Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các loại cây thuốc trong tự nhiên. Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc, trong đó có loài cát sâm.
Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia. Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu.
Cát sâm có tên Khoa học: Callerya speciosa (Champ. ex Benth.) Schot. Tên tiếng Việt: Cát sâm; Sâm nam; sâm trâu; sâm chào mào; sâm cheo mèo; mát to; ngưu dại lực đằng, Sâm gạo, Lăng yên to, sâm núi Dành.Tên khác: Millettia
Giá trị dược liệu và kinh tế của cây cát sâm nằm ở củ. Trong củ có chứa nhiều tinh bột và đặc biệt có chứa Alcaloid (Sở thí nghiệm dược phẩm Quảng Châu – Nông thôn Trung Thảo Dược chế kỹ thuật 1971, 237). Tác dụng của của cát sâm được coi như là một vị thuốc bổ mát. Thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác dưới dạng sắc. Theo Đỗ Tất Lợi, dược liệu Cát Sâm được nhân dân sử dụng để chữa các bệnh thấp, viên gan mạn tính, viên phế quản …
Hiện nay tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tình hình sử dụng cây thuốc trong đó có Cát Sâm, nghiên cứu nhân giống vô tính cây Cát Sâm nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu về phân bố và các biện pháp kỹ thuật cho cây Cát sâm phát triển theo hướng hàng hóa. Với tình hình cây dược liệu nói chung và cây Cát Sâm nói riêng đang bị suy giảm một cách nhanh chóng tại nước ta, để bảo tồn và phát triển cây thuốc là điều rất cần thiết vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá đặc điểm phân bố, tình hình sử dụng và ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của cây Cát Sâm tại Thái Nguyên” nhằm mục đích phát triển rộng rãi nguồn cây thuốc Cát Sâm và nâng cao thu nhập của người dân.
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây cát sâm(Callerya speciosa ) do công ty TNHH nông nghiệp xanh Thái Nguyên nhân giống từ hạt.
- Supe lân lâm Thao của công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao. Thành phần: Hàm lượng P2O5 hữu hiệu 16 - 16.5%, hàm lượng P2O5 tự do: <= 4%, hàm lượng Lưu huỳnh: 11%
- Đạm urê của công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo), thành phần : Đạm tổng số (Nts): 46.3% BIURET: 1.0 %
- Phân kali clorua của công ty cp phụ gia công nghiệp minh quang, thành phần: 61% K2O, WEIGHT: 50 KGS
3.2. Địa điểm, thời gian nơi nghiên cứu.
- Địa điểm điều tra: Huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Phú lương- tỉnh Thái Nguyên.
- Địa điểm nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt (phân bón): Theo dõi trên mô hình trồng cây cát sâm của công ty TNHH Nông nghiệp xanh Thái Nguyên tại xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian thực tập:12tháng từ 7/2019 – 7/2020
3.3. Nội dung nghiên cứu.
- Điều tra phân bố, thu thập thông tin về thực trạng các loài cây thuốc quý; tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc quý theo kinh nghiệm của một số dân tộc trên 4 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và sâu bệnh hại của cây cát sâm.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra (nội dung 1)
3.4.1.1.Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu
Tham khảo các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Điều kiện tựnhiên kinh tế xã hội của xã, các báo cáo của xã,huyệncó liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
3.4.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Trong đề tài chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin kết hợp với việc quan sát ngoài thực địa để kiểm chứng thông tin:
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: sử dụng công cụ phỏng vấn bán chính thức để phỏng vấn các cán bộ địa phương, cán bộ phòng nông nghiệp về địa bàn của xã, phỏng vấn người dân, đặc biệt là các ông lang bà mế người dân tộc Dao, Tày, Nùng, Sán Chay…
- Địa điểm phỏng vấn tại các gia đình hoặc trên vườn rừng của hộ.
- Để khi phỏng vấn thu được nhiều thông tin chúng tôi đã xây dựng bảng câu hỏi mở với nội dung ngắn gọn, rõ ràng, giúp cho người dân dễ hiểu dễ trả lời. Số lượng mẫu phiếu điều tra 4 huyện, mỗi huyện điều tra trên 2 xã, mỗi xã 30 phiếu, tổng số phiếu điều tra 240 phiếu.
- Ngoài các phương pháp trên chúng tôi thu nhập thông tin về công tác quản lý bảo vệ từ kiểm lâm thị xã, các kiểm lâm địa bàn, UBND xã và các ban ngành có liên quan.
Mẫu Phiếu điều tra (phụ lục 02)
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu (nội dung 2)
3.4.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm : 5 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại.
- Diện tích ô thí nghiệm: 5m x 6m = 30m2 (kể cả rãnh). - Tổng diện tích: 30 x 5 x 3 = 450m2 (chưa kể dải bảo vệ). - Sơ đồ thí nghiệm:
Dải bảo vệ
Dải bảo vệ
NL1 NL2 NL3
Công thức thí nghiệm: căn cứ vào kỹ thuật bón phân cho cây dược liệu của viện nông nghiệp Hà Nội và kiến thức của người dân bản địa qua đó lựa chọn ra công thức đối chứng tỷ lệ 1:2:1 từ đó tăng dần lượng phân bón:
CT1(Đ/C): 20 kg N + 40 kg P2O5 +20 kg K2O + 10 tấn phân chuồng hoai mục
CT2: 40 kg N + 80 kg P2O5 +40 kg K2O + 10 tấn phân chuồng hoai mục
CT3: 60 kg N + 120 kg P2O5 + 60 kg K2O, + 10 tấn phân chuồng hoai mục
CT4: 80 kg N + 160 kg P2O5 + 80 kg K2O, + 10 tấn phân chuồng hoai mục
CT5: 100kgN + 200kg P2O5 + 100kg K2O, + 10 tấn phân chuồng hoai mục
3.4.2.2. Trồng Cát sâm:
Đất trồng:
-Trồng trên đất đồi thấp, độ dốc <100, Đất tơi xốp, thoát nước tốt. PH từ 4,5 – 5,0 có tầng canh tác dầy >1m
- Tiến hành bón lót phân chuồng từ 1,0 kg – 2,0 kg phân chuồng ủ hoai/gốc trước khi trồng
Cây giống
-Cây giống đem trồng: Cây cao từ 5 -15 cm, có 3 cặp lá thật trở lên, không bị nấm bệnh, do công ty TNHH Nông nghiệp xanh trồng.
Mùa vụ trồng:
-Trồng cây vào vụ thutháng 7. Kỹ thuật trồng
-Cuốc hố cách nhau 40cm x 40cm, bón lót phân chuồng -Rạch bỏ túi nilon vỏ bầu, đặt bầu giữa hố
-Vun đất kín xung quanh bầu cây, ấn nhẹ tay khi vun nhằm giữ cho cây ổn định và đứng thẳng
Chăm sóc cây con sau khi trồng
-Tưới nước 2-3 ngày/tuần trong giai đoạn cây mới trồng. làm cọc ngay sau khi trồng cho cây leo. Cọc làm bằng tre, nứa.
-Sử dụng phân bón tổng hợp N,P,K bón từng gốc. Lượng bón 3 lần bón/năm. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân vào đầu năm. Phân đạm và Kali được chia đều
cho 3 lần bón/năm khoảng 6kg/1 lần bón/1 havới công thức đối chứng và tăng dần theo các mức công thức, bón vào tháng 4, tháng 7 và tháng 10.
3.4.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các phương pháp theo dõi: Theo dõi 5 cây/ ô thí nghiệm (15 cây/ công thức) trên 5 điểm của đường chéo (mỗi điểm 1 cây) tính theo các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ sống : quan sát thời gian (ngày) từ khi trồng cho đến khi xuất hiện chồi mới. Tỷ lệ sống = 𝑠ố 𝑐â𝑦 𝑠ố𝑛𝑔
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐â𝑦 x 100%
-Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm+/ngày): Cố định bằng cọc/cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc, 10 ngày đo chiều cao cây 1 lần lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
-Số lá/cây (lá/cây): đếm lá có kích thước lớn hơn hoặc bằng 2 cm, bắt đầu đếm tại thời điểm cây bắt đầu ra chồi và tiến hành đếm định kỳ 60 ngày đến khi kết thúc thời gian thực tập.
-Động thái tăng trưởng đường kính gốc thân chính (cm): được đo bằng thước palme ở gốc (cách gốc 2cm). Tiến hành đo sau trồng 60 ngày, và tiến hành đo định kỳ 60 ngày một lần đến khi kết thúc thời gian thực tập(7/2020). Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao.
-Động thái tăng trưởng số cành trên cây (cành/cây): đếm số cành trên thân từ khi cây suất hiện cành cấp 1 đến khi kết thúc thời gian thực tập và tiến hành đếm định kỳ 60 ngày 1 lần. Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao
+ Sâu bệnh hại
Điều tra sâu, bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng được thực hiện theo qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN01 - 38: 2010/BNN&PTNT. Chỉ tiêu đánh giá:
Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, áp dụng phương pháp 5 điểm đường chéo góc, quan sát các bộ phận của cây gồm: thân, lá, ngọn, trên cây có triệu chứng bị sâu hại để xác định tỷ lệ hại. Quan sát trên toàn ô thí nghiệm.
Tỷ lệ hại (%) = Tổng số cây bị sâu x100 Tổng số cây theo dõi
3.4.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu trong thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp trung bình số học. - Số liệu thô được tính toán và xử lý trên Excel và SAS 9.2
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.Tình hình phân bố và sử dụng cây thuốc và Cát Sâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Những loài cây thuốc đang được khai thác và tình hình phân bố cây Cát Sâm tại 4 huyện điều tra của tỉnh Thái Nguyên huyện điều tra của tỉnh Thái Nguyên
Hệ thực vật tại Thái Nguyên có mức độ đa dạng sinh học cao, rất đa dạng và phong phú về thành phần loài, đặc biệt đó là nhóm các loài cây thuốc. Tuy nhiên hiện nay các loài cây thuốc nơi đây đang có dấu hiệu suy giảm cả về số lượng và chất lượng do các hoạt động khai thác không bền vững của người dân địa phương.
Bảng 4.1. Những loài cây thuốc đang được khai thác và sử dụng tại 4 huyện điều tra của tỉnh Thái Nguyên
TT Tên thường dùng Tên địa
phương Tên khoa học Công dụng
Bộ phận
dùng
1 Ba kích Ruột gà Morinda officinalis Chữa thần kinh,
thấp khớp Rễ
2 Cát sâm Sâm trâu
Callerya
speciosa (Champ. ex Benth.) Schot
Chữa gan, xương Củ
3 Bình vôi Cây mạ phu
lón Stephania rotunda
Chữa mất ngủ, an
thần Củ
4 Bòng bong lá nhỏ Mù củ nhải Lygodium
microphylum Tắm ngứa Cả cây
5 Bố bố Bố bố Acrocephalus
indicus Giải nhiệt Cả cây
6 Bố cu vẽ Bố cu vẽ Breynia fruticosa Chữa bệnh đường
tiêu hóa Lá
7 Cam thảo nam Thi dìu cam Abrus precatorius Chữa sốt, giải độc Rễ
8 Cây đắng lá to Vỏ cáu dại Uncaria
rhynchophylia Chữa gan Rễ, vỏ
9 Câu tích Lông cu li Cibotium barometz Thuốc cầm máu Lông
10 Cối xay Cối xay
điẻng Abutilon indicum Thuốc bổ Cả cây
11 Cốt toái bổ Cây na toi Drynaria fotunei Chữa tê thấp
12 Dây chế ba Cây tó lá đỏ Chữa thận, xương
khớp Thân
13 Dây gắm Gnetum
Kết quả cho thấy người dân 4 huyện điều tra đang thu háikhoảng 40 loài cây thuốc. Số lượng loài cây thuốc mà người dân thu hái là rấtlớn, trung bình mỗi chuyến đi rừng họ có thể thu hái được trên 10 loài khác nhauđó là các loài Dây gắm, Dây vuông, Gối hạc, Thiên niên kiện, Mía dò, Ba kích… tuy nhiên nhiều loại thuốc chỉ có thể tìm thấy được ở sâu trong rừng, trên núi đá rất khó tìm.
Như vậy có thể thấy nguồn tài nguyên cây thuốc của địa phương là rất phong phú, tuy nhiên số liệu đề tài đưa ra cũng chưa phảnánh thật đầy đủ nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây bởi do rất nhiều nguyên nhânkhách quan khác nhau.Theo lời kể của các thầy lang thì người dân địa phương có thói quen sử dụng cây thuốc để chữa bệnh, một số ít người dân thu hái cây thuốc để bán. ví dụ: Khi bị đau bụng họ dùng lá cây bồ cu vẽ để ăn hoặc để chữa bệnh.Đau dạ dày họ dùng nghệ, lá khôi, dạ cẩm, hay để tóc đen mượt họ đào củ Hà thủ ô để sắc uống,… Do nghề bốc thuốc được truyền từ đời này sang đời khác nên các thầy lang có nhiều kinh nghiệm trong việc chữa trị bệnh, có nhiều bài thuốc gia truyền để chữa các bệnh nan y.
Đối với Cát sâm, trong quá trình điều tra chúng tôi phát hiện một số cá thể tập chung phần lớn tại 02 huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ. Các huyện khác tìm thấy rất ít. Trong đó huyện Đồng Hỷ, phát hiện được 3 cá thể mọc trên đồi thuộc xã Khe Mo; 02 cá thể tại xã Linh Sơn. Huyện Võ Nhai, cây Cát Sâm mọc tự nhiên được tìm thấy tại hai xã Nghinh tường gồm 14 cá thể và 8 cá thể tại Sản Mộc. Ở độ cao rừ 100 – 500 m so với mực nước biển. Cả hai nơi cây tìm được đều trong tình trạng chưa có hoa do thu mẫu vào thời điểm trái mùa hoa nở của loài.
Qua phỏng vấn tôi thấy rằng số lượng người dân biết đến và thu hái Cát Sâm là không nhiều, chủ yếu là những người đứng tuổi và phương pháp thu hái của người dân thường là đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy giảm nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là tuyệt chủng của cây Cát Sâm. Cá biệt, phát hiện 03 hộ dân trồng Cát sâm mua giống ở Vĩnh phúc và trồng tại vườn nhà, số lượng từ 400 – 500 cây.
Phương thức sử dụng: Cát sâm có vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, chữa ho nhiều đờm, nhức đầu, bí tiểu…Bộ phận dùng chủ yếu là lấy củ ngâm rượu và thái
lát khô uống như uống trà ngoài ra có thể tẩmnước mật hay nước gừng cho thấm. Sau đó, cho lên chảo nóng sao vàng trên lửa nhỏ hoặc sắc nước uống với liều lượng khoảng 10 – 20g/ngày. Tùy thuộc vào từng bài thuốc và sự kết hợp với dược liệu khác mà có thể dùng tới 40g/ngày. Việc khai thác củ tràn lan trước đây chủ yếu để bán sang cho Trung Quốc.
4.1.2. Tình trạng các loài cây thuốc ở 4 huyện điều tra của tỉnh Thái Nguyên
Kết quả điều tra nghiên cứu, theo các tài liệu như: Sách đỏ Việt Nam (Phần II Thực vật, 2007), Nghị định 32/2006/NĐ-CP và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập (2007), chúng tôi đã thống kê được 06 cây thuốc cần bảo vệ trong (Bảng 4.2)
Bảng 4.2. Một số loài câybị đe doạ cạn kiệt ở 4 huyện điều tra của tỉnh Thái Nguyên
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Sách đỏ Việt Nam Nghị định 06/2019/NĐ-CP 1 Ba kích Morinda officinalis K IIA 2 Sa nhân Amomum villosum R IIA 3 Bình vôi Stephaniaglabra (Roxb.) Miers V 4 Ngũ gia bì, Cát sâm Acanthopanax sp,Callerya speciosa T 5 Cẩu tích Cibotium barometz K
6 Kim tuyến Anoectochilus sp E IA
Ghi chú: Nhóm IA: Nghiêm cấm khai thác và sử dụng; Nhóm IIA: Hạn chế
Kết quả trên cho thấy có 6 loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam ở các mức độ bị đe dọa khác nhau, mức độ đe dọa cao nhất đó là loài kim tuyến (bậc E: Đang nguy