Nguyên nhân làm suy giảm nguồn tàinguyên câythuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm phân bố, tình hình sử dụng và ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của cây cát sâm tại thái nguyên (Trang 39 - 40)

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng nguồn tài nguyên cây thuốc tại 4 huyện điều tra là rất phong phú như huyện Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ, có nhiều loài cây quý hiếm song hiện nay số lượng và trữ lượng bị suy giảm, môi trường sống bị thu hẹp dần, điều đó có thể do những nguyên nhân sau đây:

- Do đời sống kinh tế gia đình khó khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế. Người dân vào rừng thu hái, khai thác nguồn lâm sản ngoài gỗ trongđó có cây thuốc để phục vụ cuộc sống của họ.Cùng với việc suy thoái tài nguyên rừrng nói chung, cây thuốc đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa cao do phá rừrng, do phong tục tập quán khai thác cạn kiệt tài nguyên,…

- Nguyên nhân gây suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc ở địa phương là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Tài nguyên có hạn mà nhu cầu ngày càng tăng, đểđápứng nhu cầu đó thì khai thác phải tăng nhiều hơn.

- Bên cạnh đó là chiến dịch thu mua cây thuốc với giá cao và số lượng lớn của các thương gia Trung Quốc đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tàinguyên này.

- Do phong tục tập quán của người dân địa phương trong xã là đốt nương làm rẫy theo kinh nghiệm không theo quy trình kỹ thuật gây cháy rừng hàng năm là nguyên nhân làm suy giảm khu hệ sinh thái của cây thuốc.

- Do đặc trưng của tài nguyên cây thuốc là nhỏ, gọn, nhẹ nên người dân rất dễ dàng mang ra khỏi rừng mà lực lượng kiểm lâm rất khó phát hiện.

- Lực lượng kiểm lâm quá mỏng lại phải kiêm nhiệm, chưa thực sự tâm huyết mà người dân thì cho rằng cây thuốc chỉ là những cây bụi thảm tươi nên có khai thác cũng không ảnh hưởng gì.

tích các tácđộng tiêu cực của con người đã làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên cây thuốc đó là:.

Người dân địa phương đặc biệt là người dân tộc thiểu số thường thu hái các loài thảo dược để dùng cho mục đích chữa bệnh. Họ dùng các loại cây thuốc này theo kinh nghiệm dân gian để chữa trị các bệnh thông thường. Nói chung việc thu hái cây thuốc của các thầy lang nói chung là không nhiều lắm và không ảnh hưởng nhiều đến sự đa dạng sinh học và sự bền vững vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của người bệnh đi tìm thầy lang. Một tác nhân lớn gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của các loại cây thuốc là chiến dịch thu mua cây thuốc quý như Ba kích, Sâm cau, Sâm trâu, khúc khắc, Hoàng đằng, huyết đằng, Tầm gửi,...của các tay buôn, họ gom hàng và chuyển đi tiêu thụ ở các thành phố lớn.

Hiện nay hoạt động sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên rừng ở đây vẫn diễn ra là do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu và lợi ích kinh tế của cộng đồng địa phương. Và một nguyên nhân khác là do quan niệm của cộng đồng là ở khu vực rừng phải được hưởng lợi từ rừng.

4.1.4. Những hoạt động của người dân và chính quyền địa phương nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm phân bố, tình hình sử dụng và ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của cây cát sâm tại thái nguyên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)