việc giải quyêt KNTC, TCĐĐ trên địa bàn huyện.

- Điều tra, khảo sát thực địa: tiến hành đi thực địa để tìm hiểu cụ thể nguồn gốc vụ

việc tranh chấp, khiếu nại điển hình và quan điểm của các chủ thể sau khi chính quyền và Tòa án ra các quyết định mà đề tài minh họa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 29)