Những loài câythuốc đang được khai thác và tình hình phân bố câyCát Sâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm phân bố, tình hình sử dụng và ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của cây cát sâm tại thái nguyên (Trang 35 - 37)

huyện điều tra của tỉnh Thái Nguyên

Hệ thực vật tại Thái Nguyên có mức độ đa dạng sinh học cao, rất đa dạng và phong phú về thành phần loài, đặc biệt đó là nhóm các loài cây thuốc. Tuy nhiên hiện nay các loài cây thuốc nơi đây đang có dấu hiệu suy giảm cả về số lượng và chất lượng do các hoạt động khai thác không bền vững của người dân địa phương.

Bảng 4.1. Những loài cây thuốc đang được khai thác và sử dụng tại 4 huyện điều tra của tỉnh Thái Nguyên

TT Tên thường dùng Tên địa

phương Tên khoa học Công dụng

Bộ phận

dùng

1 Ba kích Ruột gà Morinda officinalis Chữa thần kinh,

thấp khớp Rễ

2 Cát sâm Sâm trâu

Callerya

speciosa (Champ. ex Benth.) Schot

Chữa gan, xương Củ

3 Bình vôi Cây mạ phu

lón Stephania rotunda

Chữa mất ngủ, an

thần Củ

4 Bòng bong lá nhỏ Mù củ nhải Lygodium

microphylum Tắm ngứa Cả cây

5 Bố bố Bố bố Acrocephalus

indicus Giải nhiệt Cả cây

6 Bố cu vẽ Bố cu vẽ Breynia fruticosa Chữa bệnh đường

tiêu hóa Lá

7 Cam thảo nam Thi dìu cam Abrus precatorius Chữa sốt, giải độc Rễ

8 Cây đắng lá to Vỏ cáu dại Uncaria

rhynchophylia Chữa gan Rễ, vỏ

9 Câu tích Lông cu li Cibotium barometz Thuốc cầm máu Lông

10 Cối xay Cối xay

điẻng Abutilon indicum Thuốc bổ Cả cây

11 Cốt toái bổ Cây na toi Drynaria fotunei Chữa tê thấp

12 Dây chế ba Cây tó lá đỏ Chữa thận, xương

khớp Thân

13 Dây gắm Gnetum

Kết quả cho thấy người dân 4 huyện điều tra đang thu háikhoảng 40 loài cây thuốc. Số lượng loài cây thuốc mà người dân thu hái là rấtlớn, trung bình mỗi chuyến đi rừng họ có thể thu hái được trên 10 loài khác nhauđó là các loài Dây gắm, Dây vuông, Gối hạc, Thiên niên kiện, Mía dò, Ba kích… tuy nhiên nhiều loại thuốc chỉ có thể tìm thấy được ở sâu trong rừng, trên núi đá rất khó tìm.

Như vậy có thể thấy nguồn tài nguyên cây thuốc của địa phương là rất phong phú, tuy nhiên số liệu đề tài đưa ra cũng chưa phảnánh thật đầy đủ nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây bởi do rất nhiều nguyên nhânkhách quan khác nhau.Theo lời kể của các thầy lang thì người dân địa phương có thói quen sử dụng cây thuốc để chữa bệnh, một số ít người dân thu hái cây thuốc để bán. ví dụ: Khi bị đau bụng họ dùng lá cây bồ cu vẽ để ăn hoặc để chữa bệnh.Đau dạ dày họ dùng nghệ, lá khôi, dạ cẩm, hay để tóc đen mượt họ đào củ Hà thủ ô để sắc uống,… Do nghề bốc thuốc được truyền từ đời này sang đời khác nên các thầy lang có nhiều kinh nghiệm trong việc chữa trị bệnh, có nhiều bài thuốc gia truyền để chữa các bệnh nan y.

Đối với Cát sâm, trong quá trình điều tra chúng tôi phát hiện một số cá thể tập chung phần lớn tại 02 huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ. Các huyện khác tìm thấy rất ít. Trong đó huyện Đồng Hỷ, phát hiện được 3 cá thể mọc trên đồi thuộc xã Khe Mo; 02 cá thể tại xã Linh Sơn. Huyện Võ Nhai, cây Cát Sâm mọc tự nhiên được tìm thấy tại hai xã Nghinh tường gồm 14 cá thể và 8 cá thể tại Sản Mộc. Ở độ cao rừ 100 – 500 m so với mực nước biển. Cả hai nơi cây tìm được đều trong tình trạng chưa có hoa do thu mẫu vào thời điểm trái mùa hoa nở của loài.

Qua phỏng vấn tôi thấy rằng số lượng người dân biết đến và thu hái Cát Sâm là không nhiều, chủ yếu là những người đứng tuổi và phương pháp thu hái của người dân thường là đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy giảm nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là tuyệt chủng của cây Cát Sâm. Cá biệt, phát hiện 03 hộ dân trồng Cát sâm mua giống ở Vĩnh phúc và trồng tại vườn nhà, số lượng từ 400 – 500 cây.

Phương thức sử dụng: Cát sâm có vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, chữa ho nhiều đờm, nhức đầu, bí tiểu…Bộ phận dùng chủ yếu là lấy củ ngâm rượu và thái

lát khô uống như uống trà ngoài ra có thể tẩmnước mật hay nước gừng cho thấm. Sau đó, cho lên chảo nóng sao vàng trên lửa nhỏ hoặc sắc nước uống với liều lượng khoảng 10 – 20g/ngày. Tùy thuộc vào từng bài thuốc và sự kết hợp với dược liệu khác mà có thể dùng tới 40g/ngày. Việc khai thác củ tràn lan trước đây chủ yếu để bán sang cho Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm phân bố, tình hình sử dụng và ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của cây cát sâm tại thái nguyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)