Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 52 - 53)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

a) Thuận lợi

- Lợi thế về vị trí: Vĩnh Linh có vị trí thuận lợi, có gần 30km bờ biển, có bãi tắm Cửa Tùng, có tuyến Quốc lộ 1, đường sắt thống nhất Bắc-Nam chạy qua... nối liền Vĩnh Linh với hầu hết các tỉnh và thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên và Quốc tế; có tiềm năng rất lớn trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong tương lai.

- Lợi thế về nguồn nước: Vĩnh Linh có sông Bến Hải và sông Hồ Xá chảy qua, nguồn nước phong phú, đáp ứng đầy đủ nguông nước cho tới tiêu và sinh hoạt.

- Lợi thế về đất đai: Vĩnh Linh nằm về hạ lưu của sông Bến Hải, lượng phù sa bồi đắp lớn, màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là trồng lúa nước 02 vụ năng suất cao. Vùng cửa sông Bến Hải có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

- Lợi thế về thu hút đầu tư: Vị trí địa lý gắn liền với di tích lịch sử là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn huyện.

- Lợi thế về truyền thống văn hoá và nguồn lao động: Người dân Vĩnh Linh có truyền thống văn hoá lâu đời và giàu ý chí cách mạng. Vĩnh Linh có lực lượng lao động dồi dào, có tinh thần tự lực tự cường, ham học hỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Đây là nền tảng vững chắc góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nguồn lực to lớn bổ sung vào phát triển các ngành kinh tế và cung cấp cho thị trường lao động.

b) Khó khăn, hạn chế

- Địa hình dốc từ phía Tây sang Đông. Khu vực phía Tây phần lớn là đồi núi, đất dốc, tầng đất mỏng, nguy cơ rửa trôi, xói mòn cao. Khu vực phía Đông huyện, ven sông và vùng hạ lưu sông Bến Hải có địa hình trũng thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ.

- Tài nguyên khoáng sản của huyện không nhiều, chủ yếu là titan nhưng trữ lượng không lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Nguồn lao động chủ yếu xuất thân từ nông nghiệp, trình độ kỹ thuật và kỹ năng làm việc còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội công nghiệp. Cơ cấu lao động từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp nhưng còn chậm, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn.

- Tích luỹ nội bộ cho đầu tư còn hạn chế, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá vào sản xuất thiếu đồng bộ và sâu rộng, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn nhiều lúng túng. Sản phẩm sản xuất ra số lượng thấp, chất lượng chưa cao, đồng dạng với nhiều địa phương và thiếu định hướng thị trường.

- Nguồn vốn đầu tư trong dân thấp, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng khó khăn nên hoạt động sản xuất kinh doanh ít sôi động.

- Kết cấu hạ tầng được đầu tư nhưng còn thiếu so với nhu cầu phát triển, nhiều công trình xây dựng lâu đã xuống cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)