CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 28)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, tình hình khiếu nại, tố cáo, ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Những vấn đề về giải quyết và pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp

đất đai đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm với các đề tài sau:

Tác giả Trần Trung với đề tài “Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Năm 2011), đã phân tích rõ thực trạng công tác giải quyết khiếu

nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, tác giả tập

trung đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về

đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội, những kết quả đạt được trong công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề tài đi sâu vào

phân tích những hạn chế, yếu kém trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; về công tác lãnh

đạo, chỉ đạo; kỷ cương, kỷ luật hành chính; công tác tiếp dân; thẩm tra, xác minh; gặp

gỡ đối thoại; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáođã có hiệu lực pháp luật.

Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan HCNN tại của địa phương mình [35].

Tác giả Hoàng Quân với đề tài “Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015”

(Năm 2016), đã tập trung phân tích những nội dung lý luận về giải quyết khiếu nại, tố

cáo và tranh chấp đất đai. Tác giả đã đánh giá được tình hình tiếp nhận đơn thư và xử

lý đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn

2011-2015; phân tích được những nguyên nhân phát sinh, những thuận lợi, khó khăn

và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất

đai trên địa bàn huyện Cao Lộc; từ đó đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu

quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa

phương thời gian tới [17].

Với đề tài “Pháp luật giải quyết khiếu nại vềđất đai từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc”

(Năm 2016), tác giả Trần Mạnh Hùng đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn

đề lý luận cơ bản của pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai như: Khái niệm, đặc điểm của GQKN về đất đai; khái niệm, đặc điểm pháp luật GQKN về đất đai, nội

dung, vai trò của pháp luật GQKN về đất đai; tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng

pháp luật GQKN về đất đai và thực trạng việc thực hiện pháp luật GQKN về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, qua đó thấy được những ưu điểm, hạn chế và tìm ra

những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề

Với đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng tranh

chấp, khiếu nại đông người về đất đai” (Năm 2013), tác giả Đặng Thái Sơn đã phân

tích, đánh giá quy mô, tính chất, đặc điểm của hình thái TCKN, tố cáo đông người về đất

đai và phân loại chúng; tìm và phân loại nguyên nhân, xác định nguyên nhân chủ yếu, cơ bản làm phát sinh và phát triển việc TCKN đông người về đất đai ở các dạng: Đất

nông, lâm trường; đất liên quan đến vị trí địa giới hành chính; đất ở vùng đồng bào dân tộc; quyết định thu hồi giải tỏa; Đánh giá ảnh hưởng và hậu quả của việc TCKN đông người về đất đai; Từ đó phân tích, đề xuất các giải pháp góp phần hạn chế tình trạng TCKN đông người về đất đai ở các dạng nêu trên; đề xuất được quy trình giải quyết

tranh chấp đông người về đất đai vùng đồng bào dân tộc [12].

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ ban hành các chuyên đề “Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải quyết tranh

chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai” (Năm 2009) [15]; Chuyên đề “Pháp luật về khiếu

nại” và Pháp luật về tố cáo” năm 2012 do tác giả Nguyễn Ngọc Tản chủ biên đã đưa

ra những vấn đề lý luận về KNTC, TCĐĐ và hệ thống hoá các quy định pháp luật

hiện hành liên quan đến KNTC nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng [18]. Đề

tài “Cơ chế giải quyết khiếu nại - Thực trạng và giải pháp” (Năm 2009) của Viện

nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển do Hoàng Ngọc Giao chủ biên đã nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến độc lập của nhóm nghiên cứu xoay quanh cơ chế

giải quyết khiếu nại, góp phần đánh giá thực trạng và hiệu quả của cơ chế giải quyết

các khiếu nại của công dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực

quản lý, cụ thể là các quyết định và hành vi của cơ quan HCNN tác động trực tiếp

đến quyền và lợi ích của người dân, của doanh nghiệp [14].

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào thật sự có quy mô nghiên cứu

chuyên sâu về thực trạng tranh chấp, KNTC về đất đai tại địa phương và đề ra các giải

pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, KNTC riêng

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Vì vậy, việc

nghiên cứu có hệ thống, toàn diện xuất phát từ việc đánh giá thực trạng KNTC, TCĐĐ

và phân tích rõ thực tiễn công tác giải quyết KNTC, TCĐĐ của các cơ quan HCNN để

đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết KNTC, TCĐĐ trên địa bàn huyện Hải

Lăng, tỉnh Quảng Trị, góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đất

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)