Công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, GPMB dự án đầu tư xây dựng nút giao cắt QL48 với QL1 và đường sắt bắc nam theo hình thức BOT tại xã diễn yên, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 49)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.8.4. Công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định

định cư; chi trả tiền và bàn giao mặt bằng

Điều 33 Quyết định số: 58/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể như sau:

1. Trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã tổ chức niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và Nhà văn hóa khu dân cư nơi có đất bị thu hồi:

- Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt

- Văn bản thông báo cụ thể về: thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian nhận đất tái định cư; thời hạn bàn giao mặt bằng.

Đồng thời gửi Quyết định phê duyệt kèm theo phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất bị thu hồi.

2. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí đất ở được bồi thường.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày UBND cấp thẩm quyền ban hành Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi; đồng thời phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã để bàn giao đất đối với trường hợp được bồi thường bằng đất và lập hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận theo quy định.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo Phương án được duyệt, thực hiện bàn giao mặt bằng và bàn giao bản gốc giấy tờ về nhà, đất Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục thu hồi, chỉnh lý hoặc cấp giấy chứng nhận theo quy định.

4. Trường hợp sau khi đã được vận động, thuyết phục mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất vẫn cố tình không nhận tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ, không nhận đất được bố trí tái định cư và không chấp hành việc bàn giao đất thì UBND cấp huyện chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã và Mặt trận Tổ quốc cấp xã lập biên bản và chuyển số tiền bồi thường, hỗ trợ phải chi trả này vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 Luật đất đai 2013.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác bồi thường, GPMB khi nhà nước thu hồi đất tại dự án Xây dựng nút giao khác mức tại điểm giao cắt giữa Quốc lộ 48 với Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam theo hình thức BOT.

- Phạm vi nghiên cứu: Xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 1/2019 – 1/2020

- Địa điểm nghiên cứu: Xóm 16, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Diễn Yên. đai trên địa bàn xã Diễn Yên.

2.3.2. Đánh giá công tác bồi thường GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của dự án Xây dựng nút giao khác mức tại điểm giao cắt giữa thu hồi đất của dự án Xây dựng nút giao khác mức tại điểm giao cắt giữa Quốc lộ 48 với Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam theo hình thức BOT.

2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của việc Bồi thường GPMB dến đời sống của người dân tại dự án qua ý kiến người dân.

- Đánh giá ảnh hưởng của dự án tới đời sống của người dân tại dự án + Chỗ ở sau khi được tái định cư

+ Việc làm + Thu nhập

2.3.4. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ GPMB

- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ GPMB + Nguồn vốn

+ Nguồn gốc đất

+ Giá đền bù không thỏa đáng + Lý do khác

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách các báo cáo và các văn bản đã được công bố.

Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến dự án tại UBND huyện Diễn Châu, Phòng Tài nguyên & MT huyện Diễn Châu, UBND xã Diễn Yên.

Thu thập quyết định, Nghịđịnh, Thông tư và công văn hướng dẫn thực hiện thu hồi đất, bồi thường GPMB và tái định cư.

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra, phỏng vấn, trực tiếp ban quản lý dự án, Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Diễn Châu, bộ phận bồi thường, giải phóng mặt bằng Phòng Tài nguyên & MT huyện Diễn Châu, Cán bộ địa chính, lãnh đạo địa phương UBND xã Diễn Yên, thu thập các thông tin, tình hình bồi thường, GPMB. Trực tiếp phỏng vấn 15 cán bộ gồm: 05 người Hội đồng BT GPMB huyện, 03 cán bộ ban Quản lý dự án, 01 Trưởng Phòng tài nguyên và môi trường, 02 cán bộ Phòng Kinh tế hạ tầng, 01 Chủ tịch xã, 01 Phó chủ tịch xã, 02 địa chính xã thông qua bộ phụ lục câu hỏi điều tra dành cho cán bộ.

- Điều tra nông hộ qua phiếu điều tra: Đánh giá của người dân về kết quả dự án và đời sống, việc làm của các hộ. Dự án có 101 hộ dân bị ảnh hưởng phải BT GPMB nên điều tra cả 101 hộ. (Bộ câu hỏi Phụ lục điều tra). Trực tiếp phỏng vấn 101 hộ qua bộ câu hỏi phục lục điều tra dành cho nông hộ bị ảnh hưởng bởi dự án.

- Trong quá trình điều tra, phỏng vấn kết hợp, quan sát, chụp ảnh, tìm hiểu và trò chuyện với người dân để nắm bắt được thực trạng của tình hình đời sống, việc làm của họ khi bị thu hồi đất.

2.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo các cấp, các nông dân sản xuất và tổ chức đời sống có hiệu quả cao sau khi bị thu hồi đất qua phỏng vấn trực tiếp theo các chủ đề nghiên cứu, xin ý kiến về các giải pháp và mong muốn, nguyện vọng của người dân để nắm bắt tình hình rộng hơn so với nội dung các phiếu điều tra.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng quản lý sử dụng đất của xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Diễn Yên là xã đồng bằng nằm phía Bắc của huyện Diễn Châu, cách thị trấn Diễn Châu khoảng 11 km về phía bắc, có địa giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp xã Diễn Trường, xã Diễn Đoài huyện Diễn Châu. Phía Đông giáp xã Diễn Mỹ, xã Diễn Hoàng huyện Diễn Châu. Phía Tây giáp xã Đức Thành, xã Đô Thành huyện Yên Thành. Phía Nam giáp xã Diễn Phong, xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu.

Diện tích đất tự nhiên của xã là 1.383.8 ha, với địa hình mặt bằng tương đối đồng đều .Hiện nay dân số 17.034 nhân khẩu (Theo tổng cục thống kê dân số năm 2020).

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống kênh mương, ao hồ phân bố đều trên địa bàn, đặc biệt có 2 tuyến đường quốc lộ đi qua nên điều kiện giao thông đường bộ rất thuận lợi, Quốc lộ 1A đi qua địa bàn với chiều dài 3km, Quốc lộ 48 với chiều dài 3 km và tuyến đường săt Bắc – Nam dài 3 km. Xã Diễn Yên có vị trí địa lý gần các trung tâm kinh tế, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh đối với huyện Diễn Châu và Tỉnh Nghệ An.

3.1.1.3. Khí hậu

Xã có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt.

Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình 300C, có khi lên đến 400C. Mùa này thường có gió mùa Tây Nam khô nóng và là mùa

thường xuất hiện mưa bão từ tháng 5 đến tháng 10.

Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa này thường có gió mùa Đông Bắc lạnh, độ ẩm không khí thấp, mây nhiều, trời âm u.

3.1.1.4. Thủy văn

Lượng mưa bình quân 1600 đến 1800mm/ năm nhưng phân bố không đều. Mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm 89% lượng mưa của cả năm, nhưng chủ yếu tập trung từ tháng 8,9,10.

3.1.1.5. Nhận xét chung

Nhìn chung Diễn Yên là xã đồng bằng đất đai khá màu mở, hệ thống tưới tiêu chủ động, nguồn nước dồi dào nên rất thuận tiện cho việc phát triển sản xuất, khi được đầu tư thêm vào hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng thì việc sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn rất thuận tiện và mang lại giá trị kinh tế cao.

3.1.2. Khái quát về thực trạng kinh tế xã hội của xã Diễn Yên

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng bình quân của xã năm 2019 đạt 16% , trong đó cơ cấu tăng trưởng 3 khu vực như sau:

+ Tổng giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp – xây dựng năm 2019 đạt 185.549 triệu đồng chiếm 26,12%.

+ Tổng giá trị sản xuất thực tế ngành Nông nghiệp 169.515 triệu đồng chiếm chiếm 23,87%.

+ Tổng giá trị sản xuất ngành Dịch vụ năm 2019 đạt 355.175 triệu đồng chiếm 50,01%.

+ Thu nhập bình quân đầu người 46.035.000 đồng/người/năm.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành

a. Ngành nông nghiệp

* Nông Nghiệp.

năng suất và chất lượng cao, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh tập trung, phát triển cánh đồng thu nhập cao, đa dạng hóa nghành nghề. Đồng thời chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống mới năng suất cao vào sản xuất. Nhận thức của người nông dân về sản xuất hàng hóa ngày được nâng cao, tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và cách làm ăn mới vào quy trình sản xuất đạt kết quả cao, góp phần cải thiện đời sống của mình.

* Chăn nuôi.

Chăn nuôi đã chuyễn dần sang hàng hóa, đàn gia súc, gia cầm do được chú trọng đầu tư, cải tạo giống và thị trường tiếu thụ tương đối ổn định nên đã thúc đẩy nghành chăn nuôi xã nhà phát triển.

Năm 2019 nghành chăn nuôi xã nhà đạt được một số thành tựu như sau: - Tổng đàn trâu, bò, me, nghé: 1321 con.

- Đàn lợn: 3418 con. - Đàn gia cầm: 69840 con.

Giá trị thu nhập nghành chăn nuôi năm 2019 đạt 22.695 triệu đồng.

* Nuôi trồng thủy sản.

Nghành nuôi trồng thủy sản phát triển khá, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu Nông lâm ngư nghiệp. Nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh ở nhiều nơi, đặc biệt tập trung vào ba vùng sản xuất tập trung đó là: vùng Cồn thó – Bò vường, vùng Sấu – Cây gập, vùng Biên ghè – Ba thòa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Sản lượng năm 2019 đạt 1.173,48 tấn, giá trị thu nhập từ nuôi trồng thủy sản đạt 32.487 triệu đồng.

* Xây dựng nông thôn mới: Xã Diễn Yên hoàn thành nhiệm vụ Xây dựng Nông thôn mới năm 2016.

* Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

- Nông nghiệp và thủy sản: Thực hiện chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới, đề án chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp được triển khai và đã đạt được những kết quả tích cực. Nông nghiệp đã có bước phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa.

Hiện nay, cây lúa là cây trồng chính, sản lượng lúa hàng năm dao động khoảng 12 - 13 nghìn tấn. Chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm ở quy mô hộ gia đình là chủ yếu. Ngành lâm nghiệp chủ yếu là bảo vệ và phát triển sản xuất, sản lượng khai thác lâm sản hạn chế và sản lượng khai thác gỗ nguyên liệu giấy khoảng 235 m3, nhựa thông khoảng 70 tấn. Thủy sản có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 148,04 ha, sản lượng 1.173,48 tấn.

* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Các tuyến đường liên xóm, liên xã tiếp tục được bê tông và nhựa hóa, tu sửa và nâng cấp trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019 đã xây dựng mới 43,23 km và duy tu bảo dưỡng 15,12 km đường giao thông; nhiều tuyến đường quan trọng đã và đang được triển khai có hiệu quả như: đường Quốc lộ 1A đã đựoc nâng cấp mở rộng đường; Cầu Vượt Yên lý, cầu đi bộ...

- Hệ thống thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thuỷ lợi cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

3.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên

địa bàn xã Diễn Yên

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Diễn Yên

Tổng diện tích tự nhiên của xã theo kiểm kê đất đai năm 2019 là 1383,8 ha trong đó:

Hiện trạng sủ dụng đất nông nghiệp của xã Diễn Yên được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Diễn Yên năm 2019 STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) So với tổng D. tích TN (%) So với đất N. nghiệp (%) Đất nông nghiệp 1050.43 75.90 100.00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 771.43 55.74 73.44 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 756.62 54.67 72.03 1.1.1.1 Đất trồng lúa 495.44 35.80 47.17 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 261.18 18.87 24.86 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 14.81 1.07 1.40

1.2 Đất lâm nghiệp 131.35 9.49 12.50

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 147.65 10.66 14.06

(Nguồn: UBND xã Diễn Yên)

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, quỹ sử dụng trong nhóm đất nông nghiệp như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 771,43 ha, chiếm 73.44% quỹ đất nông nghiệp và bằng 55,74% so với tổng diện tích toàn xã gồm các loại đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm khác.

- Đất trồng cây hằng năm: Diện tích 756,62 ha, chiếm 54.67% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, chủ yếu là đất trồng lúa nước và đất trồng cây hằng năm khác.

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 14.81 ha chiếm 1.07% tổng diện tích tự nhiên toàn xã chủ yếu trồng các loại cây ăn quả lâu năm.

Việc sử dụng đất bước đầu được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất về hiện trạng sử dụng đất của xã. Về cơ bản, diện tích đất đã giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý và sử dụng có hiệu quả. Nhiều diện tích đất sản xuất, đất Lâm nghiệp đã giao nhưng sử dụng chưa theo kế hoạch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, GPMB dự án đầu tư xây dựng nút giao cắt QL48 với QL1 và đường sắt bắc nam theo hình thức BOT tại xã diễn yên, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 49)