Tình hình kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 49 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

3.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm

a. Dân số

Theo số liệu của Chi cục Thống kê, dân số trung bình toàn huyện đến cuối năm 2017 ước có 87.653/KH 87.500 người, tăng 333 người so với năm 2016. Tốc độ tăng dân số tự nhiên trong năm ở mức 0,79/KH 0,8%, cao hơn 0,04% so với năm 2016.

Dân tộc kinh chiếm 97,8% tổng dân số, còn lại 2,2% là dân tộc thiểu số, phân bố không đều ở các xã, thị trấn. Nơi có dân số đông nhất là thị trấn Hồ Xá có 12.393 người, xã có dân số thấp nhất là xã Vĩnh Khê có 837 người. Mật độ dân số trung bình toàn huyện 141,7 người/km2.

b. Lao động - việc làm

Nguồn lao động của huyện đến năm 2017 có 2018 người. Cơ cấu lao động năm 2017 như sau:

- Lao động nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: chiếm 9,02%. - Lao động công nghiệp - xây dựng: chiếm 55,20%. - Lao động dịch vụ và ngành khác: chiếm 35,78%.

Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của huyện còn ít so với yêu cầu (tỷ lệ lao

động qua đào tạo chiếm 17,41%), thiếu cán bộ khoa học ở hầu hết các ngành kinh tế và

kỹ thuật như: xây dựng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp. Chất lượng nguồn lao động chưa cao và không đồng đều nên ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong những năm qua, để đáp ứng được tốt công việc, đòi hỏi cần có đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học trợ giúp. Do vậy, vấn đề đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của huyện trong những năm tới là rất cần thiết.

Những năm qua huyện đã xây dựng được nhiều dự án, thông qua các chương trình giải quyết việc làm, khuyến khích và tạo điều kiện (cho vay vốn) để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện.

c. Thu nhập và mức sống

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt mức 41 triệu đồng/người/năm, tăng 5 triệu đồng so với năm 2016, đạt 97,6% kế hoạch đặt ra. Tỷ lệ

hộ nghèo đến cuối năm 2017 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 ở mức 6,76% giảm 1,68% vượt so với KH năm 2016.

Đời sống dân cư làm việc trong ngành thương nghiệp, xây dựng công nghiệp, giao thông vận tải, nhìn chung có mức thu nhập ổn định. Riêng đời sống dân cư ngành nông - lâm nghiệp còn gặp khó khăn mặc dù trong những năm gần đây đã có bước phát triển lớn.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Khu đô thị

Hiện tại huyện Vĩnh Linh có 03 thị trấn được phân bố đều cho 03 vùng đặc trưng của huyện, đó là:

Thị trấn Hồ Xá là trung tâm huyện lỵ với tổng diện tích tự nhiên 736,78 ha. Trong đó đất ở là 75,30 ha chiếm 10,23% tổng diện tích tự nhiên của thị trấn. Là nơi tập trung cơ quan hành chính của huyện. Hiện tại thị trấn Hồ Xá đang rà soát lập đề án mở rộng địa giới hành chính phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị loại 4.

Thị trấn Cửa Tùng nằm ở phía Đông của huyện Vĩnh Linh giáp với Biển Đông có diện tích 490,95 ha. Trong đó quỹ đất bố trí cho đất ở là 38,68 ha chiếm 7,87%. Hiện tại thị trấn Cửa Tùng đang thực hiện quy hoạch dân cư 02 khu vực với diện tích khoảng 10ha đấu giá đất nhằm tăng thu ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng.

Thị trấn Bến Quan nằm ở phía Tây của huyện Vĩnh Linh dọc theo trục đường Hồ Chí Minh với tổng diện tích 420,90 ha, đất ở 12,57 ha chiếm tỷ lệ 2,98%. Do đặc thù nằm ở vùng núi, dân cư chủ yếu là di dân inh tế mới và đồng bào dân tộc thiểu số ở dọc theo hai bên đường Hồ Chí Minh nên quỹ đất để bố trí dân cư gặp khó khăn.

b. Khu dân cư nông thôn

Khu dân cư nông thôn của huyện vẫn còn mang đậm sắc thái của vùng duyên hải miền Bắc Trung Bộ, từ kiến trúc nhà ở đến tập quán sinh hoạt trong cộng đồng dân cư, sống chủ yếu tập trung thành các cụm dân cư. Đến nay, khu dân cư nông thôn của huyện có nhiều đổi mới, hệ thống giao thông đã được xây dựng hoàn chỉnh và bê tông hoá, nhiều công trình công cộng được đầu tư xây dựng như trụ sở hành chính, trường học, trạm y tế, chợ... Nhà ở của nhân dân hầu hết đã được ngói hoá, đời sống của nhân dân được cải thiện nhiều cả về vật chất và tinh thần. Trong khu vực nông thôn còn có nhiều các di tích lịch sử - văn hoá có giá trị đã và đang được bảo vệ và tôn tạo.

Diện tích đất khu dân cư nông thôn năm 2017 có 465,72 ha, chiếm 0,75% diện tích tự nhiên, Xã có diện tích đất ở nhỏ nhất là Vĩnh Ô với 3,92 ha. Xã có diện tích đất ở lớn nhất là 75,30 ha.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

- Đường bộ: Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn thiện, nhiều tuyến đường được nâng cấp, mở rộng, quy hoạch mới. Các tuyến đường chính đã được rải nhựa, bê tông hóa. Chỉ còn lại các tuyến đường vào các ngõ xóm chất lượng đường vẫn còn kém.

+ Quốc lộ: Trên địa bàn huyện có tuyến quốc lộ 1 chạy qua, đây là tuyến đường quan trọng trong giao lưu phát triển kinh tế của huyện cũng như của cả nước. Hàng năm tuyến đường này được Nhà nước đầu tư tu bổ và bảo dưỡng.

+ Tỉnh lộ: Huyện Vĩnh Linh có 5 tuyến tỉnh lộ gồm ĐT 571, 572, 573ª, 573b, 574. Các tuyến đường này đã được rải nhựa, có hệ thống thoát nước tương đối tốt và có mốc chỉ giới cụ thể rất thuận lợi cho việc quản lý, hạn chế tình trạng lấn chiếm hai bên đường.

+ Đường liên xã, thôn, xóm, nội đồng: được đầu tư rải nhựa hoặc bê tông, còn lại đường đỏ cấp phối cơ bản đấp ứng được điều kiện đi lại của người dân trong sinh hoạt củng như giap thương buôn bán.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua huyện có 2 ga, đó là ga Sa Lung và ga Tiên An, đây là những ga nhỏ.

- Đường thuỷ: Huyện đã đầu tư xây dựng cảng cá Cửa Tùng và Khu neo đậu trú tránh bão được đưa vào hoạt động. Luồng tàu có độ sâu 3,1m, đoạn từ cảng cá lên khu neo đậu sâu từ 3,5 đến 4,5m, rộng 60m đảm bảo cho tàu cá xa bờ vào ra thuận lợi.

b. Thủy lợi

Hệ thống kênh mương thủy lợi của huyện đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nhận nước từ hệ thống thủy lợi đập La ngà, đập Sa Lung, nhiều tuyến kênh mương đã được kiên cố hóa, diện tích đất thủy lợi của toàn huyện là 2.141,72 ha, đáp ứng tưới tiêu cho trên 4.720,22 ha đất trồng lúa của toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)