Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 30)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Hải Lăng là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị, có toạ độ địa lý từ

16033'40'' đến 16048'00'' vĩ độ Bắc và từ 107004'01'' đến 108023'30'' kinh độĐông. - Phía Bắc giáp huyện Triệu Phong và Thị xã Quảng Trị.

- Phía Nam giáp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phía Đông giáp Biển Đông.

- Phía Tây giáp huyện Đakrông.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 42.479,68 ha, dân số 87.824 người (tính

đến 31/12/2018), mật độ dân số206 người/km2.

Nằm trên vị trí có quốc lộ1A, đường sắt Bắc - Nam (trục giao thông huyết mạch xuyên Việt), có bờ biển dài hơn 12 km với bãi tắm Mỹ Thủy,... đã tạo cho Hải Lăng điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa không chỉ

với các huyện khác trong vùng mà cảtrong giao lưu kinh tế với cả khu vực Bắc Trung Bộ và cảnước.

Hình 3.1. Sơ đồ vùng nghiên cứu

b. Đặc điểm địa hình

Địa hình của huyện nghiêng từ Tây sang Đông, có thể chia thành 3 vùng tiêu biểu là: vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng, vùng cồn cát ven biển.

*Vùng đồi núi thấp

Đây là vùng gò đồi nằm ở phía Tây của huyện bao gồm một phần các xã Hải Phú; Hải Thượng; Hải Lâm; Hải Trường; Hải Sơn; Hải Chánh, có độ cao 40 - 50m so với mực nước biển, thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.

*Vùng đồng bằng

Đây là vùng nằm giữa vùng gò đồi và vùng cồn cát, bãi cát, gồm các xã Hải Thọ; Hải Quế; Hải Tân; Hải Vĩnh; Hải Hòa; Hải Thành; Thị trấn Hải Lăng; phần còn lại của các xã vùng gò đồi; một phần các xã vùng cát như Hải Ba; Hải Thiện; Hải Dương,... có

một số khu vực thuộc các xã Hải Hòa, Hải Thành có độ cao thấp hơn mặt nước biển

nên vào mùa mưa lũ hay bị ngập lụt, đất đai thích hợp cho trồng lúa nước. *Vùng cồn cát ven biển

Đây là vùng có độ cao bình quân 6 - 7m so với mực nước biển gồm các xã Hải

An, Hải Khê, thích hợp cho việc nuôi tôm theo quy mô công nghiệp.

c. Khí hậu

Hải Lăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối

điển hình, gió Tây Nam khô nóng vềmùa hè, gió Đông Bắc ẩm ướt vềmùa Đông. Nền nhiệt tương đối cao, tổng lượng nhiệt cảnăm trên dưới 9.0000C, tổng lượng nhiệt này cho phép phát triển trồng trọt với đa dạng cây trồng.

*Nhiệt độ

Chếđộ nhiệt của Hải Lăng bịảnh hưởng bởi địa hình thấp nhưng vẫn nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt của vùng còn có sự phân hóa theo thời gian

trong năm tạo nên mùa nóng và mùa lạnh. Trong thời gian chuyển tiếp từ nóng sang

lạnh và ngược lại có hoạt động của gió mùa từ Bắc bán cầu gây ra mưa và mưa phùn.

Sự giảm thấp nhiệt độ trong mùa lạnh do ảnh hưởng thâm nhập của gió mùa Đông Bắc gây nên những đợt lạnh. Trong mùa nóng do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt

độ cao tuyệt đối của vùng có thểlên đến 41,70C.

Nhiệt độ không khí trung bình trong năm vào khoảng 25,10C; nhiệt độ thấp nhất 9,40C ; nhiệt độ cao nhất là 41,70C.

*Chếđộmưa

Hàng năm Hải Lăng nhận được một lượng mưa khá lớn, lượng mưa trung bình

trung bình mỗi tháng có 17-18 ngày mưa. Mưa lớn gây ngập úng các vùng đất thấp, hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Thời kỳít mưa trùng với thời kỳ nắng nóng, lượng bốc hơi lớn, độẩm không khí thấp gây khô hạn trên diện rộng hạn chế khảnăng gieo trồng, năng suất cây trồng.

*Độẩm không khí

Độ ẩm tương đối trung bình từ 78 - 85% nhưng có thời điểm xuống dưới 40% (từ

tháng 4 đến tháng 8).

* Chếđộ gió

Hải Lăng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (từ tháng

3 đến tháng 9) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau). Gió Tây Nam khô nắng đã làm tăng đáng kể tính khắc nghiệt của thời kỳ khô hạn, làm tăng lượng bốc hơi, giảm độẩm không khí, gây cạn kiệt nguồn nước mặt, hạ thấp mặt nước ngầm và ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và cuộc sống của con

người.

* Bão và lũ lụt

Bão lụt thường xảy ra từtháng 8 đến tháng 11, khi có bão mưa càng lớn gây ngập lụt kéo dài trên diện rộng làm thiệt hại lớn đến mùa màng, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

d. Thủy văn

Hải Lăng có 04 sông chính sau:

- Hệ thống sông Ô Lâu - Ô Giang nằm ở phía Nam của huyện chảy qua các xã Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Hòa và đổ ra phá Tam Giang, có dòng chính dài khoảng 65 km, lưu lượng dòng chảy trung bình 44 m3/s, diện tích lưu vực 855 km2.

- Sông Nhùng chảy từ Hải Lâm qua Hải Phú, Hải Thượng, Hải Quy đổ ra sông Thạch Hãn.

- Sông Bến Đá chảy từ vùng gò đồi qua địa bàn xã Hải Trường chảy vào sông Ô Giang.

- Sông Vĩnh Định bắt nguồn từ sông Thạch Hãn chảy qua trung tâm vùng đồng bằng của huyện đổ về sông Ô Giang.

e. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là

42.479,68 ha. Trong đó, đất chưa sử dụng còn 1.582,3 ha chiếm 3,74% tổng diện tích

+ Nhóm cồn cát ven biển

- Cồn cát trắng: Có diện tích 6.614,00 ha, đã và đang được trồng rừng phòng hộ,

nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp.

- Đất bãi cát ven sông, biển: Có diện tích 27,00 ha, loại đất này có khảnăng khai thác để nuôi trồng thủy sản.

+ Nhóm cát ven biển: Có diện tích 4.840,00 ha, có khảnăng khai thác để trồng màu và cây công nghiệp.

+ Nhóm đất phù sa được bồi và phù sa ngòi, suối:

- Đất phù sa được bồi: Có diện tích 2.623,00 ha có khảnăng khai thác để trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất phù sa ngòi, suối: Có diện tích khoảng 20,00 ha, có thể trồng lúa.

+ Nhóm phù sa không được bồi: Có diện tích 1.193,00 ha, thích hợp cho trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Có diện tích 723,00 ha, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ phì nhiêu trung bình có thể trồng lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Nhóm đất phù sa glây, thung lũng dốc tụ, đất lầy: Có diện tích 8.495,00 ha, nhóm

đất này đang sử dụng để trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản.

+Nhóm đất than bùn: Có diện tích 23,00 ha, phân bố tại các xã có địa hình thấp dễ bị ngập ún

+ Nhóm đất xám bạc màu, đất nâu vàng trên phù sa cổ: Có diện tích 1.052 ha, phân bốở những nơi có độ dốc từ 0 - 80, không được tưới nước.

+ Đất nâu tím trên đá sét tím, đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét: Thích hợp cho trồng rừng, cây công nghiệp, có diện tích 16.049,00 ha.

+ Đất vàng đỏ trên đá mác ma a xít và vàng nhạt trên đá cát: Có diện tích 3.026,00 ha, có tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì nhiêu kém.

+ Đất xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 780,00 ha, khó canh tác chủ yếu để phục hồi rừng.

* Tài nguyên nước + Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt trong vùng rất phong phú, hệ thống sông suối khá nhiều và phân bố tương đối đều, có 04 sông chính là: Sông Ô Giang - Ô Lâu, sông Bến Đá,

+ Nguồn nước ngầm

Tổng trữ lượng nguồn nước ngầm là 53.526.730 m3, vùng đồng bằng và gò đồi chất lượng nước khá tốt, vùng ven biển có một sốnơi bị nhiễm mặn.

* Tài nguyên rừng

Do có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật ở Hải Lăng trước chiến tranh rất phong phú đa dạng, số loài rất lớn. Sau chiến tranh, rừng bị tàn phá dẫn đến không còn rừng nguyên sinh trên địa bàn.

* Tài nguyên biển

Vùng biển Hải Lăng là nơi cư ngụ của nhiều loại hải sản quý. Với bờ biển dài 14

km, ngư trường đánh bắt rộng, thuận tiện cho việc khai thác gần bờ. Do không có nơi

neo đậu tàu thuyền nên việc khai thác thủy sản với quy mô lớn, đánh bắt xa bờ gặp

nhiều khó khăn. Vùng đất cát ven biển có tiềm năng lớn trong việc nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp.

* Tài nguyên khoáng sản

- Than bùn: Trữ lượng không lớn, phân bố rải rác, tổng trữ lượng khoảng 600.000 tấn, nhiệt lượng có thểđạt 3.500 kcal/kg, dùng sản xuất phân bón; phân bốở

Khe Chè, Hải Thọ, Hải Quế, Hải Xuân.

- Si li cát: Phân bố dọc bờ biển phía đông của huyện, độ mịn hạt 0,5-1mm, chất

lượng tốt và trữlượng khá lớn.

- Mỏ nước khoáng tự nhiên ở Hải Lăng có lưu lượng 1,7 lít/giây, nhiệt độ bình quân 530C, độ pH = 7.

- Đất sét: Phân bốở nhiều nơi, dọc bờ sông Nhùng, xã Hải Chánh; đất sét trắng ở

Hải Thượng, Hải Phú. - Cao lin ở La Vang.

* Tài nguyên nhân văn

Hải Lăng là địa phương có truyền thống đấu tranh cách mạng, nhân dân lao

động cần cù, sẵn sàng hy sinh trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc cũng như trong

xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề

song nhân dân Hải Lăng vẫn kiên cường bất khuất trong chiến tranh, năng động

31.8%

36.1% 32.1%

Nông l âm n gư

CN-TTCN-XD

Dị ch vụ 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

* Thc trng phát trin các ngành kinh tế

Nghiên cứu về thực trạng phát triển các ngành kinh tế, thu thập số liệu và qua kết

quả xử lý ta có kết quả theo hình sau:

Hình 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị năm 2018 (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị)

- Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp: Chiếm 32.1% trong cơ cấu các ngành kinh tế, trong đó tốc độ tăng trưởng đạt 12.23%, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 8,66 vạn tấn, giá trị sản xuất đất canh tác đạt 74,44 triệu đồng/ha

+ Huyện Hải Lăng đã thành lập 3 tổ hợp tác tích tụ ruộng đất theo hình thức thuê

đất được 39,1 ha. Xây dựng cánh đồng lúa lớn 834,8 ha (Đông Xuân 471,4 ha, Hè Thu 363,4 ha); trong đó, 125 ha có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp; liên kết với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ 167,75 ha (bình quân 38,3 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 1,3-2 lần so với sản xuất đại trà)

+ Hiện đang quy hoạch, phân lô trồng cam kết hợp dịch vụ sinh thái tại vùng Khe

Khế, xã Hải Phú với diện tích 131 ha, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư mô hình hữu cơ

trình diễn gắn với phát triển dịch vụ khu vực La Vang.

+ Toàn huyện có 02 mô hình chăn nuôi lợn gia công tại Hải Phú quy mô 1.200 lợn thịt/lứa và tại Hải Thượng quy mô 700con/lứa; có 75 mô hình chăn nuôi quy mô trên 100 con/lứa, trong đó có 57 mô hình xa khu dân cư; có 623 hộ chăn nuôi lợn sử

dụng hầm khí biogas, tăng 53 hầm.

- Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: chiếm 31.8% trong cơ cấu các

ngành kinh tế.

Cho đến nay, trên địa bàn huyện Hải Lăng đã quy hoạch, phát triển được 03

Cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp Diên Sanh 30 ha, Cụm công nghiệp Hải Thượng

25 ha và Cụm công nghiệp Hải Chánh 30 ha) với tổng diện tích là 85 ha, trong đó diện tích đất cho thuê là 61,06 ha, còn lại 23,94 ha là diện tích hạ tầng kỹ thuật và cây xanh.

Tổng số dự án đã đầu tư vào 03 Cụm nghiệp là 20 dự án với diện tích đất cho thuê là

việc làm cho khoảng 1.333 lao động.triệu đồng; đã thực hiện đầu tư hơn 533.276 triệu

đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 1.333 lao động. Tỷ lệ lấp đầy (diện tích đất đã cho

thuê) của Cụm công nghiệp Diên Sanh là 94,40%; Cụm công nghiệp Hải Thượng: 53,68%;

Cụm công nghiệp Hải Chánh 31,76%.

- Lĩnh vực dịch vụ: chiếm 36.1% trong cơ cấu các ngành kinh tế

Tổng doanh thu hàng hóa bán lẻ tiêu dùng và dịch vụ 2.522 tỷ đồng, đạt 100,16% kê hoạch, tăng 485 tỷ đồng; số hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ 4.144 hộ, đạt 100,02% kế

hoạch, tăng 52 hộ; số lao động làm việc 5.967 lao động, đạt 100,02% kế hoạch.

* Về Dân số: dân số của huyện có 99.813 người, mật độ dân số trung bình 202

người/km2. Cộng đồng dân cư của huyện 100% là người Kinh, tỷ lệ nữ chiếm 51,09%,

tỷ lệ nam chiếm 48,91%. Dân cư phân bố trên cả 3 vùng: Đồng bằng, ven biển và gò

đồi, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. Dân số thành thị chiếm khoảng

2,52% dân số toàn huyện, phần còn lại là nông thôn.

* Lao động, việc làm và chính sách xã hội:

Đến cuối năm 2018, tổng số lao động 55.090 người, chiếm 55,19 % dân số.

Trong đó lao động trong khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp là chủ yếu, nguồn lao động có chuyên môn, kỹ thuật còn ít.

Trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế chỉ có khoảng 1% lao động có trình độ cao đẳng, đại học và phân bổ tập trung ở khu vực hành chính sự

nghiệp. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm khoảng 8%; còn lại là

lao động phổ thông.

Công tác xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững tiếp tục đạt được kết quả tích cực. Trong năm 2018 có 220 lao động xuất cảnh, đạt 147% kế hoạch (kế hoạch 150); tạo việc làm mới cho khoảng 1.000 lao động (kế hoạch

1.000-1.200). Chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp giảm nghèo bền vững, kết hợp hỗ trợ phát triển sản xuất với chính sách ưu đãi tín dụng, tập huấn và chuyển giao công nghệ cho các hộđăng ký thoát nghèo năm 2018; đến nay, tỷ lệ hộ

nghèo giảm còn 5,86% (năm 2017 là 6,78%).

* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

- Hệ thống điện:

Huyện Hải Lăng được cấp điện từ hệ thống lưới điện Quốc gia qua 01 trạm 110

KV với dung lượng 25.000 KVA và 158 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng

là 34.730 KVA.

Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ, gồm:

+ Lưới điện hạ áp, dài 310 km

Hệ thống cấp điện được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, 100% số xã (tính đến

các khu dân cư) đều có điện, với gần 100% số hộ sử dụng điện; đã đầu tư hệ thống cấp

điện đến các cụm Công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn.

- Về Bưu chính, Viễn thông:

+ Bưu chính:

Toàn huyện có 12 điểm bưu điện văn hóa, 05 bưu cục hoạt động, đáp ứng cơ bản

nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính của nhân dân và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn;

đặc biệt là việc chi trả lương hưu, chế độ bảo hiểm dài hạn qua hệ thống bưu điện.

+ Viễn thông:

Trên địa bàn huyện có 03 hãng điện thoại lớn đang hoạt động là Vinaphone, Viettel và Mobiphone... phạm vi phủ sóng đã được mở ra trên toàn huyện. Chất lượng

phục vụ của các hãng điện thoại ngày càng được cải thiện và tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 30)