Xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển câythuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm phân bố, tình hình sử dụng và ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của cây cát sâm tại thái nguyên (Trang 42)

Tài nguyên cây thuốc 4 huyện điều tra đang bị suy giảm trong những năm gần đây, vấn đề đặt ra là cần phải có giải pháp kịp thời nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các loài cây thuốc quý hiếm. Qua kết quả thu thập được chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau:

-Có các hoạt động nâng cao đời sống kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân ổn định và bền vững.Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc của người dân địa phương qua nhiều hình thức khác nhau như đài phát thanh, đưa vào hoạt động trong trường học, dựa vào uy tín của trưởng bản, thầy lang.Tập trung trồng những loài cây thuốc hiếm và có giá trị cao;

-Cần phát triển trồng cây thuốc để dùng tại địa phương và bán ra ngoài thịtrường. Trồng quy mô lớn các loài có giá trị kinh tế (trước hết cần trồng thử nghiệm).

- Chính quyền xã cần hỗ trợ người dân trồng các loài hiếm tại vườn hộ giađình; -Hỗ trợ xây dựng hoặc mở rộng các vườn cây thuốc địa phương;

-UBND xã khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân vay vốn để sản xuất lâm nghiệp nói chung và phát triển nguồn cây thuốc nói riêng.

-Hoàn thiện quy trình sản xuất giống, chọn lọc giống tốt, xây dựng vườn giống đúng quy trình kỹ thuật phù hợp với địa phương và cung cấp đủ giống cho sản xuất.

-Khuyến khích các hộ gia đình xây dựng mô hình trồng cây thuốc với sự trợ giúp về kỹ thuật, vốn của các tổ chức và của địa phương để tìm ra một số câythuốc phù hợp. -Cần có hợp đồng ổn định đầu ra của sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất. Mở rộng mối quan hệ giữa người trồng cây thuốc với đối tácđầu tư

- Khuyến nông khuyến lâm huyện và đối tác tiêu thụ sản phẩm từ đó tạo điều kiện để phát triển ổn định các loài cây thuốc tại địa phương.

-Tăng cường lực lượng kiểm lâm đóng tại địa bàn xã và lực lượng tại cáctrạm kiểm soát để nâng cao trách nhiệm. Nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện để lực lượng kiểm lâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Tiếp tục xây dựng vườn bảo tồn cây thuốc, đặc biệt là những loài cây thuốc quý bị đe dọa tuyệt chủng.

- Quy hoạch vùng trồng cụ thể, quy mô phải đủ lớn và tập trung để sản phẩm có thể trở thành hàng hoá.

4.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của mọt số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây cát sâm .

Bảng 4.4. ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sốngcủa cây cát sâm

TT Công thức Tỷ lệ sống (%)

1 CT1: 20kg N+40kgP2O5+20kgK2O +

10 tấn phân chuồng hoai mục (Đ/C) 95% 2 CT 2:40kgN+80kgP2O5+40kgK2O +

10 tấn phân chuồng hoai mục 96% 3 CT 3: 80kgN+160kgP2O5+80kgK2O+

10 tấn phân chuồng hoai mục 99% 4 CT 4: 100kgN+200kgP2O5+100kgK2O

+ 10 tấn phân chuồng hoai mục 100%

5

CT 5:120kgN+240kgP2O5+120kg K2O, + 10

tấn phân chuồng hoai mục 98%

Qua bảng 4.4 cho ta thấy:

-tỷ lệ sống của cây cát sâm sau khi bón phân khá cao từ 95% đến 100%.Trong đó công thức 4có tỷ lệ sống của cây đạt 100%, các công thức còn lại dao động từ 95 - 98%.

-Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng trưởng của cây trồng nói chung và cây Cát sâm nói riêng. Chiều cao cây Cát sâm là đặc điểm dễ nhận thấy. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, ngoài đặc tính di truyền của giống nó còn chịu sự chi phối của các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, sâu bệnh và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác...

Chiều cao cây, ngoài việc phản ánh tình hình sinh trưởng của cây ở từng công thức khác nhau, nó còn liên quan số lá trên cây. Cùng một giống trong cùng điều kiện đất đai nếu được chăm sóc theo các biện pháp kỹ thuật khác nhau thì sự phát triển chiều cao cây cũng khác nhau.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cát sâm (cm)

Đơn vị tính: cm/ngày

TT Công thức Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân tại các tháng sau trồng

8 9 10 11 12 1 CT 1 (Đ/C) 1,01ab 1,58 4,28 6,55 0,44 2 CT 2 1,46a 1,95 4,46 7,55 1,42 3 CT 3 0,71b 2,05 6.27 8,25 1,55 4 CT 4 0,86 2,58 8,28 9,17 2,25 5 CT 5 0,73 2,34 6,45 8,30 1,80 P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 Cv (%) 4.2 5.0 5.5 6.5 9.7 LSD05 1.2 1.0 1.9 0.8 0.6

Dựa trên kết quả sử lý thống kê cho ta thấy: Sự phát triển chiều cao của cây Cát sâm qua một số giai đoạn nhất định, cụ thể như sau:

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các tháng đầu sau trồng không đáng kể; - Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng dần từtháng thứ 8 sau trồng đến tháng thứ 11, đạt cực đại vào tháng thứ 10, tháng 11sau giảm dần và tăng hầu như không đáng kể vào tháng thứ 12;

- Ở tháng thứ 8 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao của các công thức tương đương nhau, dao động từ 0,73 - 1,46 cm/ngày;

- Ở tháng thứ 9 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phát triển dao động từ 1,5- 2,5 cm/ngày chưa có sự sai khác giữa các công thức

- Ở tháng thứ 10 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phát triển mạnh dao động trong khoảng từ 4- 8 cm/ngày. Lúc này cây bắt đầu leo bám chặt lên cọc giàn.

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn này tăng nhanh hơn giai đoạn trước nguyên nhân chính do thời điểm này thời tiết thuận lợi, hệ rễ phát triển rộng, cây hấp thụ phân bón

hiệu quả hơn. Trong đó công thức 4 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đạt trung bình 8,28cm/ngày cao hơn so với công thức đối chứng (4.28 cm ) 4cm/ngày.

- Ở tháng thứ 11 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phát triển rõ rệt nhấtđã đạt cực đại, dao động trong khoảng 6,55 – 9,17 cm/ngày. Trong đó công thức 4 là có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là 9.17 cm/ngày cao hơn hẳn so với công thúc đối chứng, và có sự sai khác chắc chắn giữa các công thức. ở giai đoạn này tại các công thức 4 và 5 chiều cao thân chính cây đã đạt khoảng 3 đến 4 m.

- Ở tháng thứ 12 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây Cát Sâm giảm rõ rệt giao động từ 0.44 - 2.25 cm/ngày.Điều này phù hợp với tốc độ tăng trưởng của câyCát sâm. Lúc này, cây đã ổn định về chiều cao, một số cây đã bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thựcvà đạt cực đại về chiều cao và số lá/cây.

Như vậy có thể thấy: Các công thức với tổ hợp bón phân khác nhau, có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Ở tháng thứ 10 -12 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các công thức có sự chênh lệch chênh lệch và đều cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% .

Bảng 4.6.Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tăng trưởng đường kính gốc thân chính (cm)

Đơn vị tính: cm

TT Công thức Đường kính thân tại các tháng sau trồng (tháng )

3 4 6 8 10 12 1 CT 1(đ/c) 0,11 0,12 0,13 0,22 0,34 0,44 2 CT 2 0,10 0,12 0,20 0,34 0,47 0,67 3 CT 3 0,12 0,13 0,19 0,35 0.49 0,59 4 CT 4 0,17 0,34 0,51 0,93 1,08 1,20 5 CT 5 0,13 0,18 0,39 0,54 1,56 1,68 P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 4,8 3,87 5,53 6,65 4,93 4,15 LSD05 0,09 0,13 0,22 0,32 0,35 0,33

Đường kính gốc phản ánh sự tăng trưởng về chiều ngang của cây, sự tăng trưởng này là nhờ hoạt động của mô phân sinh tượng tầng. Đường kính gốc phản ánh mức độ sinh trưởng phát triển của giống trong điều kiện nhất định. Đường kính gốc lớn thân cây sẽ mập, thuận tiện cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cành lá và đồng thời vận chuyển dinh dưỡng về củ dễ dàng. Ngược lại đường kính gốc bé khả năng vận chuyển dinh dưỡng về củ kém dẫn đến năng suất giảm.

Dựa trên kết quả sử lý thống kê cho ta thấy:

- Ở các tổ hợp phân bón khác nhau, mức tăng trưởng kích thước đường kính thân chính tại tháng thứ 3 và 4 sau trồng tương đương nhau, dao động từ 0,11 – 0,34cm và chưa cớ sự sai khác giữa các công thức.

- Đường kính thân giai đoạn 6 tháng sau trồng tăng nhẹ và rõ nét nhất vào tháng 8 và 10 sau trồng, đạt từ 0,22 -1,56cm, trong đó công thức 4 và công thức 5 có đường kính thân cao nhất, cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Ở giai đoạn sai 12 tháng sau trồng cây đạt đường kính thân chính tối đa giao động từ 0.44 đến 1.68 có sự chênh lệch chắc chắn giữa các công thức. Một số cây đã ra hoa và bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái tăng trưởng số cành trên cây cát sâm

Đơn vị tính: cành

TT Công thức Số cành tại các tháng sau trồng (tháng)

2 4 6 8 10 12 1 CT 1 0 0 0 0,5 1,2 2,8 2 CT 2 0 0 0 0,8 2,4 3,8 3 CT 3 0 0 0,17 1,07 2,67 3,8 4 CT 4 0 0 0,27 1,87 4,2 5,93 5 CT 5 0 0 0,31 2,07 3,93 5,53 P - - >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) - - 9,84 3,32 4,33 4,74 LSD05 - - 0,22 0,68 1,21 1,06

Sự phân cành là một trong những yếu tố quyết định đến chiều cao thân chính, tổng số lá trên cây. Sự phân cành và kiểu phân cành cây Cát sâm là khác nhau. Dựa vào khả năng phân cành có thể xác định được mật độ trồng. Nếu cây phân cành quá sớm, nhiều cấp cành, chiều dài các cấp cành lớn dẫn đến tiêu hao nhiều dinh dưỡng cho các cấp cành, cây rậm rạp, các lá che khuất nhau, tuổi thọ lá giảm, quang hợp kém dẫn đến năng suất củ giảm.

Dựa trên kết quả sử lý thống kê cho ta thấy:

-Trong hai giai đoạn 2 và 4 thángđầu sau trồng cát sâm không có sự tăng trưởng phát triển về cành do lúc này cây cát sâm còn nhỏ, hệ rễ chưa phát triển vì vậy cây sinh trưởng chậm. Số cành bắt đầu xuất hiện ở công thức 3, 4 và 5 khi cây cát sâm ở giai đoạn 6 tháng sau trồng nhưng đều tương đương nhau và không có sự sai khác giữa các công thức.

-Ở 8 tháng sau trồng hầu hết các cậy ở các công thức đều đã phân cành và có sự sai khác chắc chắn giữa các cặp công thức giao động từ 0.5 đến 2.07.

- Đến 12 tháng sau trồng, số cành/thân cát sâm xuất hiện ở tất cả các công thức phân bón khác nhau. Trong đó công thức 4, công thức 5 đạt số cành/thân cao nhất với 5,53 và 5,93 cành/thân, cao hơn so với công thức đối chứng cùng các công thức còn lại chắc chắn.

Lá là cơ quan quan trọng và chủ yếu nhất thực hiện quá trình quang hợp để tạo sản phẩm cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây. Số lá ít là ảnh hưởng không tốt đến khả năng quang hợp của cây, quả sẽ ít và nhỏ, năng suất không cao. Nhưng nếu số lá nhiều, cây rậm rạp sẽ che khuất lẫn nhau cũng làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp và là điều kiện cho sâu bệnh hại phát sinh phát triển.

Số là và đặc điểm của lá trên cây phản ánh đặc tính di truyền của giống trong suất quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, quá trình hình thành lá chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố nhiệt độ và ánh sáng. Số lá/cây là một trong những chỉ tiêu liên quan khá chặt chẽ tới năng suất Cát sâm sau này.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái tăng trưởng số lá trên câycủa cây cát sâm

Đơn vị tính: lá

TT Công thức

Động thái tăng trưởng số látrên cây tại các các tháng sau trồng (tháng) 6 8 10 11 12 1 CT 1 57,06 71,1 89,8 125,9 162,7 2 CT 2 76,0 108,4 137,3 212,6 274,6 3 CT 3 68,4 109,2 140,6 181,8 248.7 4 CT 4 110,4 161,0 232,5 324,3 422,4 5 CT 5 76,0 135,2 186,9 239,6 294,4 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 5,47 9,57 3,95 5,28 9,62 LSD05 32,77 43,1 87,72 64,41 118,4

Dựa trên kết quả sử lý thống kê cho ta thấy:

Số lá trên cây qua các tháng theo dõi có sự chênh lệch bởi các mức phân bón khác nhau. Giai đoạn 8 tháng sau trồng, số lá/cây dao động từ 57,06 -110,4 lá/cây.

Số lá/cây tăng mạnh ở giai đoạn 10 – 12 tháng sau trồng. Tháng 12 số lá/ cây đạt 162,7-422,4lá/cây. Trong đó công thức 4 có số lá/cây đạt cao nhất với 422,4lá/cây, cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng và các công thức còn lại.

Ngoài các yếu tố ngoại cảnh thì sâu bệnh cũng là một trong nhưng nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng củ Cát sâm sau này. Do vậy muốn hạn chế những tổn thất do sâu bệnh gây ra, ngoài vệc chọn giống có khả năng chống chịu sâu bệnh, thực hiện các công tác phòng trừ kết hợp bón phân cân đối đầy đủ còn cần lựa chọn các quy trình sản xuất phù hợp với giống và điều kiện của từng vùng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh ngoài ra còn hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dược liệu.

Trong thí nghiệm năm 2019-2020 chúng tôi đã thấy xuất hiện một số sâu hại như: sâu xanh ăn lá (Spodoptera exigua), rệp đen (Aphis craccivora) gây hại. Kết quả theo dõi tình hình sâu, bệnh hại được thể hiện như sau:

Bảng 4.9.Tình hình sâu, bệnh hại trên cây cát sâm

Đơn vị tính: %

TT Công thức Tỷ lệ rệp hại (%)

Tỷ lệ sâu xanh hại (%) 1 CT 1 16,4 0 2 CT 2 8,5 0 3 CT 3 12,6 5,6 4 CT 4 12,8 3,4 5 CT 5 20,3 4,6

Bảng 4.9 cho ta thấy: Cây cát sâm là một loại cây trồng bị ít đối tượng sâu bệnh gây hại nặng. Cụ thể,tuy các công thức đều tìm thấy rệp đen gây hại, song tỷ lệ gây hại không đáng kể, trung bình dao động từ 6-13%. Đối với sâu xanh hại lá, trung bình tỷ lệ gây hại từ 3-5%, ngoài ra chưa thấy các loại sâu bệnh hại khác xuất hiện. Với tỷ lệ gây hại như trên của các loài rệp, sâu xanh thì cần dùng hạn chế tối thiểu phương pháp phòng trừ hóa học. Nên sử dụng phòng trừ thủ công, tránh dùng thuốc gây độc cho dược liệu và môi trường đất trồng.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Qua điều tra chúng tôi đã thống kê được 40 loài cây thuốc đang được khai thác, sử dụng ở các địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên. Trong đó cây Cát sâm là một trong những loại dược liệu bị khai thác kiệt quệ, các cá thể được tìm thấy trong tự nhiên còn lại rất ít, chủ yếu được tìm thấy trên đồi đất, ven rừng tái sinh

Trong những loài cây thuốc đã xác định được ở trên thì có 7 loài hiện đang có nguy cơ bị đe dọa.

-Bậc E (đang nguy cấp – đang bị đe dọa tuyệt chủng): Có 1 loài: Kim tuyến -Bậc V (sắp bị nguy cấp – có thể sẽ bị đe dọa tuyệt chủng): có 1 loài: Bình vôi - Bậc R (hiếm – có thể sẽ nguy cấp): Có 1 loài: Sa nhân

- Bậc T (bị đe doạ) có 2 loài cây là Ngũ gia bì, cát sâm

-Bậc K (biết không chính xác – còn thiếu thông tin để xếp vào các nhóm trên): thuộc bậc này có 2 loài đó là Ba kích, Cẩu tích.

Nghiên cứu các tổ hợp phân bón đến Cát sâm cho thấy: Các mức phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến một số đặc điểm sinh trưởng của của cây Cát Sâm. Các chỉ số như tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân gốc, số lá/cây, số cành/ cây có xu hướng tăng theo mức bón của tổ hợp phân bón. Công thức 4:80 kg N + 160 kg P2O5 + 80 kg K2O, + 10 tấn phân chuồng hoai mục /ha cho các chỉ tiêu cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng.

Tổ hợp phân bón khác nhau không làm ảnh hưởng đến tình hình sâu bệnh hại của cây Cát Sâm, tỷ lệ gây hại ở mức thấp từ 8.5-16.4% đối với rệp đen và 3.4- 5.6% đối với sâu xanh ăn lá. Ngoài ra chưa tìm thấy các loài sâu bệnh hại khác trên cây Cát sâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm phân bố, tình hình sử dụng và ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của cây cát sâm tại thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)