Giải pháp về năng cao năng lực cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 91 - 92)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.4. Giải pháp về năng cao năng lực cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp

chấp trong lĩnh vực đất đai

- Cán bộ tham gia tiếp công dân, giải quyêt KNTC, TCĐĐ phải có năng lực,

trình độ và trách nhiệm cao. Việc giải quyết phải trên cơ sở chính sách, pháp luật, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân và giải quyết dứt điểm được vụ việc. Trong quá trình giải quyết phải xác định nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo; nguyên nhân người khiếu nại chưa đồng tình với biện pháp giải quyết của chính quyền, xem xét bản chất của vụ việc, tổ chức đối thoại công khai, làm rõ những nội dung có ý kiến khác nhau, trao đổi, thống nhất, tạo đồng thuận về hướng giải quyết vụ việc. Nếu giải quyết sai phải kiên quyết sửa chữa, tìm biện pháp để giải quyết dứt điểm. Nếu giải quyết đúng, có lý, có tình thì cần có các biện pháp giải thích, thuyết phục để người dân hiểu, chấp hành, công khai kết quả giải

quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng, nơi người khiếu nại cư trú và thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết. Nếu người khiếu nại có hoàn cảnh thực sự khó khăn, cần xem xét, vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp hỗ trợ ổn định cuộc sống,

chấm dứt khiếu nại.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân; nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật trách nhiệm tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu các cấp

gắn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm các trường hợp sai

phạm, thiếu trách nhiệm trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm

củng cố mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy cơ sở. Trước hết, phải tiếp tục đổi mới

phong cách lãnh đạo, phương pháp ra nghị quyết theo hướng ngắn, gọn, thiết thực,

mang tính khả thi cao, xác định khâu trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện. Chú

trọng việc xây dựng qui chế làm việc, qui chế phối hợp hoạt động giữa các khối, các

ngành, giảm bớt sự chỉ đạo bằng giấy tờ, hội họp. Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong Đảng coi trọng công tác thanh tra của các cơ

quan Nhà nước, đoàn thể trong việc chấp hành các Nghị quyết của Đảng pháp luật của

Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 91 - 92)