3.4.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm : 5 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại.
- Diện tích ô thí nghiệm: 5m x 6m = 30m2 (kể cả rãnh). - Tổng diện tích: 30 x 5 x 3 = 450m2 (chưa kể dải bảo vệ). - Sơ đồ thí nghiệm:
Dải bảo vệ
Dải bảo vệ
NL1 NL2 NL3
Công thức thí nghiệm: căn cứ vào kỹ thuật bón phân cho cây dược liệu của viện nông nghiệp Hà Nội và kiến thức của người dân bản địa qua đó lựa chọn ra công thức đối chứng tỷ lệ 1:2:1 từ đó tăng dần lượng phân bón:
CT1(Đ/C): 20 kg N + 40 kg P2O5 +20 kg K2O + 10 tấn phân chuồng hoai mục
CT2: 40 kg N + 80 kg P2O5 +40 kg K2O + 10 tấn phân chuồng hoai mục
CT3: 60 kg N + 120 kg P2O5 + 60 kg K2O, + 10 tấn phân chuồng hoai mục
CT4: 80 kg N + 160 kg P2O5 + 80 kg K2O, + 10 tấn phân chuồng hoai mục
CT5: 100kgN + 200kg P2O5 + 100kg K2O, + 10 tấn phân chuồng hoai mục
3.4.2.2. Trồng Cát sâm:
Đất trồng:
-Trồng trên đất đồi thấp, độ dốc <100, Đất tơi xốp, thoát nước tốt. PH từ 4,5 – 5,0 có tầng canh tác dầy >1m
- Tiến hành bón lót phân chuồng từ 1,0 kg – 2,0 kg phân chuồng ủ hoai/gốc trước khi trồng
Cây giống
-Cây giống đem trồng: Cây cao từ 5 -15 cm, có 3 cặp lá thật trở lên, không bị nấm bệnh, do công ty TNHH Nông nghiệp xanh trồng.
Mùa vụ trồng:
-Trồng cây vào vụ thutháng 7. Kỹ thuật trồng
-Cuốc hố cách nhau 40cm x 40cm, bón lót phân chuồng -Rạch bỏ túi nilon vỏ bầu, đặt bầu giữa hố
-Vun đất kín xung quanh bầu cây, ấn nhẹ tay khi vun nhằm giữ cho cây ổn định và đứng thẳng
Chăm sóc cây con sau khi trồng
-Tưới nước 2-3 ngày/tuần trong giai đoạn cây mới trồng. làm cọc ngay sau khi trồng cho cây leo. Cọc làm bằng tre, nứa.
-Sử dụng phân bón tổng hợp N,P,K bón từng gốc. Lượng bón 3 lần bón/năm. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân vào đầu năm. Phân đạm và Kali được chia đều
cho 3 lần bón/năm khoảng 6kg/1 lần bón/1 havới công thức đối chứng và tăng dần theo các mức công thức, bón vào tháng 4, tháng 7 và tháng 10.