Qua điều tra thấy được người dân địa phương đã bắt đầu quan tâm tới việc trồng một số cây thuốc quý như: Ba kích, Ngũ gia bì, Kim tiền thảo, cát sâm…Nhằm mục đích cung cấp cho nhu cầu thị trường và bảo tồn loài khi trong tự nhiên các loài cây thuốc này đang bị khai thác quá mức và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài việc trồng cây thuốc quý thì họ cũng đã quan tâm tới việc bảo vệ cây thuốc ngoài tự nhiên như có kế hoạch khai thác hợp lý, thu hái một phần còn một phần để lại để cây tái sinh hoặc thu hái cây già và cây trưởng thành để lại cây con... Hầu hết người dân trồng cây thuốc để sử dụng tại địaphương chứ không bán. Hiện nay người dân trong xã cho biết họ muốn trồng cây thuốc nam tại vườn nhà để tiện sử dụng.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết lý do gây trồng cây thuốc của người dân địa phương là:
- Loài có giá trị kinh tế cao -Dễ trồng
-Khó hái trong rừng
-Có sẵn nguồn giống
Tuy nhiênđể trồng được những loài cây thuốc có giá trị tại địa phương thì người dân còn gặp nhiều trở ngại:
-Kiến thức hạn chế -Thiếu vốn
- Thiếu cây giống tốt và kỹ thuật trồng hạn chế
-Nhiều loài khó trồng, chỉ có một tỉ lệ nhỏ các loài thu hái ngoài tự nhiên có thể trồng được
-Thiếu đất trồng
-Vật nuôi ăn cây thuốc
-Các vấn đề về pháp lý đối với việc trồng các loài hiếm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
-Sản xuất nhỏ lẻ không tập chung nên không mang tính chất hàng hoá. Nênnhiều khi lại không mang lại hiệu quả.
Bảng 4.3. khó khăn và thuận lợi khi trồng cây cát sâm
Khó khăn Thuận lợi
- Số lượng người dân biết đến cây Cát Sâm còn ít.
- Người dân chưa hoàn toàn tin vào năng suất, chất lượng của cây Cát Sâm nên khó khăn trong việc chuyển đổi kinh tế
- Người dân chưa có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cát Sâm.
- Cát sâm có giá thành cao, giúp gia tăng kinh tế.
- Tương đối dễ chăm sóc - Hạn chế việc chặt phá rừng.