Các phương pháp theo dõi: Theo dõi 5 cây/ ô thí nghiệm (15 cây/ công thức) trên 5 điểm của đường chéo (mỗi điểm 1 cây) tính theo các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ sống : quan sát thời gian (ngày) từ khi trồng cho đến khi xuất hiện chồi mới. Tỷ lệ sống = 𝑠ố 𝑐â𝑦 𝑠ố𝑛𝑔
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐â𝑦 x 100%
-Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm+/ngày): Cố định bằng cọc/cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc, 10 ngày đo chiều cao cây 1 lần lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
-Số lá/cây (lá/cây): đếm lá có kích thước lớn hơn hoặc bằng 2 cm, bắt đầu đếm tại thời điểm cây bắt đầu ra chồi và tiến hành đếm định kỳ 60 ngày đến khi kết thúc thời gian thực tập.
-Động thái tăng trưởng đường kính gốc thân chính (cm): được đo bằng thước palme ở gốc (cách gốc 2cm). Tiến hành đo sau trồng 60 ngày, và tiến hành đo định kỳ 60 ngày một lần đến khi kết thúc thời gian thực tập(7/2020). Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao.
-Động thái tăng trưởng số cành trên cây (cành/cây): đếm số cành trên thân từ khi cây suất hiện cành cấp 1 đến khi kết thúc thời gian thực tập và tiến hành đếm định kỳ 60 ngày 1 lần. Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao
+ Sâu bệnh hại
Điều tra sâu, bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng được thực hiện theo qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN01 - 38: 2010/BNN&PTNT. Chỉ tiêu đánh giá:
Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, áp dụng phương pháp 5 điểm đường chéo góc, quan sát các bộ phận của cây gồm: thân, lá, ngọn, trên cây có triệu chứng bị sâu hại để xác định tỷ lệ hại. Quan sát trên toàn ô thí nghiệm.
Tỷ lệ hại (%) = Tổng số cây bị sâu x100 Tổng số cây theo dõi
3.4.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu trong thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp trung bình số học. - Số liệu thô được tính toán và xử lý trên Excel và SAS 9.2
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.Tình hình phân bố và sử dụng cây thuốc và Cát Sâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên